Huyền Trân công chúa: Từ giàn thiêu trở thành người xuất gia, thọ Bồ tát giới
Ít ai biết công chúa Huyền Trân sau khi thoát khỏi giàn thiêu, theo tướng Trần Khắc Chung lênh đênh trên biển về Đại Việt, đã xuất gia và thọ Bồ tát giới, tu tập Phật pháp.
'Nước non ngàn dặm ra đi…
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì".
Tương truyền, khúc ca điệu Nam Bình này do công chúa Huyền Trân soạn trên đường sang Chiêm quốc. Phụng mệnh vua cha, vì nghĩa cả, người con gái lá ngọc cành vàng ấy đã rời hoàng cung với bao nỗi niềm da diết và đã để lại một huyền thoại lịch sử…
Nhắc đến Huyền Trân công chúa, chắc hẳn ai cũng biết đến nàng với cuộc hôn nhân chính trị cùng vua Chế Mân nhưng liệu mấy ai biết rằng cuộc đời của nàng công chúa này cũng không kém phần gian truân trắc trở…
Huyền Trân là con gái út vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng hậu. Tương truyền rằng một đên vua Trần Nhân Tông gặp một giấc mộng có một ông lão râu tóc bạc phơ đến trao cho đức vua một viên ngọc đen lấp lánh. Vừa đỡ viên ngọc trên tay thì gió bão đùng đùng khiến vua phải ôm viên ngọc vào lòng mà cuồng phong vẫn muốn cuốn đi. Trời vừa sáng, thị nữ vào báo tin hoàng hậu đã “mẹ tròn con vuông”, phải chăng đây chính là “viên ngọc đen” mà trời ban cho? Liệu đây có phải điềm báo cho số phận long đong của công chúa sau này? Từ đó nhà vua đặt tên cho công chúa là Huyền Trân.
Huyền Trân lớn lên trong tình yêu thương của mẫu hậu và phụ hoàng, ngày ngày được phụ hoàng truyền cho tình yêu thương với từng con người từng tấc đất của Đại Việt. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đi thăm Chiêm Thành gửi về ba bức thư trong đó bức thư gửi Huyền Trân là dài nhất. Vua kể về Chiêm Thành thì ít mà kể về vua Chế Mân thì nhiều. Nào là vua Chế Mân oai phong lẫm liệt ra sao, tài giỏi như thế nào, nếu ai được nâng khăn sửa túi cho vua thì tốt biết bao…
Tin công chú Huyền Trân gả cho vua Chế Mân để cầu thân khiến quan đại thần trong triều tranh cãi. Có người phản đối, thương tiếc cho nàng công chúa sắc nước hương trời nhưng cũng có người như Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Quan nhập hành nội khiển Thượng Thư tả bộ xạ Trần Khắc Chung thì ủng hộ, cho đó là điều tốt đẹp nên làm.
Suýt lên giàn thiêu
Năm Bính Ngọ, Hưng Long năm thứ 14 (1306), tháng 6, Chúa Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari. Việc Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm không khác gì so với Vương Chiêu Quân thời Hán. Nếu như Vương Chiêu Quân được gả đến Hung Nô để duy trì nền hòa bình trong vòng 60 năm thì Huyền Trân cũng được người đời ca ngợi như vậy. Cuộc hôn nhân của của Huyền Trân đã giúp Đại Việt mở mang bờ cõi, duy trì cầu nối giao bang giữa hai nước. Chỉ thương cho nàng công chúa phải hi sinh cả tuổi thanh xuân, chấp nhận một cuộc hôn nhân chính trị để đổi lấy sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Sinh ra trong một gia đình đế vương, là phận nữ nhi mấy ai có thể tự quyết định số phận của mình.
Huyền Trân về Chiêm Thành thì dân hai châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An ) cũng rầm rộ kéo về tiếp nhận 2 châu Ô, Lý. Châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa. Nhân dân thường gọi chung là Thuận Hóa.
Huyền Trân được vua Chế Mân nhất mực yêu thương, không chỉ vì nàng xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn vì trí thông minh tuyệt diệu, sự thông tuệ của nàng về Chiêm quốc. Vua xây dựng cho nàng cả một cung điện xa hoa, không thu kém gì so với Vương hậu Tapasi nhưng trong lòng nàng vẫn canh cánh về nỗi nhớ Đại Việt, nhớ phụ hoàng, nhớ hoàng cung.
Năm Đinh Mùi (1307), vào tháng 5, một năm sau khi cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra, quốc vương Chế Mân qua đời. Thế tử Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và có thể cũng để báo tang sự việc này.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép lại, Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn táng. Nhà vua liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung và An phủ sứ Đặng Văn vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Tháng 10 năm Đinh Mùi, hai sứ giả đến kinh đô Chà Bàn làm lễ viếng nhâm đó nói rằng:
- Nếu để Vương hậu lên giàn thiêu ngay thì sợ trong đàn chay không có người đứng chủ. Chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời đón linh hồn cùng về rồi hãy vào giàn thiêu.
Người Chiêm nghe thấy có lý nghe theo. Nhân đó, Trần Khắc Chung đã dùng thuyền nhẹ cướp công chúa rong thẳng ra biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa nhưng cũng nhiều người cho đó là sự gièm pha đồn thổi.
Trong cuộc hành trình trở về, công chúa còn đi theo Thế tử Đa Da, vì vậy về sau không ít người cho rằng Thế tử là con của công chúa. Tuy nhiên xét theo hành trạng có thể cử sứ thần sang báo tang, Thế tử rất có thể chẳng phải là con của Huyền Trân công chúa, và việc đi cùng với công chúa về là do lý do chính trị nào đó mà thôi.
Xuất gia, thọ Bồ tát giới
Sau khi về Thăng Long thì theo di mệnh của Thái Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh). Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng. Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộn Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự, thờ Huyền Trân Công chúa.
Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
Ngày công chúa mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm