Khấn nguyện mà chưa làm được hóa giải thế nào?
Tôi có khấn nguyện trước Đức Phật là sẽ ăn chay nguyên tháng Bảy này và sám hối những lỗi lầm trong quá khứ nhưng vì công việc và nhiều lý do khách quan khác nữa nên tôi chưa làm được. Có cách gì hay nhằm khắc phục những chướng ngại để thực hành đúng tâm nguyện?
Hỏi:
Tôi có khấn nguyện trước Đức Phật là sẽ ăn chay nguyên tháng Bảy này và sám hối những lỗi lầm trong quá khứ nhưng vì công việc và nhiều lý do khách quan khác nữa nên tôi chưa làm được. Bây giờ đã gần hết thời gian ấy, vậy tôi phải hóa giải lời khấn nguyện đó như thế nào? Có cách gì hay nhằm khắc phục những chướng ngại để thực hành đúng tâm nguyện?
Đáp:
Con người ai cũng có lỗi lầm, phát nguyện ăn chay và thành tâm sám hối là điều vô cùng cần thiết. Bạn đã có tâm nguyện thiện lành, chỉ cần ý chí dõng mãnh, quyết tâm cao, tìm ra phương cách thì có thể làm được.
Khi khấn nguyện trước Đức Phật sẽ thực hiện các việc lành, như ăn chay và sám hối chẳng hạn, tất cả đều xuất phát từ sự tự giác và tự nguyện. Tất nhiên, sự phát nguyện chân thành đó được Đức Phật chứng minh, chư vị hộ pháp và thiện thần ghi nhận. Thế nhưng cuộc sống có nhiều biến động, có những nguyên nhân khách quan không như ý, khiến cho người phát nguyện chưa hoặc không thể thực hiện điều đã khấn nguyện. Bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì vấn đề nằm ngoài ý muốn và có thể hóa giải.
Để hóa giải lời khấn nguyện, việc đầu tiên bạn cần đối trước Đức Phật thành tâm lễ bái rồi bộc bạch về hoàn cảnh và tất cả sự tình. Sau đó chí thành sám hối về việc chưa thực hiện được lời khấn nguyện, cầu mong Đức Phật từ bi tha thứ. Tâm nguyện của bạn sẽ được Đức Phật hoan hỷ, chư hộ pháp thiện thần cảm thông. Và ngay đây bạn nên phát khởi ý chí mạnh mẽ, quyết tâm tìm cách thực hiện bằng được những gì đã khấn nguyện.
Để khắc phục những chướng ngại, thiết nghĩ, khi bạn không thể thực hiện ăn chay trọn một tháng như khấn nguyện thì có thể ăn chay đủ 30 ngày (xem như một tháng) trong vòng ba tháng. Trung bình mỗi tháng ăn chay 10 ngày, ngoài bốn ngày cố định là ngày 14-15 và 30-mùng một âm lịch, còn sáu ngày khác thì linh động tùy duyên điều chỉnh sao cho phù hợp. Sau ba tháng thì bạn đã thực hiện xong phần phát nguyện ăn chay.
Riêng phần sám hối những lỗi lầm được thực hiện vào những ngày ăn chay thì rất tốt. Bạn vẫn có thể lễ Phật, tụng kinh, sám hối vào những ngày không ăn chay. Thực chất thì sám hối có nền tảng từ tâm, thấy rõ những việc làm xưa là xấu ác, gây khổ đau cho mình và người thì nay ăn năn, hối lỗi và nguyện chừa bỏ, không tái phạm. Ăn chay trợ duyên tích cực cho việc sám hối, mỗi ngày đều có thể sám hối.
Nếu lỗi lầm mới phát sinh trong tâm ý thì có thể tâm niệm sám hối. Tự trách hay tự mình răn nhắc cho chính mình. Biết tâm ý là nền tảng của lời nói và hành động nên tâm niệm sám hối sẽ hóa giải lỗi lầm khi mới manh nha. Nếu lỗi lầm lớn hơn, có thể trực tiếp gặp người mình đã thất lễ để nói lời xin lỗi, sám hối và tìm cách khắc phục. Đây gọi là đối thú sám hối. Cũng có thể đối trước một bậc có đạo đức, phạm hạnh bày tỏ sám hối. Phổ biến nhất là lễ Phật sám hối. Chí thành lễ bái Đức Phật, tâm niệm hối lỗi, cầu xin Phật chứng minh cho sự sám hối của mình.
Nếu bạn làm được như vậy thì dù không trọn y như lời khấn nguyện nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị tu tập, sám hối và chuyển hóa. Thân tâm của bạn sẽ thanh thản như ước nguyện. Trong nhịp sống tất bật hiện nay và nhiều mối quan hệ xã hội cần ứng xử cho trọn tình thì việc tu học cũng nên tùy duyên linh động. Ai đủ điều kiện thì phát nguyện với thời gian cố định, ai chưa đủ điều kiện thì điều chỉnh thời gian cho thích hợp. Mọi thứ đều xuất phát từ tâm, tâm thành thì Phật chứng.
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Xem thêm