Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/05/2019, 10:04 AM

Khi quyết định hiến tạng, nhiều người mắng tôi: Bị điên hả Linh?

Khi đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ra đời năm 2014, Quyền Linh là nghệ sĩ đầu tiên đăng ký hiến tạng. Một câu chuyện nhân văn bắt đầu từ đó.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Vẫn chiếc áo thun cũ màu, vẫn đôi dép tổ ong quen thuộc, Quyền Linh trò chuyện cùng chúng tôi: "Tôi luôn quan niệm mất đi không phải là hết. Một người mất đi, bằng việc hiến các tạng của cơ thể như tim, gan, phổi, thận, mắt... sẽ cứu giúp rất nhiều án tử có thể hồi sinh. Không chỉ thế, họ sinh con đẻ cái mang lại rất nhiều mầm sống nối tiếp".

MC Quyền Linh. Ảnh: Internet

MC Quyền Linh. Ảnh: Internet

"Mày bị điên hả Linh?"

- Để đi đến quyết định hiến tạng, mỗi người đều có một lý do của riêng mình. Riêng anh thì sao?

- Trước đó tôi chưa từng nghĩ đến chuyện hiến tạng. Trong nhiều lần tham gia chương trình nhân đạo ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi rất xúc động khi nghe bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu - trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người - kể về chuyện hiến ghép tạng.

Bài liên quan

Đó là lúc tôi nhận thấy nhiều mảnh đời còn rất trẻ, là trụ cột của gia đình ra đi rất nhanh vì không được ghép tạng thay thế. Giá như được ghép tạng, có lẽ họ không phải ra đi oan uổng như vậy.

Rồi càng đi nhiều, tôi bắt gặp thêm nhiều hoàn cảnh phải nằm chờ 3 - 5 năm trời để được ghép tạng. Có người chưa đến lượt mình đành ra đi, có người đến lượt nhưng xét nghiệm kết quả lại không tương thích khiến họ, gia đình vô cùng đau khổ.

Tôi hiểu họ đang từng ngày ngóng chờ một điều kỳ diệu nào đó từ một người xa lạ nào đó. Và không phải một người chờ, mà có rất nhiều người chờ như thế.

- Và lúc đó anh quyết định hiến tạng?

- Đúng vậy. Tôi quyết định đăng ký hiến tạng mà không suy nghĩ, trăn trở gì nữa cả. Tôi còn nhận làm đại sứ đồng hành cùng chương trình của Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời điểm ấy, với mục đích vận động mọi người nếu có thể hãy tham gia hiến tạng cứu người.

Rồi tôi mang giá trị tốt đẹp của hiến tạng nói bất kỳ nơi đâu, ở quán cà phê, quán ăn và cả quán nhậu... Khi ra vào các bệnh viện hay về các vùng nông thôn, tôi đều tìm cách "tỉ tê, to nhỏ" với mọi người. Tôi không xin xỏ điều gì cả, mà chỉ mong mọi người có thể cảm nhận được rằng chết không phải là hết và cho đi là còn mãi.

- Phản ứng của họ là...?

- Nhiều người chửi tôi: "Mày bị điên hả Linh?". Có người hỏi: "Tại sao chết phải phanh thây?" hoặc dè bỉu: "Sao dã man thế?". Có những người phản ứng rất dữ, những cuộc tranh cãi rất gay gắt, thậm chí họ còn quát tháo đề nghị tôi không đề cập đến chuyện hiến tạng.

Đương nhiên tôi không thể nói thẳng thừng là cô, bác, anh chị... hãy hiến tạng đi. Điều này sẽ khiến họ bị sốc. Tôi luôn cố tìm cách đưa câu chuyện của các bệnh nhân qua đời khá oan uổng kể cho mọi người. Bởi có đồng cảm mới dễ dàng chia sẻ.

Kết quả 70% bảo lưu quan điểm không hiến tạng và chỉ có khoảng 30% người chia sẻ.

MC Quyền Linh chia sẻ về việc hiến tạng. Ảnh: DUYÊN PHAN

MC Quyền Linh chia sẻ về việc hiến tạng. Ảnh: DUYÊN PHAN

Mưa dầm thấm lâu

- Chắc lúc ấy anh rất nản lòng?

- Hoàn toàn không. Cũng may tôi được nhiều người thương. Mặc kệ người ta chửi, tôi vẫn kiên định, ráng dùng uy tín của mình để nói chuyện. Tôi tin trong mỗi con người đều có giá trị nhân văn, quan trọng khơi nguồn đúng thời điểm thì họ sẽ hiểu và làm theo.

Tôi tin chắc trong 10 người nghe sẽ có 3 người thay đổi suy nghĩ và chuyện này phải được duy trì theo kiểu mưa dầm thấm lâu.

- Có nhiều người chia sẻ họ rất mong muốn hiến tạng, nhưng lại vướng phải rào cản lớn từ gia đình...

Bài liên quan

- Đúng vậy. Chuyện hiến tạng ở Việt Nam khó vô cùng tận. Khi một người mất đi, nếu được đề nghị hiến tạng thì đó là một cú sốc rất lớn đối với gia đình. Tôi thấy có rất nhiều người cảm nhận được ý nghĩa của hiến tạng, nhưng họ không vượt qua được rào cản quá lớn từ gia đình.

Có người nói với tôi họ hoàn toàn đồng ý, nhưng lại không dám đăng ký hiến tạng vì sợ gia đình không cho phép.

Còn nhớ có lần tôi mang câu chuyện hiến tạng nói với các bạn sinh viên, có bạn hào hứng hứa sau này sẽ đăng ký hiến tạng. Nhưng sự hào hứng này bỗng chốc bị một bạn giội gáo nước lạnh: "Mày giỏi, ba mẹ mày có cho không?".

Theo tôi, để thay đổi quan niệm về hiến tạng nên bắt đầu từ gia đình. Cần có sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể, chứ chỉ dựa vào một cá nhân, một tổ chức là chưa đủ.

Đặc biệt, để lan tỏa cần có thêm nhiều câu chuyện nhân văn về hiến ghép tạng trong các chương trình truyền hình giải trí.

- Ngoài vai trò diễn viên, MC..., anh còn là đạo diễn chương trình nhân đạo "Vượt lên chính mình". Anh có từng nghĩ mình sẽ làm một chương trình mang tính nhân văn về hiến ghép tạng?

- Đó là trăn trở của tôi bấy lâu nay, nhưng kiếm được nguồn tài trợ rất khó. Tôi từng nói ý tưởng này với vài doanh nghiệp, nhưng họ nói "hơi lo" bởi sợ nhạy cảm, sợ bị phản ứng nên không dám đồng hành. Mặt khác, nếu thực hiện, đây không phải là chương trình giải trí, lợi nhuận mang lại không cao nên rất khó thuyết phục nhà đài.

Với tôi, hiến tạng không phải để có thể "khè" người khác, quan trọng ở chỗ là từ câu chuyện của bản thân góp sức lan tỏa thông điệp để thay đổi quan niệm về hiến tạng của nhiều người. Cho đi là hạnh phúc, nếu có thể cho đi bao nhiêu để có niềm vui thì tôi sẽ làm vì điều đó.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích.

Hiến tạng cứu người: Công đức vô lượng

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích. Nếu người hiến tạng có từ tâm muốn tặng “một món quà của cuộc sống”, người đó sẽ đồng ý chấp nhận phẫu thuật khi chết não, tùy thuộc vào quyết định của gia đình bệnh nhân. Vì vậy, khi một người đã đăng ký hiến tặng nội tạng, thẻ hiến tạng như một lời nhắc nhở về sự vô thường. Chúng ta cần phải thức tỉnh và thực hành mặt đối mặt với cái chết mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng của đời người.

Hoàng Lộc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm