“Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”
Chúng ta tu học có thành tựu hay không, quả báo gặt hái có thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta mà thôi!
Cổ đức thường dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Đây là lời chân thật, không dư thừa chút nào. Chúng ta ngày nay tu hành tại sao công phu chẳng thể thành tựu? Đều do mãi lo, mãi bàn chuyện của thế gian. Mỗi ngày, miệng chúng ta tuy niệm Phật đó, nhưng tâm thì luôn chạy đuổi ra bên ngoài theo sắc trần. Niệm Phật như vậy, dù có niệm đến bể cả cổ họng cũng là uổng công. Vì tâm không thể quy nhất trên câu Phật hiệu đó mà.
Thay vì dành nhiều thời gian để nói những chuyện của thế gian, sao không dùng thời gian đó mà niệm Phật? Niệm Phật thì thành Phật, còn nói chuyện của thế gian thì là đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp gì vậy? Là nghiệp của địa ngục. Chúng ta phải hiểu rằng chuyện thế gian không ngoài tài, sắc, danh lợi, ăn uống ngủ nghỉ, đây chính là 5 sợi căn của địa ngục, là gốc rễ tạo ra địa ngục. Hằng ngày những chuyện mà chúng ta nói đó, đều không ngoài 5 thứ này. Đã niệm tưởng đến địa ngục, tất phải đi đến địa ngục. Vì sao?
Công khoá niệm Phật hằng ngày cho người bận rộn
Vạn sự tuỳ tâm tưởng sanh, hễ tâm tưởng Phật thì thành Phật, tâm tưởng địa ngục thì đi vào địa ngục chứ sao. Chúng ta ai cũng muốn tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng tất cả đều tiêu trừ sạch sẽ. Nhưng từ sáng đến tối, khởi tâm động niệm, khởi dậy vọng tưởng đều là tạo nghiệp, nói chuyện vô ích lại càng không ngừng tạo nghiệp, nghiệp cũ chưa tiêu, nghiệp mới lại chất chồng lên, vậy làm sao có thể tiêu trừ nghiệp chướng cho chính mình được chứ?
Vậy dùng phương pháp gì để tiêu trừ nghiệp chướng? Dùng một câu A Di Đà Phật chân thật mà niệm, khi niệm Phật chúng ta không khởi vọng tưởng, cũng không nói chuyện vô ích, như vậy không phải nghiệp chướng của chúng ta đều tiêu trừ hết đó sao?
Niệm Phật phải biết cách niệm, nếu không cũng chỉ uổng công. Vậy niệm như thế nào? Miệng niệm Phật, trong tâm phải thật có Phật. Miệng niệm câu Phật hiệu, tai lắng nghe rõ ràng, từ tai tiếng niệm đi vào tâm, rồi từ tâm khởi lên, miệng liền niệm Phật hiệu. Với cách niệm này vọng tưởng không thể xen vào, cũng không thể nói chuyện phiếm, nghiệp chướng cũng theo đó mà được tiêu trừ.
Chúng ta phải biết giác ngộ, phải biết vận dụng thời gian sẵn có của mình để chuyên tâm niệm Phật, đừng tiếp tục bàn chuyện thế gian, đừng tiếp tục lo chuyện thế gian nữa, thì quả báo mà chúng ta nhận được đó sẽ hết sức thù thắng. Thế mới biết, chúng ta tu học có thành tựu hay không, quả báo gặt hái có thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta mà thôi!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm