Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/10/2023, 15:52 PM

Kham nhẫn và điều hoà

Kham nhẫn và điều hòa là hai điều căn bản trong sự thực hành của chúng ta. Bắt đầu việc thực hành, chúng ta chỉ cần theo thời khóa đã được ta vạch sẵn hoặc thời khóa do thiền viện qui định. Muốn huấn luyện một con thú, ta phải câu thúc nó.

Cũng vậy, muốn huấn luyện tâm, ta cũng phải kềm chế chính mình. Gặp con thú khó dạy, ta phải cho nó ăn ít đi. Ở đây những người hành thiền giữ hạnh đầu đà, hạn chế thức ăn, y phục, chỗ trú ngụ, chỉ giữ những nhu cầu căn bản để cắt đứt tham ái. Đây là những sự thực hành căn bản của thiền.

Suốt thời gian hành thiền phải tỉnh giác, chánh niệm vào hơi thở. Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở ngực, hãy để ra vài phút thở thật sâu.

Suốt thời gian hành thiền phải tỉnh giác, chánh niệm vào hơi thở. Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở ngực, hãy để ra vài phút thở thật sâu.

Luôn luôn duy trì chánh niệm trong mọi tư thế, mọi hoạt động sẽ làm cho tâm an tịnh và trong sáng. Nhưng sự an tịnh này không phải là mục tiêu cuối cùng của thiền. Vắng lặng, an tịnh chỉ giúp cho tâm an nghỉ tạm thời cũng như ăn uống chỉ tạm thời giải quyết cơn đói, chớ đời sống của chúng ta không phải chỉ có chuyện ăn. Bạn phải dùng tâm tĩnh lặng của mình để nhìn sự vật dưới một ánh sáng mới, ánh sáng trí tuệ. Khi tâm đã vững chắc trong trí tuệ, bạn không còn bị dính chặt vào những tiêu chuẩn tốt xấu của thế tục và không còn bị chi phối bởi những điều kiện bên ngoài. Với trí tuệ này thì phân trở thành chất bón - tất cả kinh nghiệm của chúng ta trở thành nguồn trí tuệ sáng suốt. Bình thường, chúng ta muốn đưọc khen ngợi và ghét bị chỉ trích, nhưng khi nhìn với một tâm hồn sáng suốt, chúng ta sẽ thấy khen tặng và chỉ trích đều trống rỗng như nhau. Vậy chúng ta hãy để mọi sự trôi qua một cách tự nhiên để tìm thấy an bình, tĩnh lặng.

Đừng băn khoăn thắc mắc là phải bao lâu mới đạt được kết quả mà hãy bắt tay vào việc thực hành. Kiên trì thực tập. Nếu đau chân, hãy tự nhủ, "Ta không có chân." Nếu nhức đầu, hãy tự nhủ, "Ta không có đầu." Lúc ngồi thiền ban đêm, nếu buồn ngủ, hãy nghĩ, "Đây là ban ngày." Suốt thời gian hành thiền phải tỉnh giác, chánh niệm vào hơi thở. Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở ngực, hãy để ra vài phút thở thật sâu. Nếu bị phóng tâm chỉ cần giữ hơi thở và để cho tâm muốn đi đâu thì đi -- nó sẽ không đi quá xa đâu!

Bạn có thể thay đổi tư thế sau một thời gian hành thiền, nhưng đừng để sự bất an hay khó chịu chi phối tâm mình. Nhiều lúc sự kiên trì chịu đựng đem lại kết quả tốt. Chẳng hạn, khi cảm thấy nóng, chân đau, không thể định tâm, hãy xem như tất cả đều chết, ngồi yên đừng nhúc nhích. Cảm giác đau đớn sẽ lên đến điểm cao nhất, sau đó sẽ tĩnh lặng và mát mẻ. Nhưng ngày kế tiếp bạn sẽ không muốn làm thế nữa. Tự luyện tập đòi hỏi phải có nhiều kiên trì, nỗ lực. Thực tập một thời gian, bạn sẽ biết lúc nào cần phải thúc đẩy, lúc nào cần phải nghỉ ngơi thoải mái, phân biệt được thế nào là mệt mỏi, thế nào là lười biếng.

Đừng bận tâm về chuyện giải thoát. Khi trồng cây bạn chỉ cần trồng cây xuống, tưới nước, bón phân, bắt sâu. Nếu mọi chuyện này đều thực hiện đầy đủ, cây sẽ lớn lên tự nhiên. Bao lâu cây sẽ lên, đó là điều vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Lúc đầu kham nhẫn kiên trì là hai yếu tố cần thiết, nhưng một thời gian sau đức tin và quyết tâm sẽ khởi sinh. Lúc bấy giờ bạn sẽ thấy giá trị của sự thực hành và bạn sẽ say mê hành thiền. Bạn không còn thích quần tụ mà chỉ muốn ở nơi yên tịnh một mình, bạn sẽ dành thêm thì giờ để thực tập, tự học hỏi.

Hãy bắt đầu thực tập với những bước căn bản. Thành thật, trong sạch và tỉnh giác trong mọi việc bạn đang làm, bình an, tĩnh lặng sẽ theo sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Xem thêm