Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/11/2016, 09:42 AM

Indonesia: Hội nghị Phật giáo quốc tế lần thứ 4

Hiệp hội Đại học Quốc tế truyền bá Phật giáo Nguyên thủy (International Theravāda Buddhist Missionary University - ITBMU) đã cam kết sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế hai năm một lần. Năm 2016 Phật giáo Indonesia đăng cai tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Tổng Giám đốc của Hiệp hội Đại học Quốc tế truyền bá Phật giáo Nguyên thủy, Bộ Nội vụ và Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia, Hiệp hội Phật giáo Indonesia. 


Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị khách sạn Artos, thành phố Magelang, Trung Java, Indonesia, Indonesia từ các ngày 10-14/11/2016. Chủ đề chính của Hội nghị “Phật giáo thế giới đương đại: Cơ hội và Thách thức”. Với sự tham dự của đại biểu từ 18 quốc gia Nepal, Việt Nam, Pakistan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Hà Lan, Anh, Mỹ, Brazil, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Bhutan, Ấn Độ và Indonesia.

Ngày 11/11/2016, tại lễ khai mạc Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4, Hòa thượng Ditthisampanno, Chủ tịch Ủy ban Hội nghị cho biết: “Trong sự kiện này, có khai trương chương trình Học bổng của 100 vị Tiến sĩ Phật học." Chương trình này cũng là một điểm quan trọng trong Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4; Hòa thượng Boyolali, Chủ tịch Smaratungga (STIAB) nói: “Chúng tôi hoan nghênh chương trình 100 Tiến sĩ giáo dục Phật giáo do Bộ Tôn giáo Indonesia tổ chức”.

Trong khi đó, Tổng Thư ký của Bộ Tôn giáo, Nur Syam hy vọng Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4 có thể tác động đến việc khôi phục lại nền văn minh giáo dục Vương quốc đạo Phật Sriwijaya ở Indonesia, nền giáo dục Phật giáo Nalanda, trường Đại học Phật giáo quốc tế xưa nhất, Nalanda đẳng cấp thế giới nổi tiếng nhất thế giới.

Tổng Thư ký của Bộ Tôn giáo, Nur Syam nói: “Giáo dục là chìa khóa để xây dựng đất nước, do đó giáo dục phải được xây dựng thật tốt. Chúng tôi hy vọng với Hội nghị Phật giáo Quốc tế (IATBU) lần thứ 4 có thể khôi phục lại sự vinh quang huy huy hoàng của nền giáo dục Phật giáo như trong thời đại của Vương quốc đạo Phật Sriwijaya (Indonesia).
 
Thông qua Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4, tôi hy vọng sẽ tạo ra các học giả trí thức Phật giáo chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục Đại học Phật giáo, với đội ngũ giảng viên chất lượng, phát huy Hiệp hội Đại học Quốc tế truyền bá Phật giáo Nguyên thủy (IATBU) thật tốt.

Chương trình Học bổng của 100 vị Tiến sĩ Phật học vào năm tới. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tôn giáo chúng tôi sẽ gửi 20 vị nghiên cứu sinh Phật học để theo đuổi chương trình tiến sĩ trong và ngoài nước.

Mỗi năm chúng tôi sẽ gửi 20 vị nghiên cứu sinh để theo đuổi chương trình tiến sĩ, cả giáo dục và Phật giáo và những chuyên khoa khác. Chúng tôi hy vọng để hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức có chất lượng cao của Phật giáo.

Chúng tôi thấy các tổ chức Phật giáo Indonesia cần đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực của mình hơn nữa. Do đó, các chương trình này chúng ta có ngân sách thông qua sự hướng dẫn Tổng cục Tôn giáo Indonesia. 

Indonesia đã thành lập 14 tổ chức giáo dục Đại học Phật giáo, với hai trong số trường công lập, trong khi phần còn lại là từ tư nhân. Với Chương trình 100 vị Tiến sĩ giáo dục Phật giáo, ít nhất có bốn kỳ vọng rất lớn để đạt được bằng cách cải thiện giáo dục Phật giáo.

Đầu tiên, nhận thấy trong cộng đồng giáo dục Phật giáo bao gồm các chuyên gia thực nghiệm trong tu hành, và học viên không phải chuyên giáo dục Phật giáo. Thứ hai, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các học giả đáng tin cậy như giáo dục Phật giáo trong thời Đại học Vương quốc đạo Phật Sriwijaya (Indonesia). Thứ ba, tiến hành đối thoại sâu rộng và cởi mở để so sánh và rút kinh nghiệm, nếu quý bạn muốn cần thêm tài liệu đối với Phật giáo ở các trường Phật học. Thứ tư, làm cho các trường Đại học Phật giáo như một trung tâm nghiên cứu, để ưu tiên cho việc nghiên cứu Phật giáo mang tính khoa học tại Indonesia”.

Tổng Thư ký của Bộ Tôn giáo, Nur Syam kết luận rằng: “Đất nước Indonesia cần sự đóng góp của toàn xã hội, bao gồm cả trí tuệ của Phật giáo”.

Tổng quan về Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4

Chúng ta đang sống trong thời đại khác nhau từ khi thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập đạo Phật ở Ấn Độ. Sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số của nhân loại đã đến đỉnh cao, chúng ta không thể tưởng tượng từ trước đây. Khả năng sinh sản của loài người cùng với các yếu tố khác, mang lại nhiều vấn đề phức tạp đến thế giới chúng ta; suy thoái môi trường, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng giáo dục, xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc, thương mại hóa cơ sở tôn giáo và nhiều tệ nạn khác. Những gì chúng ta đang phải đối mặt kể từ thuở bình minh của cuộc sống hiện đại đến ngày nay vẫn tiếp tục đặc câu hỏi nếu giáo lý đạo Phật có khả năng cung cấp các giải pháp cho các tình huống của chúng ta, đã không bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử nhân loại.

Giai đoạn lịch sử đầu tiên, Phật giáo đã mang ánh sáng Từ bi - Trí tuệ đến với quần đảo mà bây giờ gọi là Indonesia. Đạt đến kỷ nguyên vàng tuyệt vời đó, trong Vương quốc Srivijaya (Indonesia) (cuối thế kỷ 7-13) ở Sumatra (hòn đảo lớn thứ 6 thế giới và là hòn đảo lớn nhất có lãnh thổ thuộc Indonesia), và thời Vương triều Sailendra (một vương triều ở Trung Java (Indonesia ngày nay) trong khoảng 100 năm từ giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9. Sailendra là một trong nhiều vương triều ở Java, và là một trong vài vương triều ít ỏi ở đây theo đạo Phật. Vương triều này dùng chữ Phạn và chữ Ấn Độ cổ để viết, và theo Phật giáo Đại thừa) cho đến khi đế quốc Majapahit (một vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật Đại thừa ở giữa phần phía đông Java, tồn tại từ năm 1293 đến khoảng năm 1500).

Sau khi chế độ ngủ đông khoảng 500 năm, nó được xem là sự hồi sinh của Phật giáo Indonesia thời hiện đại, sau khi Indonesia độc lập và được đánh dấu bằng lễ Phật đản đầu tiên vào năm 1953 tại Thánh địa Borobudur Phật giáo Indonesia. Tuy nhiên, sự hồi sinh của đạo Phật đến với Indonsia bắt đầu thập niên 30 của thế kỷ 20 (1935), và một phần là do sự nỗ lực của Hiệp hội Phật giáo Indonesia, đặc biệt vào năm 1934, Trưởng lão Hòa thượng Narada Thera (1898-1983), vị cao Tăng nổi tiếng là một nhà truyền giáo lỗi lạc từ Sri Lanka viếng thăm Indonesia lần đầu tiên. 

Vào khoảng năm 1955, Phật giáo bắt đầu quay trở lại Indonesia khi Hòa thượng Ashin Jinarakkhita (1904-1982), khởi sự một chuyến đi đến nhiều nơi khác nhau trên Indonesia để hoằng dương giáo pháp. Từ đó, truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đã góp phần hồi sinh Phật giáo quốc đảo Nam Dương này. 

Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4 diễn ra tại một quốc gia có ngôi đại Già lam Phật địa Borobudur nguy nga tráng lệ, trong 70 kỳ quan của thế giới được tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích Phật giáo quan trọng.

Mục tiêu của Hội nghị

Mục tiêu của Hội nghị này nhằm để thảo luận về một số vấn đề đương đại đầy thử thách, và khám phá các giải pháp cho các vấn đề trong bốn lĩnh vực cụ thể: Các địa chỉ di sản Phật giáo; những thách thức của Phật giáo và đa văn hóa; Phật giáo trong các công trình xã hội; và giáo dục Phật giáo chuyển hóa trong quá trình tu học.

Chủ đề chính của Hội thảo: “Phật giáo thế giới đương đại: Cơ hội & Thách thức”, Ban tổ chức mời các học giả Phật giáo, nhà hoạt động và các nhà nghiên cứu trình bày, chia sẻ nhận xét qua các bài tham luận, và làm việc với nhau để thực hóa các mục đích của Hội nghị. Bốn tiêu đề Hội thảo là:

1. Di sản Phật giáo

Quản lý di sản Phật giáo. Một trong những thách thức trước mắt, điều đáng tiếc rằng chúng ta quản lý các địa điểm linh thiêng ở nhiều nơi là chỉ tập trung vào lợi ích thương mại; không dựa trên khai thác và bảo tồn. Nhiều địa điểm di sản Phật giáo đã trở thành trường hợp biểu tượng du lịch, bị tước đoạt mục đích, một niềm an ủi về tinh thần.

2. Phật giáo và đa văn hóa

Để giải quyết vấn đề khác nhau về sự đa dạng tôn giáo, dân tộc, định hướng hôn nhân, danh tính, xã hội dân tộc thiểu số, đối thoại liên tôn. 

3. Phật giáo và xã hội

Sự cần thiết phải đưa đạo Phật vào thực tế và áp dụng thực tiễn căn bản cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, không chỉ có những đặc điểm như Triết học; để khám phá sự đa dạng của các công trình xã hội; lấy cảm hứng từ các giá trị Phật giáo.

4. Giáo dục Phật giáo chuyển hóa trong quá trình tu học

Giáo dục Phật giáo có khả năng để giải quyết các vấn đề đương đại trong xã hội. Giáo dục không chỉ tồn tại ở mức độ lý thuyết, phải tham gia với cuộc sống và bối cảnh đương đại thông qua mô hình, phương pháp học tập hoặc phương pháp sư phạm, Chương trình giảng dạy, và kế hoạch, quy trình và đánh giá (PPE).

Vân Tuyền (Nguồn: Regional Kompas)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mở rộng phạm vi khai quật các tượng Phật bằng đồng cổ ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:49 18/05/2024

Công tác khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua huyện Tonpheuang, tỉnh Bokeo, Bắc Lào, tiếp tục thu được những kết quả ấn tượng.

Tìm thấy pho tượng Phật cao 2 mét ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:46 17/05/2024

Ngày 16/5, cơ quan chức năng Lào thông báo đã phát hiện một pho tượng Phật cao ít nhất 2m trong khi khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua tỉnh Bokeo, miền bắc nước này.

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Xem thêm