Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/05/2017, 14:32 PM

Khâu và móc mắt chim là hành động nhẫn tâm của kẻ ác

Ngày ngày chứng kiến cảnh những người thợ bẫy chim chở cả lưới chim về nhà, một nhà giáo đã về hưu tại “xóm bẫy chim” buồn rầu tâm sự: “Những người thợ sát chim kia, họ đang tự cưa đi cái cây mà chính mình đang ngồi trên đó. Cái cây ấy chính là môi trường sống của con người. Cái nghề mà họ đang hớn hở theo đuổi hôm nay sẽ trở thành liều thuốc độc giết chết môi trường và giết chết thế hệ mai sau”…

Tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), không khó để bắt gặp hình ảnh người dân giăng lưới dày đặc trên cánh đồng, đường làng… làm mồi nhử để bẫy chim trời.

Họ sử dụng rất nhiều hình nộm chim giả để nhử chim thật, nhiều cây cối được trồng để làm chỗ đậu cho các loài chim trời. Đặc biệt, họ còn thực hiện một hành động rất tàn nhẫn và ám ảnh là khâu mắt những con chim lại. Từ những con chim bình thường, chúng bị biến thành những con chim mù, bị buộc chân giữa nắng để làm mồi nhử đồng loại. 
 
Khi nhìn thấy hình ảnh những chú chim bị khâu và móc mắt ngay lúc còn sống, tôi thực sự thấy tim mình thắt lại. Chúng ta bị đứt tay dù chỉ là một vết nhỏ thôi cũng đã thấy xót xa, đau đớn. Vậy cớ sao lại nhẫn tâm khâu mắt của những chú chim lại như vậy? Những đau đớn ấy chắc chẳng lời nào tả xiết được…

Một bài kệ trong Kinh Pháp Cú của đức Phật đã nói rõ điều này: Tất cả chúng sinh đều sợ bạo lực, tất cả chúng sinh đều sợ cái chết, tất cả chúng sinh đều yêu quý sự sống, tất cả chúng sinh hãy đặt mình trong vị trí của người khác, để không thích giết và không còn giết, không tán đồng sự giết…
 
Theo lý giải của họ: “Sở dĩ cò bị móc mắt, hoặc bị lấy kim chỉ khâu mắt, biến thành cò mù vì tiếng cò bị mù mắt sẽ kêu to hơn cò bình thường, nhằm gọi được đàn cò khác đến dính bẫy”.

Ngày nay, tận dụng sự trợ giúp của loa đài, nhiều thợ bẫy chim còn thu tiếng chim kêu để sử dụng trong các lần đánh bắt. Hiệu quả mà nó đem lại là rất lớn và tất nhiên kèm theo đó là số lượng chim trời bị diệt cũng lớn theo. 
 
Sâu bệnh và một số loài côn trùng phá hoại mùa màng là thức ăn yêu thích của các loài chim. Như vậy, có thể nói, chim là bạn của con người, là những “người nuôi dưỡng mùa màng bội thu”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mật độ đánh bắt ngày càng dày đặc đã làm cho số lượng các loài chim giảm sút nghiêm trọng. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái.

Không những vậy, khi mùa màng bị xâm hại, năng suất thấp do sâu bệnh hoành hành. Người nông dân buộc phải sử dụng những hóa chất độc hại để diệt trừ sâu dẫn đến sự ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước… Rau củ quả bị nhiễm độc lại được phân phối đến tay người tiêu dùng. Mọi việc cứ lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn chẳng bao giờ dứt và chính chúng ta là người phải hứng chịu hậu quả do ô nhiễm môi trường.

Như lời đức Phật đã từng chỉ dạy: “Con người là chủ nhân, là kẻ thừa kế trực tiếp của những nghiệp do mình làm nên”. Nhận định này mang tính phổ quát cho mọi trường hợp trong cuộc sống, trong đó có môi trường và hệ sinh thái của chúng ta. Ngài cũng đã chỉ dạy rõ sự hiện hữu của đa hệ sinh thái là cần thiết, trong kinh Hoa Nghiêm, Ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng: Muôn vật trong vũ trụ đều có mối tương quan cộng sinh, cộng hữu, cộng tồn một cách mật thiết, nên chúng ta cần bảo vệ sự tồn tại của muôn loài.

Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài cần phải thực hiện “chánh mạng”, nghĩa là phải kiếm sống một cách lương thiện, đúng đắn, không làm tổn hại cho mình, cho người và muôn loài. Cách ứng xử về vấn đề kinh tế như vậy, nếu được thực hành một cách trọn vẹn thì chúng ta sẽ thực sự bảo vệ được môi trường sống một cách bền vững cho thế hệ tương lai sau này. 

Thực hiện cách sống “chánh mạng”, chúng ta sẽ không tàn phá rừng và săn giết muôn thú một cách vô tội vạ (nếu như nó không thực sự cần thiết cho việc sinh tồn). Như tinh thần đức Phật đã dạy chư vị Tỳ kheo: “Ví như bầy ong lấy mật hoa, không làm tổn hư hương sắc…”. Cùng với thực hành “chánh mạng” trong Bát Chánh Đạo, đức Phật dạy bảo hàng tứ chúng phật tử phải giữ giới “không được sát sinh” để tăng trưởng lòng từ bi. Có thể nói đây là những việc làm thiết thực, âm thầm và lâu dài trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái của môi trường. 

Những tiếng kêu thảm thiết, sự vùng vẫy trong tuyệt vọng, bóng tối ngập chìm và sự đau đớn bủa vây... Hình ảnh những chú chim bị khâu và móc mắt sẽ là hình ảnh tôi không bao giờ quên được. Tuy con người có trí tuệ và thông minh hơn vạn loài, nhưng chúng ta không phải cũng giống như những chúng sinh khác đấy ư? Vẫn bị chi phối trong vòng quay vô tận của sinh tử luân hồi và quy luật nhân quả.

Ngày ngày chứng kiến cảnh những người thợ bẫy chim chở cả lưới chim về nhà, một nhà giáo đã về hưu tại “xóm bẫy chim” buồn rầu tâm sự: “Những người thợ sát chim kia, họ đang tự cưa đi cái cây mà chính mình đang ngồi trên đó. Cái cây ấy chính là môi trường sống của con người. Cái nghề mà họ đang hớn hở theo đuổi hôm nay sẽ trở thành liều thuốc độc giết chết môi trường và giết chết thế hệ mai sau”…

Kim Tâm 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm