Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/04/2020, 16:42 PM

Khoảng cách an toàn giữa hai người chính xác là bao nhiêu?

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có chiều hướng lây lan rộng ra cộng đồng, bên cạnh việc người dân tự giác sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi công cộng, thì việc đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên chưa có quy chuẩn khoa học về 'khoảng cách an toàn' này.

Giáo sư Y khoa Úc dự báo virus Vũ Hán tại Việt Nam 2 tháng tới đây

Hai người phụ nữ cách nhau 6 feet (1,8 mét) khi họ nói chuyện với nhau từ băng ghế công viên liền kề giữa đại dịch coronavirus COVID-19, ở trung tâm York, miền bắc nước Anh vào ngày 19 tháng 3 năm 2020. (Ảnh: © OLI SCARFF / AFP qua Getty Images)

Hai người phụ nữ cách nhau 6 feet (1,8 mét) khi họ nói chuyện với nhau từ băng ghế công viên liền kề giữa đại dịch coronavirus COVID-19, ở trung tâm York, miền bắc nước Anh vào ngày 19 tháng 3 năm 2020. (Ảnh: © OLI SCARFF / AFP qua Getty Images)

Tại sao 6 feet hay 1.5 mét?

Ở Úc, qui định khoảng cách an toàn giữa 2 người (trong mùa dịch) là 1.5 mét; ở Anh người ta qui định là 2 mét; còn WHO thì 1 mét. Tại sao có con số này? Khoảng cách 1.0 đến 2.0 mét có đủ an toàn? Qui định đó có cơ sở khoa học không? Hãy lắng nghe một vài ý kiến của các chuyên gia, và các bạn sẽ ngạc nhiên.

Lý do chúng ta cần duy trì loại khoảng cách này với nhau là vì coronavirus mới SARS-CoV-2, loại vi khuẩn gây bệnh lây từ người sang người. Về mặt lý thuyết, nó có thể tồn tại trong aerosol trong 3 giờ, có thể truyền qua các bề mặt bị ô nhiễm và nó dễ dàng lây lan qua ho và hắt hơi. Khoảng cách 6 feet được thiết kế để đưa ra một rào cản cho các phương pháp truyền khí dung và giọt nước. Nhưng tiêu chuẩn đó được hiểu rõ nhất là một điểm tham chiếu - không phải là một đường cứng mà ngoài đó bạn được bảo vệ tuyệt đối, Krys Johnson, một nhà dịch tễ học tại Đại học Temple nói. Và một chuyên gia khác nói với Live Science rằng khoảng cách đó dường như không đủ để được bảo vệ khỏi virus.

Con số 1.5 mét

Đa số chúng ta chắc đã quen với con số 1.5 mét. Đó là khoảng cách an toàn giữa 2 cá nhân trong mùa dịch, theo các giới chức y tế Úc. (Trước đây, tôi điểm báo thì thấy người ta nói 1.6 mét). Ở Úc con số này rất quan trọng. Tất cả các siêu thị, tiệm quán, nơi công cộng, người ta đều dán băng keo hay đánh dấu vị trị mà khách hàng nên đứng sao cho khoảng cách giữa 2 người là 1.5 mét. Đã có vài trường hợp người Việt bị phạt vì cảnh sát (chỉ ngẫu nhiên) thấy họ đang trả tiền cho chủ tiệm mà 2 người chỉ cách nhau 1 mét - vi phạm, hình phạt là 400 đôla. Có hai bạn đi chung xe cũng bị phạt vì qui định này; tài xế xe thậm chí bị trừ 2 điểm (trên tổng số 12 điểm.) Nói tóm lại, ở Úc, con số 1.5 mét đó gần như đã trở thành luật.

Ở mỗi nước, khoảng cách an toàn giữa hai người sự khác biệt. Ở Mĩ, qua báo chí được biết qui định lấy con số 1.5 mét làm khoảng cách tiêu chuẩn. Ở Anh thì nâng lên thành 2 mét. Riêng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì khuyến cáo nên giữ khoảng cách 1 mét giữa 2 người trong mùa dịch. 

Ngay tại Lầu năm góc, khoảng cách 2m cũng được thực hiện nghiêm túc. (Nguồn: Reuters)

Ngay tại Lầu năm góc, khoảng cách 2m cũng được thực hiện nghiêm túc. (Nguồn: Reuters)

Bằng chứng khoa học cho khoảng cách an toàn giữa hai người?

Thật ra, câu hỏi là những có cơ sở khoa học không? Câu trả lời là chưa chắc. Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng các giọt li ti (droplet) từ một cái hắt hơi hay ho có thể bay vào không gian trước khi chúng 'định cư' trên bề mặt của một vật dụng như tay cầm, bàn, ghế... Khoảng cách mà các giọt này bay trong không gian dao động trong khoảng 3 đến 6 feet (tức 0.91 mét đến 1.8 mét). Để minh chứng cho điều này, tôi tìm ra một nghiên cứu công bố vào năm 2013 [1], nghiên cứu này thực hiện trên 94 bệnh nhân bị nhiễm virus cúm, và các nhà nghiên cứu kiểm định khoảng cách 0.3 mét, 0.9 mét, và 1.8 mét (1.8 mét tương đương với 6 feet). Họ kết luận rằng các nhân viên y tế cần giữ khoảng cách 1.829 mét với các bệnh nhân bị nhiễm virus cúm (không phải virus Vũ Hán).

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc đại học tôi (UNSW) cho biết một số nghiên cứu vào niên 1930 - 1940 chỉ ra rằng 6  feet (1.8 mét) là khoảng cách mà các giọt droplet có thể bay xa. Nhưng bà cũng nói rằng các nghiên cứu đó sai. Nhiều nghiên cứu sau này chỉ ra rằng các giọt droplet có thể bay xa hơn 6 feet. Giáo sư McIntyre nói rằng: "Ấy vậy mà các bệnh viện, các giới chức y tế tiếp tục tin vào con số 6 feet! Nó chẳng khác gì tin rằng trái đất phẳng, và bất cứ ai cố gắng thảo luận về chứng cớ thì sẽ bị la hét bởi một dàn hợp xướng gồm các tín đồ" [2]. Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm học nói như vậy trên 'The Conversation' [3].

Coronavirus Tips: Google gửi thông điệp 'Ở nhà để ngăn chặn Covid-19'

Một hình ảnh được thấy tại Việt Nam khi người giao hàng sử dụng ô tô điều khiển từ xa để giao trà sữa cho khách hàng đảm bảo khoảng cách khuyến cáo.

Một hình ảnh được thấy tại Việt Nam khi người giao hàng sử dụng ô tô điều khiển từ xa để giao trà sữa cho khách hàng đảm bảo khoảng cách khuyến cáo.

Một nghiên cứu công bố trên JAMA tuần qua [3] cho thấy tốc độ cao nhứt của các giọt droplet có thể bay đi trong không gian sau một cái hắt hơi là 33 đến 100 feet/giây (tức 10 đến 30.5 mét/giây)! Ngay cả các khẩu trang N95 cũng chưa kiểm nghiệm trong điều kiện này! Đây là nghiên cứu mới nhứt và có vẻ khả tín nhất. Nếu vậy thì chúng ta phải đứng cách nhau (theo nhóm nghiên cứu) đến 27 mét. Tuy nhiên các giới chức y tế bình luận gì về nghiên cứu này.

Nói tóm lại, qui định về khoảng cách an toàn giữa 2 người trong mùa dịch Vũ Hán mà các nước áp dụng không có cơ sở khoa học vững vàng. Có lẽ vì tình trạng bất định đó các qui định về khoảng cách an toàn rất khác nhau giữa các nước/tổ chức: WHO thì đề nghị 1 mét, Úc thì 1.5 mét, còn Anh thì 2 mét. Tại Việt Nam, khoảng cách an toàn đang được thực hiện là 2 mét. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học về "khoảng cách an toàn giữa hai người" nhưng để phòng chống sự lây lan của Covid-19 chúng ta nên áp dụng. 

Số ca nhiễm COVID - 19 ở Việt Nam và thế giới ngày 3/4

Chú thích: 

[1] Bischoff WE, Swett K, Leng I, Peters TR. Exposure to influenza virus aerosols during routine patient care. J Infect Dis. 2013 Apr; 207(7):1037-46.

[2]https://www.livescience.com/coronavirus-six-feet-enough-social-distancing.html

[3] https://theconversation.com/coronavirus-why-should-we-stay-1-5-metres-away-from-each-other-134029

[4] https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2763852?appId=scweb

> Mời quý Phật tử cùng xem video "Ý nghĩa của việc chắp tay chào nhau trong đạo Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Nắng nóng chưa từng có trên cả nước

Môi trường 22:20 25/04/2024

Theo chuyên gia thời tiết, thống kê 10 năm gần đây cho thấy chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung và Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn nghỉ lễ 30-4 và 1-5 như năm nay.

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Xem thêm