Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/08/2014, 16:29 PM

Huyền Trân làm ca sĩ - có nếp sống đạo Phật và hát nhạc Trịnh

Huyền Trân được người thân cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đón về thăm tư gia, nơi kính ngưỡng di ảnh của người nhạc sĩ mang âm hưởng đạo Phật. Cũng có thể nói là nhân duyên hay còn gọi là bẩm sinh đối với cô bé Quy y cửa Phật. 

Một buổi sáng, sau những ngày tập luyện để bước vào cuộc thi Giọng hát Việt nhí đang diễn ra sôi nổi ở Việt Nam. Cô bé với tên đây đủ là Lê Thanh Huyền Trân sớm chọn con đường tu tại gia. Bởi lẽ do một phần cô có hoàn cảnh mồ côi cha mẹ từ lúc thời thơ ấu. Cuộc sống cô bé Huyền Trân được lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình bần nông của người dì.
 
Huyền Trân được người thân cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đón về thăm tư gia, nơi kính ngưỡng di ảnh của người nhạc sĩ mang âm hưởng đạo Phật. Ngày viếng thăm của Huyền Trân, cô bé biết hát nhạc Trịnh từ lúc ba tuổi. Cũng có thể nói là nhân duyên hay còn gọi là bẩm sinh đối với cô bé Quy y cửa Phật. Trong hàng trăm bản kinh nhạc của dòng họ Trịnh, người thân của ông chỉ mang ra phiến giấy, để cô bé có thể tường tận, cảm nhận ra hết những ý niệm của Trịnh Công Sơn mang đến lại mang về trong nhân gian với ca khúc “Một cõi đi về…”. Chúng ta hiểu gì, khi triết lý bất ly thế gian pháp “Không sinh không tử” của Phật giáo. Cuộc đời và nhạc của ông đến lúc đã tìm ra người “có đạo”. Để có thể vừa hát, có thể vừa tu và thay Người lên giáo đường rao giảng “chữ Vô thường” đúng nghĩa của cái chết và sự sống có mặt trong nhau.
 
“Bốn mùa thay lá, thay hoa thay mãi đời ta” Với câu nói hằng chứa nghĩa từ “Sắc tức là không, không tức là sắc” đã ít nhiều lôi cuốn Huyền Trần tìm đến “chữ Không” trong lý triết của ông. Với hình tướng xuống tóc, thân mặc chiếc áo dài nguyên sơ, dáng vẻ hồn nhiên nhưng sâu lắng của cô bé cũng đủ để nói lên sự “thay đổi” ấy. Thay ở đây nghĩa là gì? Có phải thay ta, có thể thay nhau và cũng có thể thay một ai đó ở trong ông. Hay chính sự băn khoăn về đời và nhạc của ông? Đã có ai thực sự hết lòng và thay ông, thay cho thế hệ của ông mang đến  chốn trần gian này những khúc hát, những bản kinh của kiếp con người này hay chưa?
 
Ca sĩ Khánh Ly là một trong những trái tim của người con gái cất cao tiếng hát hết nghĩa, tận cùng âm nhạc họ Trịnh. Có lẽ thật đúng thời, để dòng nhạc của Trịnh Công Sơn có “người kể” câu chuyện tiếp theo. Huyền Trân cũng chưa phải là người kể… nhưng có thể người sẽ thay ông, thay “người con gái khác đạo” mang âm hưởng chân thật, ca từ Phật đi vào thần chú Bát Nhã: “Gate gate Paragate parasamgate bodhi svaha”. 

Pháp Bảo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm