Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/11/2023, 18:35 PM

HT. Thích Minh Tâm: Tối trời, còn đó một vì sao

"Thầy Tuệ Sỹ, một con người đặc biệt, đặc biệt nhiều mặt: phong cách sống, trí tuệ siêu phàm, bản lãnh. Thầy sống vì tha nhân, vì bổn phận, có tinh thần trách nhiệm ít ai bằng..."

Thầy Tuệ Sỹ, người pháp lữ thân thương của tôi đang lâm trọng bệnh, đang chữa trị và hôm qua tôi đến bệnh viện thăm, gặp lúc bác sĩ đang tiêm thuốc để trị bệnh cho Thầy (tràn dịch màng phổi).

Đợi gần 2 giờ đồng hồ mới thăm Thầy được. Ba bác sĩ mới đi ra khỏi phòng thì tôi vào ngay.

Thấy tôi, Thầy cười, nụ cười muôn thuở, nhưng hôm nay nụ cười không trọn vẹn vì Thầy đang đau, quá đau tôi biết rõ như vậy vì Thầy nói qua hơi thở khó khăn “Muốn cười, mà cười không nổi, đau quá.” Tôi cười giỡn với Thầy “Tiêm thuốc ấy không đau mới lạ, để tôi chữa cho bé khỏi đau, bé nhõng nhẽo lắm nghe!” Tôi ngồi xuống bên cạnh Thầy, vuốt nhẹ vào lưng. Thầy với tay lấy cái gối cúi xuống thở hổn hển. Tôi biết, Thầy đau lắm. Ôi cái lưng của Thầy, toàn là xương, hầu như chẳng còn chút thịt nào. Thầy yếu lắm, Tôi vuốt nhẹ khắp lưng Thầy, thấy lòng mình nhói đau. Thầy vốn đã ốm yếu nay bị bệnh nặng, cơn bệnh quái ác đang hành hạ thân xác Thầy, tiêm thuốc gì đó để ngăn chận bệnh “tràn dịch màng phổi,” đau lắm! Sức chịu đựng phi thường của thầy phải nhăn mặt “muốn cười, cười không nổi” thì biết, cái đau cỡ nào.

Tôi vuốt lưng cho Thầy, mong Thầy bớt đau. Tôi muốn truyền thêm cho Thầy một chút nội lực của mình để Thầy tăng thêm sức chịu đựng chống lại cái đau của thể xác, của thân bệnh, của tứ đại đang dần dần rệu rã trong thân thể của Thầy một con người ốm o, nhỏ thó mà có một đầu óc vĩ đại, một bộ não phi thường đang ấp ủ một hoài bão siêu việt, đang gánh vác một trọng trách quá nặng với PGVN, với dân, với nước, với chí hướng của Thầy Tổ giao phó.

HT Thích Tuệ Sỹ và HT Thích Minh Tâm tại chùa Pháp Vân năm 2018 (Ảnh: Nhuận Pháp).

HT Thích Tuệ Sỹ và HT Thích Minh Tâm tại chùa Pháp Vân năm 2018 (Ảnh: Nhuận Pháp).

Thầy Tuệ Sỹ ngồi đó, tôi ngồi đây, nhìn Thầy. Tôi nắm tay Thầy, tim nhói đau, thương quá, quý mến quá, vô lẽ, tôi sắp xa Thầy chăng? Tôi sắp mất một viên ngọc quí mà 86 năm giữa đời tôi mới gặp, mới gần gũi để được cộng tác với Thầy…

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

HT. Thích Tuệ Sỹ và HT. Thích Minh Tâm tại chùa Phật Ân, Đồng Nai.

HT. Thích Tuệ Sỹ và HT. Thích Minh Tâm tại chùa Phật Ân, Đồng Nai.

Thầy Tuệ Sỹ, một con người đặc biệt, đặc biệt nhiều mặt: phong cách sống, trí tuệ siêu phàm, bản lãnh. Thầy sống vì tha nhân, vì bổn phận, có tinh thần trách nhiệm ít ai bằng. Thầy nằm viện như vậy đã hơn 3 tuần, ngoại trừ khi mệt, khi ngủ, còn khi thức, khi ít đau Thầy vẫn làm việc: thầy vẫn ký văn thư, thảo quyết định, làm văn bản. Gần Thầy mới thấy được sự hy sinh, tận tụy và năng suất làm việc của Thầy. Trong bệnh viện, đang chữa bệnh, nếu có thể, Thầy vẫn thức giấc nửa đêm để “tọa thiền” tinh tấn trong từng hơi thở. Ở chùa Phật Ân, tôi nhắc Thầy bảo vệ sức khỏe, Thầy chỉ cười, người đời có câu “Chiến đấu đến khô máu.”

Tôi thường hài hước với đệ tử Thầy Tuệ Sỹ “Thầy của mấy ông làm việc đến khô máu”. Vì sức khỏe của Thầy Tuệ Sỹ xuống quá thấp, máu chỉ còn 50%. Khi vào viện bác sĩ bắt buộc phải “truyền máu” họ mới dám chữa, để nguyên trạng không ai dám chữa, vì Thầy không chịu truyền máu sợ tổn hại đến nguyên chất. Sau khi thuyết phục, năn nỉ, giải thích của nhiều người Thầy mới chịu truyền máu. Ở Phật Ân, mỗi ngày, 6 giờ, tôi qua ăn sáng với Thầy, trao đổi, thảo luận việc phiên dịch, việc của GĐPT, việc tu học của Tăng chúng, việc đào tạo Tăng tài, việc dạy dỗ tín đồ… Chúng tôi ít bàn chuyện thế gian, có những tin tức gì, mới mẻ nhắc qua loa rồi dễ dàng cho vào quên lãng, không vọng tâm tạp thoại.

Cộng tác với Thầy Tuệ Sỹ, tôi thật sự học hỏi nơi Thầy khá nhiều điều mà tôi còn thiếu kém, nên trong mấy mùa An Cư kiết hạ, tôi thỉnh Thầy dạy cho đại chúng để tôi có cơ hội làm một học viên dù đã trên 80 tuổi.

Phải khách quan nhìn rõ một điều khi hành sự Thầy Tuệ Sỹ với tài ba siêu tuyệt như vậy mà rất khiêm cung hơn cả những người khiêm cung khác mà tôi biết. Đặc biệt trong việc cung thỉnh chư Tôn đức để thành lập “Hội Đồng Giáo phẩm TW” đã hơn 2 năm, thư qua thư lại giải thích mời mọc là cả một vấn đề để Phật sự thành tựu hoàn toàn không dễ.

Tôi viết những dòng chữ này khi Thầy Tuệ Sỹ đang trong tình trạng “nhất sanh thập tử”, tôi chỉ mong Hộ pháp Thiện thần gia hộ, hồn thiêng sông núi hộ trì Thầy khỏe thêm một thời gian nữa để kiện toàn cơ cấu của Hội đồng Lưỡng viện, còn việc sống chết thì chẳng có gì phải bận tâm; nhưng trong trường hợp này quả thật cần và rất cần sự có mặt của Thầy Tuệ Sỹ.

Phật Ân Tự, ngày 01.10.2023

Trích: Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ | Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành tháng 10/2023.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm