Khánh thành Trung tâm văn hóa Phật giáo của người Việt tại Séc
Tối 5/1, tại thành phố Most thuộc tỉnh Ustecky, miền Bắc Cộng hòa Séc, đã diễn ra lễ khánh thành và đón nhận quyết định của Tòa án tỉnh Ustecky công nhận “Trung tâm văn hóa Phật giáo Chùa Most” của cộng đồng người Việt sinh sống tại địa phương.
Đây là trung tâm văn hóa tâm linh đầu tiên của người Việt tại Cộng hòa Séc được chính quyền sở tại chính thức cấp chứng nhận, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt sinh hoạt tín ngưỡng theo phong tục truyền thống của văn hóa Việt Nam, hòa đồng với văn hóa địa phương.
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Cộng hòa Séc, tham dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Chủ tịch Hội đồng dân tộc thiểu số tỉnh Ustecky, Đại diện lãnh đạo cộng đồng và các hội, đoàn người Việt các vị chức sắc Phật giáo đến từ Cộng hòa Séc và Cộng hòa Liên bang Đức, cùng hàng trăm Phật tử và bà con người Việt đang sinh sống tại khu vực Bắc Séc và Cộng hòa Liên bang Đức.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Thông Đạt, Trụ trì Chùa Most, đã nhắc lại quá trình hình thành ngôi chùa tại tỉnh Ustecky từ năm 2011, trong đó nhấn mạnh yếu tố cần thiết của “ngôi nhà tâm linh” cho người Việt nơi vùng đất hiền hòa và một cộng đồng đoàn kết.
Việc khánh thành chùa là niềm vinh dự đối với Phật tử tại Cộng hòa Séc, vì trong lịch sử Việt Nam, đạo Phật luôn đồng hành với cộng đồng.
Đại đức Thích Thông Đạt chia sẻ, ngôi chùa không chỉ là nơi gửi gắm tâm hồn mà còn là nơi giác ngộ tinh thần và đặc biệt là nơi giữ gìn nét văn hóa truyền thống, bảo tồn tiếng Việt đối với những người con sống xa Tổ quốc.
Thay mặt chính quyền tỉnh Ustecky, ông Pavel Vodsedalek, Chủ tịch Hội đồng dân tộc thiểu số tỉnh, đã trao giấy chứng nhận của Tòa án tỉnh công nhận “Trung tâm văn hóa Phật giáo Chùa Most.”
Ông Pavel Vodsedalek nhấn mạnh, chính quyền tỉnh Ustecky và cá nhân ông đánh giá trong tất cả các dân tộc thiểu số tại địa phương, cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng có nhiều hoạt động bảo tồn bản sắc và giới thiệu văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú.
Theo ông, Trung tâm văn hóa Phật giáo sẽ giúp con người sống thiện tâm hơn, cũng như tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng và đặc biệt giúp bảo tồn giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ người Việt sinh ra lớn lên tại Séc cũng như giúp người dân Séc hiểu về nét đẹp văn hóa của người Việt.
Trong lời phát biểu, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Hồ Minh Tuấn trân trọng cảm ơn chính quyền tỉnh Ustecky đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cộng đồng người Việt tại địa phương trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như hội nhập sâu rộng vào đời sống xã hội sở tại.
Đại sứ nhấn mạnh, việc Chùa Most được chính quyền sở tại cộng nhận là trung tâm sinh hoạt hoạt tôn giáo đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc là niềm tự hào đối với tăng ni, Phật tử và bà con tại khu vực Bắc Séc.
Đại sứ mong muốn Chùa Most tiếp tục là trung tâm trong đời sống sinh hoạt tâm linh của bà con, góp phần xây dựng tình đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt tại địa phương, mở rộng vòng tay với tất cả bà con trong cộng đồng trên tinh thần “Con dân đất Việt, cùng chung dòng máu Việt” góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo cộng đồng người Việt, ông Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đánh giá cao và trân trọng vai trò của Phật giáo cũng như của các vị chức sắc tôn giáo, Phật tử tại Cộng hòa Séc, nhất là khích lệ tinh thần bà con cộng đồng thể hiện văn hóa tình người và sống hướng thiện.
Ông Nguyễn Duy Nhiên cũng nhắc lại lịch sử Phật giáo đồng hành cùng đất nước, mong muốn Phật tử tại Cộng hòa Séc đồng hành cùng cộng đồng để xây dựng “Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam tại Cộng hòa Séc.”
Ông Trịnh Văn Minh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Ustecky nhấn mạnh Đạo Phật là nét văn hóa truyền thống Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Phật giáo sẽ góp phần là nơi giác ngộ giúp đẩy lùi tệ nạn xã hội trong cộng đồng, đồng thời tăng cường kết nối các hội đoàn trong tỉnh tạo nên sức mạnh tổng hợp, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng người Việt trong tỉnh hòa nhập xã hội tại Cộng hòa Séc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự
Quốc tế 08:00 15/10/2024Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...
Xem thêm