Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 13/01/2020, 08:22 AM

Khoa học và con đường đưa đến niết bàn (II)

Niết Bàn không chỉ là một trạng thái an tịnh tâm linh, một trạng thái đặc biệt của não bộ. Nền tảng thứ tư của trí tuệ biến đổi Niết Bàn từ một trạng thái tâm lý trở thành một thực chứng hoàn toàn siêu việt.

>>Phật giáo và khoa học 

Mặc khác, thiền Nhất-tâm hay Thiền Chỉ được sử dụng trong Phật giáo như một kỹ thuật phát huy sức tập trung tư tưởng. Như vậy thì khoa học hiện đại có khả năng đóng góp vào tính hiệu năng của pháp môn này bằng nhiều cách. Nghiên cứu về sự chú tâm có lẽ có thể quyết định đối tượng nào đáng tập trung sự chú ý nhiều nhất- về thị giác hay thính giác, đơn giản hay phức tạp vv…Nghiên cứu về học tập nói chung có thể quyết định khoảng thời gian tối đa để hành thiền cũng như thời gian cần nghỉ ngơi và nghỉ bao nhiêu lần. Kỹ thuật cũng có thể cung cấp một hệ thống tạo nên tiếng chuông reo khi thiền sinh xao lãng sự chú tâm, một hệ thống có thể chứng tỏ là hữu hiệu hơn cả những vị thiền sư tỉnh giác bậc nhất!

Pháp môn thiền này không còn đơn thuần là đối tượng cho việc quan sát khoa học mà chính nó là sự quan sát khoa học.

Pháp môn thiền này không còn đơn thuần là đối tượng cho việc quan sát khoa học mà chính nó là sự quan sát khoa học.

Bài liên quan

Một khi đã được phát triển thì sức tập trung tư tưởng có thể được sử dụng trong lúc hành thiền một cách đúng đắn. Thiền Phật giáo đích thực được gọi là Thiền Quán hay Thiền Minh Sát (Vipassana). Theo Thắng Pháp Luận, Thiền Quán bắt đầu bằng Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm. Chánh niệm là một danh từ khác của sự chú tâm, và trong nền tảng thứ nhất, chánh niệm được áp dụng đối với thân, trong nền tảng thứ hai, được áp dụng với các cảm thọ, trong nền tảng thứ ba, đối với các trạng thái của tâm và trong nền tảng thứ tư, đối với các pháp. Góp chung lại, Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm bao gồm hầu hết các đối tượng có thể sinh khởi trong lúc hành thiền. Như vậy, trong Thiền Quánt, sự tập trung tư tưởng được áp dụng cho mọi đối tượng, chứ không phải chỉ một đối tượng. Sức tập trung tư tưởng được mở rộng cho đến khi đạt đến điều mà học giả Trungpa gọi là ‘ một sự tỉnh giác toàn diện’.

Pháp môn thiền này không còn đơn thuần là đối tượng cho việc quan sát khoa học mà chính nó là sự quan sát khoa học! Thiền sinh đang tự huấn luyện để quan sát trọn vẹn và chính xác bằng một thái độ hoàn toàn tách rời và thản nhiên, cũng giống như nhà khoa học cố gắng quan sát sự vật một cách khách quan. Thêm vào đó, giống như một nhà khoa học, thiền sinh quan sát kinh nghiệm trực tiếp, chứ không dựa trên một khái niệm đã có sẵn, cũng không có một sự can thiệp nào từ bên ngoài, và quan sát kinh nghiệm ngay trong hiện tại. Một điều mà thiền sinh không làm là khái niệm hóa sự quan sát của mình, bởi vì vị ấy quan sát kinh nghiệm như một tổng thể. Do đó, khái niệm, ý tưởng, lý thuyết…tất cả đều ngang nhau như là những nhận thức của giác quan, chúng cũng chỉ là đối tượng cho việc quan sát khách quan. 

Giống như một nhà khoa học, thiền sinh quan sát kinh nghiệm trực tiếp, chứ không dựa trên một khái niệm đã có sẵn, cũng không có một sự can thiệp nào từ bên ngoài, và quan sát kinh nghiệm ngay trong hiện tại.

Giống như một nhà khoa học, thiền sinh quan sát kinh nghiệm trực tiếp, chứ không dựa trên một khái niệm đã có sẵn, cũng không có một sự can thiệp nào từ bên ngoài, và quan sát kinh nghiệm ngay trong hiện tại.

Tuy nhiên, có một giai đoạn chánh niệm thứ hai, được gọi là ‘ tỉnh giác’, đi từ sự tập trung tư tưởng đơn thuần đến việc quán sát tích cực đối tượng của thiền. Thiền sinh giờ đây quán sát đối tượng của kinh nghiệm hành trì trong ánh sáng của giáo lý Ðức Phật. Ví dụ, trong Nền Tảng của Chánh Niệm thứ nhất, thân được xem là biến đổi không ngừng, không có một bản thể hay linh hồn trường cửu, và đó là nguyên nhân của khổ đau hiện tại. Tiến trình này cũng được quán sát như thế đối với ba Nền Tảng kia, cũng như giai đoạn thứ ba, thứ tư và thứ sáu trong ‘Thanh Tịnh Ðạo’(Visuddhi). Giai đoạn thứ sáu trong Thanh Tịnh Ðạo được chia thành chín loại quán, có nghĩa là quán về sự sinh diệt của các pháp, và tính chất giả tạm của việc chấp thủ các pháp ấy.

Bài liên quan

Pháp môn thiền quán này dễ bị hiểu lầm như một kiểu tự bắt buộc mình tẩy não, một kiểu tự động chấp nhận một loạt các giáo điều tôn giáo trong nỗ lực loại bỏ lòng nghi ngờ. Ðối với những tôn giáo đòi hỏi một đức tin tuyệt đối vào giáo điều, như Công giáo La mã, thì điều này quả đúng như vậy. Nhưng đối với Phật giáo thì không phải như vậy. Trái lại, thiền sinh đang sử dụng một hình thức của phương pháp thực nghiệm. Vị ấy chấp nhận giáo lý Phật giáo và đang thử nghiệm bằng chính kinh nghiệm bản thân.

Niết Bàn là sự phát triển trọn vẹn tột đỉnh của bốn trụ cột đó. Trong Niết Bàn, bốn trụ cột ấy không còn được cố ý vận dụng mà chúng hoạt động một cách tự nhiên trong mỗi giây phút suốt ngày đêm. Hệ thống não bộ hoàn toàn thoải mái và sẵn sàng hoạt động lúc cần thiết.

Niết Bàn là sự phát triển trọn vẹn tột đỉnh của bốn trụ cột đó. Trong Niết Bàn, bốn trụ cột ấy không còn được cố ý vận dụng mà chúng hoạt động một cách tự nhiên trong mỗi giây phút suốt ngày đêm. Hệ thống não bộ hoàn toàn thoải mái và sẵn sàng hoạt động lúc cần thiết.

Bài liên quan

Khi quán sát các diễn biến của kinh nghiệm với sức tập trung tư tưởng và thái độ tách rời khách quan, hành giả khám phá ra rằng quả thật chúng đang biến đổi không ngừng. Dù hành giả cố gắng đến đâu, vị ấy cũng không thể tìm thấy bằng chứng của một bản thể hay tâm linh truờng cửu trong chính mình hay trong bất cứ một đối tượng hay diễn biến nào. Trong Thiền Minh Sát, hành giả đi đến chỗ thấy đuợc rằng cái mà vị ấy xem là thân hay tâm thật ra chỉ là một chuổi kinh nghiệm trong đó khái niệm và ý tưởng liên tục sinh khởi và hoại diệt. Vì các pháp sinh diệt không ngừng, nếu ta cứ bám chặt vào chúng thì rõ ràng là nguy hiểm, vô vọng và hoàn toàn lãng phí thời gian. Hành giả đi đến chỗ nhận biết bằng kinh nghiệm trực tiếp rằng con đường duy nhất để thoát khỏi lối sống bám víu vào các pháp vô thường là từ bỏ mọi tham dục và sân hận, thay vào đó là duy trì một thái độ an nhiên tự tại đối với tất cả các pháp.

Trong quá trình hành thiền, mỗi thiền sinh sơ cấp có thể lập lại những nhận xét của chính Ðức Phật và tự thử nghiệm giáo lý của Ngài. Việc nghiên cứu lý thuyết và triết lý Phật giáo trong ánh sáng của kinh nghiệm tự thân được xem là sự phát triển trí tuệ (prajna), đó là nền tảng của chánh niệm thứ tư và cũng là nền tảng cuối cùng của Thiền Phật giáo.Trong Phật giáo, có hai định nghĩa về trí tuệ, mà nếu quan sát thật kỹ thì đó chỉ là hai giai đoạn của trí tuệ.

Trong quá trình hành thiền, mỗi thiền sinh sơ cấp có thể lập lại những nhận xét của chính Ðức Phật và tự thử nghiệm giáo lý của Ngài.

Trong quá trình hành thiền, mỗi thiền sinh sơ cấp có thể lập lại những nhận xét của chính Ðức Phật và tự thử nghiệm giáo lý của Ngài.

Trong Thắng Pháp Luận của các trường phái Nguyên Thủy đầu tiên, những mô tả về ‘tuệ’ (panna) đã nói rõ đó là kiến thức khoa học. Trong các bài luận của trường phái Nguyên Thuỷ gần đây, đặc biệt ‘tuệ’ được so sánh với kiến thức của một nhà hóa học, là người biết rõ những đặc tính hóa học và các thành tố của mọi vật vị ấy quan sát. 

Bài liên quan

Cũng bằng cách đó, trong lúc quán sát những diễn biến của tâm, thiền sinh xem xét những yếu tố vật lý của cơ thể mình và nguyên nhân của các biến cố tâm linh. Chúng ta thường nghe nói rằng văn hóa phương Tây, đặc biệt là khoa học, đã dẫn dắt người phương Tây đi xa hẳn thứ tuệ giác đạt được trong lúc hành thiền. Nhưng sự thật thì ngược lại ! Thái độ khoa học theo bản tính tự nhiên của người phương Tây thực sự giúp cho họ được thuận lợi trong vấn đề liên quan đến thứ tuệ giác này. Sau 400 năm tiến bộ khoa học và 200 năm theo chủ thuyết vô thần, hầu hết người phương Tây đều không thể tin vào một linh hồn trường cửu dù cho họ có muốn tin như vậy ! Và sau những khám phá của nhà phân tâm học Freud thì khỏi cần nói họ cũng đã thừa biết rằng các biến cố tâm linh đều có nguyên nhân. Trong kỷ nguyên sinh học, cũng không có gì mới lạ đối với họ khi bảo rằng cơ thể là một tập hợp các phân tử tự sắp xếp có trật tự.

Thật ra, một số điểm phân tích trong Thắng Pháp Luận nay có thể được thay thế bằng thông tin khoa học hiện đại hơn. Ví dụ, thiền quán về các yếu tố tạo thành cơ thể, được tìm thấy trong cả Thiền Chỉ lẫn Thiền Minh Sát, sẽ không còn phân tích cơ thể con người như một tập hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lữa) như trong kiểu vật lý cổ sơ thời Ðức Phật, mà nên thay thế bằng các yếu tố hiện đại như carbon, oxygen và nitrogen, …vv.

Sức tập trung tư tưởng được mở rộng cho đến khi đạt đến điều mà học giả Trungpa gọi là ‘ một sự tỉnh giác toàn diện’.

Sức tập trung tư tưởng được mở rộng cho đến khi đạt đến điều mà học giả Trungpa gọi là ‘ một sự tỉnh giác toàn diện’.

Một số nhà tâm lý trị liệu có thể chất vấn rằng không biết những kiến thức đó có thực sự giúp chúng ta giải quyết các vấn đề tâm thần không. Tôi nghĩ rằng có. Phần lớn những nỗi sợ hãi hay căm ghét trong tâm trí chúng ta đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa từ khi chúng ta còn bé, và đây là điểm hầu như chúng ta không biết được. Nếu khi đã trưởng thành, chúng ta vô ý rơi xuống sông, chúng ta không cảm thấy sợ hãi nước sông, bởi vì chúng ta có đủ kiến thức để tự trách sự vụng về của mình, chứ không phải trách nước sông. Khi kiến thức khoa học giúp chúng ta thoát khỏi sự ngu dốt, nó cũng giúp chúng ta không còn sợ hãi. Bác sĩ không sợ bệnh tật hay tử vong, bởi vì ông ta biết nguyên nhân và hậu quả của chúng. 

Bài liên quan

Nhược điểm của quan điểm về trí tuệ trong Phật giáo nguyên thủy là nó có vẻ giới hạn trí tuệ trong một số giáo lý Phật giáo, và mặc dù những tín đồ Phật giáo Nguyên thuỷ đã quả quyết ngược lại, hình như quan điểm ấy muốn biến giáo lý thành giáo điều. Duyệt lại giáo lý Phật giáo trong ánh sáng của kiến thức khoa học mới nhất giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, bất cứ kiến thức nào, dù có hay đến đâu, dù có tính khoa học đến đâu, cũng vẫn không hoàn hảo, cũng có thể sai sót và phải chịu qui luật của đổi thay. Do đó, trường phái Phật giáo Phát triển (Ðại Thừa) đã xem tất cả giáo lý Phật giáo như một phần của chân lý tương đối và đã dành cho trí tuệ một ý nghiã sâu sắc hơn. Phật giáo Phát triển định nghĩa trí tuệ như là thấy rõ chân tướng của vạn pháp. Ðiều này có nghĩa là các pháp chính là kinh nghiệm, và cảm nhận kinh nghiệm như nó hiện hữu, trong bản chất đích thực của nó, mà không có sự can thiệp của bất cứ một khái niệm nào, cho dù đó là một khái niệm sâu xa và tinh tế đến đâu. Trên phương diện tinh thần, đây là lý thuyết Phật giáo về khoa học. Kinh nghiệm được cảm nhận trực tiếp, đó là sự giải phóng hoàn toàn khỏi bóng tối của vô minh.

An tịnh thân, bất động tâm, nhất tâm và trí tuệ. Bốn trụ cột này có vẻ như là ‘những yếu tố tích cực’ của thiền và có thể dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá bản chất và giá trị của các phương pháp hành thiền của bất cứ truyền thống Phật giáo nào.

An tịnh thân, bất động tâm, nhất tâm và trí tuệ. Bốn trụ cột này có vẻ như là ‘những yếu tố tích cực’ của thiền và có thể dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá bản chất và giá trị của các phương pháp hành thiền của bất cứ truyền thống Phật giáo nào.

Thật ra, quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển đã mô tả hai giai đoạn của con đường đưa đến trí tuệ. Các trường phái nguyên thuỷ như Theravada nhấn mạnh đến con đường đưa đến trí tuệ rốt ráo mà thật ra cũng vẫn còn trong thế giới chân lý tương đối, trong khi Phật giáo phát triển nhấn mạnh đến trí tuệ rốt ráo tự thân. 

Bài liên quan

Kết hợp và so sánh những phân tích trong Thắng Pháp Luận với nghiên cưú khoa học hiện đại trong bài viết ngắn gọn này, chúng ta đã có thể chọn ra được bốn ‘trụ cột’ của thiền định Phật giáo. Ðó là, an tịnh thân, bất động tâm, nhất tâm và trí tuệ. Bốn trụ cột này có vẻ như là ‘những yếu tố tích cực’ của thiền và có thể dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá bản chất và giá trị của các phương pháp hành thiền của bất cứ truyền thống Phật giáo nào.

Và hình như Niết Bàn là sự phát triển trọn vẹn tột đỉnh của bốn trụ cột đó. Trong Niết Bàn, bốn trụ cột ấy không còn được cố ý vận dụng mà chúng hoạt động một cách tự nhiên trong mỗi giây phút suốt ngày đêm. Hệ thống não bộ hoàn toàn thoải mái và sẵn sàng hoạt động lúc cần thiết. Những cảm thọ như tham dục, sân hận và sợ hãi không còn khởi lên, hoặc nếu chúng có sinh khởi thì chúng sẽ được nhận biết và chế ngự ngay nhờ sự tỉnh giác cao độ của hành giả. Thay thế cho những cảm thọ tiêu cực đó là một cảm thọ tích cực của Phật giáo, đó là lòng từ bi - một tình yêu thương rộng lớn mà không có tham dục. 

Niết Bàn rốt cuộc đã vượt lên hẳn tâm lý học và tri thức, vượt lên toàn thể khoa học và toàn thể vũ trụ để đạt đến cứu cánh cao thượng nhất.

Niết Bàn rốt cuộc đã vượt lên hẳn tâm lý học và tri thức, vượt lên toàn thể khoa học và toàn thể vũ trụ để đạt đến cứu cánh cao thượng nhất.

Bài liên quan

Những trạng thái của Niết Bàn đó vẫn còn trong lãnh vực của chân lý tương đối và sẵng sàng đón nhận mọi nghiên cứu khoa học. Nhưng Niết Bàn không chỉ là một trạng thái an tịnh tâm linh, một trạng thái đặc biệt của não bộ. Nền tảng thứ tư của trí tuệ biến đổi Niết Bàn từ một trạng thái tâm lý trở thành một thực chứng hoàn toàn siêu việt . Nhờ trí tuệ, bậc giác ngộ thấy rằng toàn thể thế giới vật chất, với tất cả những định luật của nó, chỉ là một khuôn mẫu lý thuyết, lý thuyết chỉ là những từ ngữ và con số, và từ ngữ và con số chỉ là hình ảnh và âm thanh, và hình ảnh và âm thanh là kinh nghiệm đích thực. Vì kinh nghiệm đích thực chứa đựng tất cả mọi lý thuyết, tự nó sẽ vượt ra ngoài mọi lý thuyết và nghiên cứu.

Ðó là lý do tại sao bậc giác ngộ không còn là đối tượng để tái sinh, vì vị ấy đã chặt đứt sợi dây xích tạo ra nhân. Và đây chính là điểm cho thấy tại sao Niết Bàn rốt cuộc đã vượt lên hẳn tâm lý học và tri thức, vượt lên toàn thể khoa học và toàn thể vũ trụ để đạt đến cứu cánh cao thượng nhất. 

Nguyên tác: Gerald Du Pré

Việt dịch: Trần Như Mai

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Xem thêm