Thứ bảy, 12/01/2019, 08:40 AM

Huyền thoại cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo

Chúng ta đều biết cây Bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”. Thế nhưng câu chuyện về cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo thì không phải ai cũng biết và hiểu hết được.

Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để dạy mọi người cũng như theo đạo Phật. Chính vì vậy, cây Bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn.

Cây thiêng trong Phật giáo

Bài liên quan

Bodh Gaya nằm trên bờ sông Falgu. Nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm. Nay Bodh Gaya thuộc bang Bihar, Bắc Ấn Độ. Bodh Gaya được coi là nơi Đức Phật thành đạo và được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni (người Việt Nam quen gọi là Đức Phật Thích Ca).

Theo truyền thuyết Phật giáo, vào khoảng 500 năm trước Công nguyên, Hoàng tử Gautama Siddhartha (Thích Ca Mâu Ni) đã đi khất thực và đã đến bờ sông Falgu. Tại đây, Ngài đã ngồi thiền dưới bóng cây Bồ đề suốt 3 ngày, 3 đêm và đã đạt được giác ngộ, thành chính quả. 7 tuần sau đó, Ngài  tới Sarnath và bắt đầu giảng dạy về Phật giáo.

Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định và giác ngộ rồi mang tới Sri Lanka trồng. Đến nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại ở Anaradapura, Sri Lanka, được đánh giá là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất. Người ta cũng lấy nhiều nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một số ngôi chùa cũng vì thế mà có cây Bồ đề có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật.

Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.

Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.

Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây Bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn, khả năng sinh sản, giác ngộ, và bảo vệ. Cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.

Bồ đề - cái tên ấy được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt đạo lý. Không có sự tỉnh thức, con người sẽ lao theo những lầm tưởng, u mê. Và không có lối ra, người ta cứ bị lạc mãi trong cả khu rừng u mê, lầm tưởng ấy.

Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo, đã trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật tử từ khi đức Phật nhập niết bàn cho đến ngày nay. Cũng do vậy cây bồ, lá bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo.

Cây Bồ đề vẫn sống sau 2.500 năm

Cây bồ đề 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ hiện vẫn đang còn sống.

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rừng tại thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, Ấn Độ thông báo rằng cây bồ đề gắn liền với Phật Tổ Như Lai vẫn sống, Xinhua đưa tin.

Ngày 22/7/2018, tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ rước và trồng cây Bồ Đề do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng.

Đây là cây Bồ Đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka. Cây Bồ Đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay (2.250 tuổi) và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.

Cây bồ đề 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: bestourism.com.

Cây bồ đề 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: bestourism.com.

“Cây bồ đề ấy vẫn tràn đầy sinh lực”, Subhash Nautiyal, một nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rừng, tại thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, Ấn Độ phát biểu. Nautiyal cùng các đồng nghiệp đã bỏ những tấm xi măng bao quanh gốc cây bồ đề sau khi kiểm tra nó. Họ cho rằng việc bỏ những tấm xi măng sẽ giúp rễ cây nhận nước và dưỡng chất dễ dàng hơn.

Được biết thêm một ngôi đền có niên đại khoảng 1.500 năm được xây gần cây bồ đề đã trở thành điểm đến hấp dẫn của vô số du khách trên thế giới, đặc biệt là những người tới từ Nhật Bản.

Để hiểu thêm về cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, mời quý Phật tử cùng xem phóng sự sau đây:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm