Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/05/2014, 13:35 PM

Hội thảo Khoa học Quốc tế: Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Chương trình hội thảo quốc tế đã diễn ra trọng thể với sự quang lâm tham dự của đông đảo Chư tôn đức BTC Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2014, các nhà nghiên cứu Phật học trên khắp mọi miền trong và ngoài nước cùng tham dự.

Đại lễ Vesak LHQ 2014 do Giáo hội Phật giáo VN đăng cai tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, từ ngày 7-11/5/2014, gồm có 4 phương diện: hội thảo quốc tế, hoạt động văn hóa, hoạt động nghi lễ, và du lịch sinh thái. Nhằm chia sẻ các giải pháp với các vấn nạn toàn cầu, chủ đề của Hội thảo năm nay là “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ LHQ”, gồm 7 diễn đàn , trong đó có 6 diễn đàn tiếng Anh, diễn đàn tiếng Việt đón nhận nhiều bài nghiên cứu nhất , khảo cứu tất cả 5 mảng nội dung của chủ đề chính.

Chương trình hội thảo quốc tế đã diễn ra trọng thể với sự quang lâm tham dự của đông đảo Chư tôn đức BTC Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2014, các nhà nghiên cứu Phật học trên khắp mọi miền trong và ngoài nước cùng tham dự.

Sự đóng góp của các nhà nghiên cứu trong Hội thảo là một bước ngoặt có ý nghĩa, trong nỗ lực ứng dụng nghiên cứu đa ngành trong tương quan liên ngành với Phật học nhằm so sánh những vấn đề triết học và Phật học, Phật giáo với tôn giáo, Phật giáo và cuộc sống trong bối cảnh thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ… những điều này soi sáng, gợi mở và định hướng các nghiên cứu học thuật mang tính chuyên sâu về sau này, đồng thời khẳng định bản chất của đạo Phật là phụng sự nhân sinh trên tinh thần “thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian, và hướng đến kết quả hạnh phúc “, như chính Đức Phật đã khẳng định giá trị giáo Pháp của Ngài.

Hội thảo khoa học quốc tế chào mừng Đại lễ Vesak LHQ 2014, với chủ đề Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trở nên vô cùng ý nghĩa và phong phú với 4 bài tham luận đến từ Chư tôn đức:

Mở đầu bài phát biểu chủ đề: “GHPGVN trong sứ mệnh góp phần thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, HT.Thích Thiện Nhơn chia sẻ rằng: “Phật giáo là nền giáo dục nên lòng từ bi giúp xóa bỏ hận thù, giúp người người biết nhường cơm sẻ áo cho nhau, cùng với tinh thần hòa bình bất bạo động của đạo Phật đã tạo nên sự hòa hợp, khiến cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa bình trên dải đất chữ S, đúng theo tinh thần đại đồng của đạo Phật. Về phương diện phổ cập giáo dục, Phật giáo thong qua giáo dục thành lập nhiều trường đại học đào tạo về Phật giáo tại Mỹ, Nhật, Myanmar, Úc... Không những vậy, Phật giáo luôn nỗ lực nhân rộng ý thức của con người để bảo vệ môi trường, vì đức Bản Sư Thích Ca luôn tri ân cây Bồ đề trợ duyên cho Ngài thành đạo, như vậy ta có thể thấy đức Phật là người yêu quý thiên nhiên nhất, bởi cuộc sống của Ngài thật gần gũi với thiên nhiên: Ngài sinh ra dưới tán cây Vô Ưu, ngài tu hành và thành đạo dưới cội bồ đề, Ngài thuyết pháp 49 năm tại các vườn trúc, vườn xoài… Ngài nhập Niết Bàn dưới tán cây sa la long thọ. Như vậy, để trong lòng luôn tưởng nhớ về Đức Thế Tôn, những người con Phật nên chăng hãy trân trọng thiên nhiên, ví dụ đơn giản nhất như không đổ nước bẩn để tưới cây, không chặt cây…v..v…, mà nên trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc”. Những gì Hòa thượng chia sẻ thực sự đã chạm vào trái tim người nghe, giúp Phật tử thêm tinh thần trách nhiệm để tự mình cũng như khuyến khích người khác bảo vệ môi trường sống cho mọi người.

Phát biểu tại hội thảo với chủ đề nói về các vấn nạn của con người trong thế kỉ XXI, HT.Thích Giác Toàn chia sẻ rằng: ”Trong những năm trở lại đây, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kinh tế càng phát triển bao nhiêu, đời sống tinh thần và đạo đức của con người lại càng suy thoái, nguyên do bởi các chủ nghĩa tiêu cực gây xung đột vũ trang, chủ nghĩa tiêu thụ do các tập đoàn kinh tế đa quốc gia gây ra khiến xã hội hỗn loạn vì nạn tranh cướp, cạnh tranh không lành mạnh.

Trong bối cảnh đó, tinh thần của Phật giáo không đi sâu vào các giải pháp giải quyết kinh tế, vì theo Chính Pháp từ thời Phật tại thế, vấn đề kinh tế chưa từng là mối đe dọa toàn cầu như hiện nay, mà đạo Phật khuyến khích bảo vệ quyền con người bao gồm tăng trưởng lòng từ để chia sẻ và cảm thông, bao gồm khuyến khích việc học tập với nhiều chương trình từ thiện khuyến học.. quan trọng nhất là Phật giáo với tinh thần bình đẳng, hòa hợp luôn kêu gọi các dân tộc hợp tác toàn cầu.

Điều đó hy vọng có thể đối trị với một số đặc điểm của con người trong thế kỷ XXI như là sự ích kỷ, vô cảm khiến khoảng cách giàu nghèo, tỷ lệ tử vong ngày càng lớn.

Về phương diện bảo vệ môi trường, Phật giáo quan niệm môi trường là hệ thống năng động luôn biến đổi gọi là vô thường, và mọi vật trong môi trường đều không có tự tính thường còn gọi là vô ngã. Từ sự hiểu biết này, Phật giáo đề cao lối sống thiểu dục tri túc dành cho không chỉ tăng, ni phật tử, mà còn dành cho tất cả mọi người, sao cho tam độc tham – sân – si không còn tác động trường nhiễm vào môi trường cũng như vào cuộc sống bên cạnh những người xung quanh”.

HT.Thích Gia Quang đóng góp vào Hội thảo quốc tế về tư tưởng đạo lý của Phật giáo đã chung tay cùng xã hội để hoàn thành 3 mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn 2015, trong đó bài phát biểu nhấn mạnh về tinh thần từ bi của Phật giáo hòa hợp cùng truyền thống người Việt đã làm tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể trong vòng hơn chục năm trở lại đây, về phương châm Duy tuệ thị nghiệp của Phật giáo đã góp phần vào công tác phổ cập giáo dục phổ thông và vào công tác chuyển hóa nội tâm giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, về tinh thần hiếu đạo tạo nên nếp sống tôn trọng bình quyền nam nữ.

Cuối bài phát biểu, Hòa thượng hy vọng rằng phép lục hòa của Phật giáo có thể được áp dụng vào xã hội từ cấp độ gia đình trở lên cấp độ cơ quan đoàn thể, xã hội, quốc gia, sao cho cả thế giới đều được đại đồng.

Phiên khai mạc hội thảo quốc tế tạm thời kết thúc, tiếp đó là phiên họp tiểu ban 1 với chủ đề :” Phật giáo với sự phát triển bền vững và thay đổi xã hội, Phật giáo với ứng xử và bảo vệ môi trường”. 

Phát biểu tại phiên họp, HT.Thích Huệ Thông chia sẻ rằng, nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là do tam độc tham – sân – si của con người gây trường nhiễm vào môi trường, chỉ có góc nhìn sâu sắc của đạo Phật mới có thể nhìn ra cái tham sai khiến con người chặt cây lấy gỗ làm giàu, cái sân trong cuộc sống khiến con người đốt nhà, cái si xúi giục con người đốt vàng mã, đốt rác..v….v… việc đốt không có cơ sở giáo lý và khoa họ như vậy khiến khói độc làm ô nhiễm bầu khí quyển. Như vậy, sống làm sao để chúng ta không hại người để không tạo nên Nghiệp xấu hại chính bản thân mình ngay kiếp hiện tại cũng như nhiều kiếp về sau, đó chính là Chính kiến – chính tư duy – chính mạng – chính nghiệp.

Hội thảo sẽ được nối tiếp trong Phiên bế mạc diễn ra vào lúc 15h55 ngày hôm nay 07/05/2014.
                                                                         
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Trong nước 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Trong nước 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Trong nước 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Trong nước 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Xem thêm