Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/04/2020, 10:19 AM

Từ Đại pháp nạn Covid-19 nghĩ về thời Mạt pháp

Bài viết này chúng tôi muốn đề cập đôi nét về dự ngôn và những lời huyền nhiệm của đức Phật trong kinh "Phật thuyết pháp diệt tận” và một số kinh khác của Ngài nói về viễn cảnh thời Mạt pháp mà ta đang chứng kiến.

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Nhưng trước khi tìm hiểu dự ngôn của Đức Phật chúng ta không nên coi dự ngôn và huyền nhiệm như những lời sấm truyền theo suy nghĩ của tín ngưỡng dân gian.

Nhưng trước khi tìm hiểu dự ngôn của Đức Phật chúng ta không nên coi dự ngôn và huyền nhiệm như những lời sấm truyền theo suy nghĩ của tín ngưỡng dân gian.

Nhưng trước khi tìm hiểu dự ngôn của đức Phật chúng ta không nên coi dự ngôn và huyền nhiệm như những lời sấm truyền theo suy nghĩ của tín ngưỡng dân gian. Bởi dự ngôn mà đức Phật nói ra xuất phát từ lòng từ bi đối với con người nên Ngài mới có lời dự ngôn trọng yếu ghi lại trong kinh điển cho đời sau.

Vậy dự ngôn này có ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào và nội dung nói lên điều gì? Xin được đề cập ở phần sau.

Còn bây giờ trên thực tế, chúng ta đang sống ở thời kỳ văn minh khoa học 4.0, nhưng lại nói về dự ngôn và những lời huyền nhiệm của đức Phật cách ta trên 25 thế kỷ; nếu phàm tình mà xét theo thời gian thì ít có người tin vào dự ngôn và khả năng thuyết phục hẳn cũng sẽ bị giới hạn. Để giúp chúng ta có thêm lòng tin, đức tin vào chánh pháp của Như Lai, khi mà chúng ta chỉ đặt lòng tin nơi khoa học hiện đại.

Vậy người viết mong bạn đọc hãy bình tâm nếu đã nghe rồi - thì hãy nghe lại lời đánh giá và nhận xét của nhà Vật lý lừng danh Albert. Ein stein (1879-1955) khi ông có những so sánh và đánh giá về Phật giáo và khoa học theo người viết lời nhận xét và đánh giá dưới đây là rất chí lý và xác đáng cho cả hai phạm trù khoa học và Phật giáo trước khi chúng ta đến với phần Dự ngôn của đức Phật. Sau đây là lời nhận xét và đánh giá của Ein stin: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học. Vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượi qua khoa học”.

Như chúng ta đã biết, ngay từ khi còn học phổ thông định luật vật lý của Ein stein đã được đưa vào chương trình giáo khoa. Ông là người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, ông được trao giải Nobel vật lý năm 1921. Không chỉ với ngành vật lý lượng tử, trong số trên 300 bài viết khoa học của ông người ta còn thấy ông nghiên cứu sâu cả Triết học nói chung; trong đó có triết thuyết Phật giáo. Ngay từ khi còn sống và nghiên cứu vật lý, mặc dù ông là người châu Âu nhưng bình sinh của ông rất khải thị đạo Phật. Chính ông tiết lộ, Thuyết tương đối ra đời là dựa trên ý tưởng của Giáo lý kinh Hoa Nghiêm đạo Phật.

Đề cập về Ein stein trong bài viết này chúng tôi không có ý lấy ông để cứu cánh, mà khách quan ở đây muốn nói tới một điều rằng, Phật giáo với một thời gian khá lâu đã bị hiểu lầm, bởi không ít người cho Phật giáo là (yếm ly) lánh đời, chỉ bàn đến chuyện sinh tử viển vông. Nhưng họ đâu biết, đạo Phật ngày nay đang chạm đến những vấn đề thời sự và khoa học đỉnh cao. Và cũng nhân sự kiện toàn cầu đang chứng kiến thảm hại của Đại dịch virus Covid-19, mà người viết mượn lời nhà khoa học vật lý thiên tài để chứng minh cho chúng ta thấy đạo Phật là tinh hoa- minh triết “như thị”; vượt qua cả không gian và thời gian bởi tính khoa học của nó. Chính vì vậy mà Ein stein cho rằng, Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học. Vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. Bởi qua những dự ngôn và lời huyền nhiệm của Như Lai, từ trên hai ngàn năm trước đức Phật của chúng ta đã cảnh báo về những bất thường của nhân loại qua những pháp nạn lũ lụt, động đất, sóng thần, và những dịch bênh quái đản này.

Để chúng ta rộng đường đối chiếu mối tương quan giữa Phật giáo với khoa học qua Dự ngôn của đức Phật, chúng ta hãy cùng nhau đến với phần tiếp theo của bài viết này. Đó là Dự ngôn và những lời Huyền nhiệm của Như Lai.

Dự ngôn và Huyền nhiệm của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời Mạt pháp

Xét trên thực tế trong các kinh điển, không phải khi đức Phật nhập diệt mới có những lời Huyền nhiệm chỉ ra những điều xấu ác, mà khi còn tại thế Ngài cũng nói tới những điều về (thiên cơ) giúp con người chuyển nghiệp xấu thành nghiệp thiện lành.

Xét trên thực tế trong các kinh điển, không phải khi đức Phật nhập diệt mới có những lời Huyền nhiệm chỉ ra những điều xấu ác, mà khi còn tại thế Ngài cũng nói tới những điều về (thiên cơ) giúp con người chuyển nghiệp xấu thành nghiệp thiện lành.

Tôn kính bậc đáng kính - Đức Phật là phúc lành vô lượng

Thấu rõ bản ngã (vô minh) của con người là tham lam và ham muốn đến si mê mà tạo nên những nghiệp xấu ác trùng trùng duyên khởi, nên đức Phật đã có những dự ngôn mang tính cảnh báo thức tỉnh sự “phóng dật” vô độ của con người với mục đích giúp chúng ta hạn chế hoặc đình chỉ được những điều xấu ác. Vậy dự ngôn và Huyền ký của đức Phật khác hoàn toàn với sấm truyền vì bản chất của sấm truyền có tính mơ hồ, sợ hãi dị đoan, sau khi sự việc xảy ra rồi thì mới lần theo (sự lý) giảng giải, vấn đề có thể là đúng và cũng có thể sai. Còn Dự ngôn hay Huyền ký của đức Phật là xuất phát từ lòng bi mẫn mà đức Phật nói ra để ngăn ngừa xấu ác khai phóng bế tắc với mục đích chuyển (hung thành cát) hay nói theo đạo Phật là chuyển Nghiệp xấu thành an lành.

Cho nên dự ngôn có thể sau hàng nghìn năm mới có thể nói ra, bởi ở thời điểm hiện tại nói ra không phù hợp, hoặc do căn cơ của chúng sinh chậm lụt, hạ liệt không thể hiểu. Hoặc do một (thiên cơ) nào đó chờ đến lúc nhập diệt Như Lai mới có lời dự ngôn “thống thiết” mà khi còn tại thế chưa thể nói được. Đó là điều khác biệt giữa Dự ngôn và những lời huyền nhiệm của đức Phật với sấm ký, sấm truyền trong tín ngưỡng dân gian.

Xét trên thực tế trong các kinh điển, không phải khi đức Phật nhập diệt mới có những lời Huyền nhiệm chỉ ra những điều xấu ác, mà khi còn tại thế Ngài cũng nói tới những điều về (thiên cơ) giúp con người chuyển nghiệp xấu thành nghiệp thiện lành. Để minh định cho điều này, chúng ta hãy nghe cuộc đối đáp dưới đây giữa Thế Tôn và gia đình Bà-la-môn giáo qua đoạn kinh Tăng Chi - Phẩm Ba Pháp với dung như thế này:

Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có gia đình trình thưa đức Thế Tôn vì sao ngày nay làng mạc xác xơ, hạn hán dịch bệnh và nhiều người mạng chung…

Đức Thế Tôn đã trả lời: “Này Bà la môn, ngày nay loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối. Vì bị tham, và phi pháp là do say đắm; vì bị tà kiến mà trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa côn trùng…

Lại nữa, này Bà la môn, ngày nay các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, các loài Yakkha (Dạ xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn.

Vì vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà la môn, đây là duyên, mà ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng mạc trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ”.

Đoạn kinh đối đáp giữa Bà la môn và đức Phật nói trên, qua đối thoại chúng ta thấy thời điểm đó Ngài còn tại thế. Vậy thực tế, Dự ngôn và những lời Huyền nhiệm ở thời kỳ Mạt pháp đức Phật đề cập trong kinh “Phật thuyết pháp diệt tận” của giai đoạn sau này Ngài nói gì? Ta hãy bình tâm đọc và suy ngẫm dưới đây những đoạn dự ngôn này (xin được trích đoạn).

“Thời kỳ Mạt pháp thì Phật pháp của ta truyền sẽ bị phá hư, diệt vong. Và trong thời mạt pháp, sẽ xuất hiện rất nhiều tăng nhân giả làm thiện tri thức đưa chúng sinh lầm đường lạc lối trong tu hành pháp”.

Theo “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” ghi chép lại, Phật Thích Ca Văn nói với Tôn giả A Nan và các tín đồ, chúng sinh có mặt lúc ấy rằng, sau khi Ngài ly thế gian, cũng là lúc vào thời kỳ mạt pháp, mạt kiếp thì Phật pháp mà Ngài truyền trao sẽ bị phá hư”. Với Chánh biến tri (Thế gian giải) Ngài biết rõ vận pháp mà Ngài truyền trao sẽ dẫn đến như vậy.

Nhìn vào thực tế  thời mạt đủ thấy, cửa Phật hiện nay chỉ là nơi cầu xin (thần linh) người tu sĩ ít tu giới luật. Thế nên trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” viết: “Chúng sinh chỉ tham tiền tài vật chất, tích lũy để giầu, cũng không tu phúc đức chân chính. Có kẻ còn bắt đầu buôn bán nô tỳ, bắt nô tỳ cày ruộng trồng trọt. Sưu thuế nặng nề. Ngoài ra còn đốt phá rừng, làm tổn hại sinh mạng chúng sinh, không còn một chút thiện căn từ bi nào cả. Đến thời này, xã hội nhân loại cũng xuất hiện nhiều sự tình khác lạ đó là khí hậu dị thường, thiên tai nhân họa xảy ra thường xuyên, nước hạn hán, ngũ cốc thiếu hụt, bệnh dịch làm chết nhiều người; đạo đức xã hội trượt dốc, người ác nhiều như cát trong biển, người thiện lương thì ít thấy vô cùng”.

“Đến thời mạt kiếp thì mặt trăng mặt trời luân chuyển làm thời gian ngắn lại hơn, vì thế tuổi thọ con người cũng nhanh kết thúc hơn; lũ lụt sẽ đến thường xuyên hơn, không theo quy luật rõ ràng. Người đời không tin đây là hiện tượng mạt pháp, vì thế xem là bình thường. Chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giầu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá và rùa…” (nội dung pháp này được trích dẫn từ “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” bài viết của tác giả Sư Minh Tâm với tiêu đề “Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp” trên (phatgiao.org.vn và VHPG tháng 3/2020).

Huỷ báng, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Vì do tham, sân, si và vọng tưởng của tánh con người mà những điều xấu ác tạo ra, bởi tranh giành hơn thua mà sát hại nhau khi ai cũng muốn mình là cao hơn hết.

Vì do tham, sân, si và vọng tưởng của tánh con người mà những điều xấu ác tạo ra, bởi tranh giành hơn thua mà sát hại nhau khi ai cũng muốn mình là cao hơn hết.

Còn dưới đây là những lời Huyền nhiệm Đức Phật nói về thời Mạt Thượng pháp đó là vấn đề về Nhân quả: “Dù bất cứ sống ở đâu trên trái đất này cũng phải bị quy luật luân hồi của trái đất này kéo đi cả. Một vị đã giác ngộ rồi, sống ở trái đất này, nếu sống với tánh người cũng phải bị luân hồi như bao người khác. Người sống nơi thế giới nhân quả này do sự cuốn hút (vật lý) của tam giới, không ai thoát ra ngoài quy luật của nó được. Dẫu có dụng công tu hành đạt được thần thông cao đến mấy cũng chỉ là những hạt bụi bay lơ lửng trong không gian mà thôi.

“Con người đừng vì chút danh ảo, lợi bóng mà tự xưng mình là Ông này, Bà kia, lường gạt người khác để có danh lợi, thì chính người này mở con đường đến Địa ngục 18. Vậy các ông đừng vì chút danh lợi mà lường gạt người khác.

Đức Phật cũng dạy về uy lực nơi trái đất này gồm 2 phần: 1. Tánh người do tham, sân, si, vọng tưởng là nguyên nhân dẫn đến luân hồi trong 6 nẻo. 2. Tánh của loài Thần chuyên làm ra những hiện tượng lạ để cho loài người ưa thích và giữ gìn lời thề do con người thề thốt với nhau một điều gì đó. Vì vậy, ở trái đất này ai đã thề rồi mà không giữ lời, thì loài Thần sẽ chiêu cảm và xử lý. Còn ai phản lại lời thề của mình, tự mình chuốc lấy hậu quả.

Vì vậy, mà cất Đình, Miếu mọc lên để loài người đến đó thề thốt với nhau. Nhưng vì loài người hiểu sai, mê tín nên đến nơi này cầu xin lạy van.

Đức Phật cũng dạy rõ: Thời đức Phật đang tại thế, trái đất này vừa ổn định 7 triệu năm, sau một thời gian dài bị loài người sử dụng phản ứng hóa học của vật chất tiêu diệt sự sống trên trái đất này gần hết.

Khi đức Phật dạy pháp môn Giải thoát gọi là thời Thượng pháp được phân chia như dưới đây:

1. Thượng pháp là tính từ khởi đầu đức Phật chuyển pháp luân đến 1.000 năm.

2. Trung pháp từ 1.000 năm đến 2.000 năm.

3. Hạ pháp từ 2.000 năm đến 2.500 năm.

Rồi chuyển qua thời kỳ Mạt pháp, thời kỳ này được chia 5 phần.

1. Mạt thượng pháp từ 2.500 năm đến 2.600 năm.

2. Mạt trung pháp từ 2.600 năm đến 2.700 năm.

3. Mạt hạ pháp từ 2.700 năm đến 2.800 năm

4. Mạt mạt pháp từ 2.900 năm đến 3.000 năm.

Sự sống trên trái đất này bị tiêu diệt gần hết gồm có những nguyên nhân:

1. Bởi loài người đánh nhau rồi tiêu diệt nhau;

2. Bị nhiễm khí độc do loài người tạo ra;

3. Bị thiên tai bão lụt cũng do con người thử vũ khí làm trái đất chấn động nên thời tiết không còn tự nhiên;

4. Động đất, vì loài người rút tài nguyên dưới lòng đất quá nhiều.

Chu kỳ của trái đất này cứ 10 ngàn năm bị chệch một lần là do con người gây nên. Sau 7 ngàn năm mới bình phục lại được. Khi địa cầu này bị loài người hủy diệt sự sống gần hết, thì nhân quả luân hồi bị chậm lại, nên những Trung ấm thân ở thời kỳ này bị khốn khổ vô cùng.

Khi loài người bắt đầu vào sống thời kỳ Mạt Thượng pháp rồi, trí khôn loài người rất thông minh nên con người sản xuất vật chất cung phụng cho loài người rất dồi dào. Sản xuất khí cụ để giết người hàng loạt. Sản xuất dụng cụ và thuốc cứu người rất dễ dàng. Dịch bệnh và các loại bệnh do con người và thiên địa xảy ra làm cho loài người hoảng loạn.

Vì do tham, sân, si và vọng tưởng của tánh con người mà những điều xấu ác tạo ra, bởi tranh giành hơn thua mà sát hại nhau khi ai cũng muốn mình là cao hơn hết.

Giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh

Để hiểu rõ thêm những lời huyền nhiệm trên, dưới đây là những điều mà A Nan Đà hỏi đức Thế Tôn khi Ngài sắp nhập diệt Niết-bàn.

A Nan Đà hỏi: Tại sao loài người phải diệt sự sống nơi trái đất này?

Đức Phật trả lời: “Loài người thích hủy diệt loài người là có những nguyên nhân như sau: Trong tánh của mỗi con người có cái vọng Tưởng, cái Tham và cái Ác nên sanh ra cái Ngã (tôi) rất to. Ở địa cầu này, đến thời Mạt Hạ pháp có đến 10 tỷ người thì tổng nghiệp của cái ngã quá sức chứa của địa cầu này, vậy nên phải tự nhiên loài người tiêu diệt lẫn nhau. Đây là nguyên lý của thành, trụ, hoại, diệt nơi trái đất này. Cuối cùng A Nan bạch Thế Tôn: Trước khi nhập Niết-bàn Thế Tôn có dạy gì cho chúng con nữa không?

Thế Tôn trả lời: Người muốn giác ngộ thì phải biết rõ ràng quy luật luân hồi nơi trái đất này cũng như trong một tam giới; phải biết rõ pháp tu giải thoát để ra ngoài sự cuốn hút vật lý (âm dương) nơi trái đất này. Và phải hiểu nơi trái đất này là do năm loài (ngũ thú) tạp cư.

Về thờ phượng ở trái đất này có các nơi xây cất như: Nhà thờ, Đình, Miếu để thờ Thần nơi trái đất này; con người có nơi thờ phượng như vậy nên yên lòng đem cái tưởng và ham muốn của mình mà được chiêu cảm nơi các thần linh khiến lòng họ được dịu lại.

Sau này, Như Lai nhập Niết bàn, các ông lập chùa thờ Như Lai là để nhớ lại lời dạy của Như Lai là giác ngộ và giải thoát; biết quy luật luân hồi cũng như các pháp tu thoát ra khỏi tam giới để về Phật giới. Nhưng những người đời sau họ làm sai lời dạy này nên nghĩ rằng: Như Lai ban phước; Như Lai có thần thông; Như Lai linh thiêng. Và coi Như Lai như các vị Thần. Thật ra Như Lai chỉ là hóa thân nơi trái đất này; nếu con người thực sự mong cầu giải thoát thì mới có duyên độ mà thôi”.

Suy ngẫm Dự ngôn và những lời Huyền nhiệm nêu trên, chúng ta thấy những điều Phật nói trong kinh “Pháp diệt tận” và huyền nhiệm được ghi lại ở số kinh Nguyên thủy cũng như kinh sách Đại thừa, xét về mặt sự (xấu ác) ta thấy chúng cũng giống như các nhà Hiền triết và khoa học (chân chính) ngày nay cảnh báo nói: “Khoa học phát triển mà không có lương tâm cũng đồng nghĩa với sát hại”. Nhưng xét về lý thì dự báo khoa học là ngắn hạn, trong khi đó Dự ngôn và huyền nhiệm của đức Phật nói ra đến nay đã cách ta cả ngàn năm.

So sánh như vậy để thấy, dự ngôn của đức Phật nói ra không phải để chúng sinh và muôn loài sợ hãy tuyệt vọng theo kiểu (suy diễn của sấm ký) mà dự ngôn và huyền ký của Như Lai giúp chúng ta định tĩnh lại tâm để thay đổi hoàn cảnh sống. nếu nội tâm và ngoại cảnh đều an ổn thì “tâm bình thế giới bình”. Đây là mấu chốt mà câu kinh nhà Phật muốn nói tới chúng ta trong hoàn cảnh (vi rút Corona) đang hoành hành ấy là ‘Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức’. Tất cả các việc xấu ác hay tốt đẹp đều do cái tâm của con người tạo lập ra mà thành. Nhưng chúng sinh (tức con người) còn hơn thua với nhau thì nghiệp ác chẳng dừng nên Phật mới nói tới sự Vô minh tận.

Vậy theo kinh “Pháp diệt tận”, thế giới này có tận?

Tất cả các việc xấu ác hay tốt đẹp đều do cái tâm của con người tạo lập ra mà thành. Nhưng chúng sinh (tức con người) còn hơn thua với nhau thì nghiệp ác chẳng dừng nên Phật mới nói tới sự Vô minh tận. Ảnh minh họa

Tất cả các việc xấu ác hay tốt đẹp đều do cái tâm của con người tạo lập ra mà thành. Nhưng chúng sinh (tức con người) còn hơn thua với nhau thì nghiệp ác chẳng dừng nên Phật mới nói tới sự Vô minh tận. Ảnh minh họa

Thực hành giáo lý nhà Phật để chung tay chống dịch Covid-19

Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nương vào câu cổ ngữ ‘Tiên trách kỷ hậu trách nhân’! Ta trách thiên nhiên tai ác, ta trách sóng thần dữ dội, ta nói động đất chết nhiều người, ta kinh hoàng Đại nạn Corona. Câu trả lời này nhà văn Mạc Ngôn người Trung Quốc, giải Noel văn học mới đây trong bài viết “Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa” đã nói thay và chỉ thẳng cho chúng ta thấy đó là sự phóng dật vô độ của con người: “Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa trụy lạc, nhìn vào thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng suy nghĩ kỹ một chút, cũng chẳng qua chỉ là những người nghèo khổ theo đuổi vinh hoa, người giàu có truy cầu lợi lạc, cơ bản chỉ là một chuyện như vậy (có phải đây là khát ái mà con người khai thác cạn kiệt tài nguyên) nên gây ra thiên tai thảm họa như dự ngôn Phật nói chăng.

Để cho mọi người dễ hiểu, ông dẫn câu chuyện cổ quen thuộc: Vợ của ông lão đánh cá ban đầu chỉ muốn có một cái chậu mới, nhưng sau khi có được cái chậu mới rồi, thì bà ta lại muốn ngôi nhà gỗ, có ngôi nhà gỗ rồi, lại muốn làm nhất phẩm phu nhân, sau đó lại muốn làm nữ hoàng, sau khi được nữ hoàng rồi, bà ta lại muốn được làm nữ Long vương nơi biển cả…rồi muốn con cá vàng thỏa mãn mọi dục vọng của bà (đây chính là đã vượt quá giới hạn) giống như thổi bọt xà phòng, thổi lớn quá mức, tất nhiên sẽ vỡ. Đây là nói tới chuyện hưởng thụ vô độ. Còn đề cập về phát triển khoa học không bền vững nhà văn Mạc Ngôn cũng cho rằng, “Tôi cảm thấy nhân loại đang đứng trước nguy hiểm lớn nhất, chính là khoa học của nhân loại ngày càng tiên tiến thì dục vọng của con người ngày càng bành trướng”.

Trong bài viết nói trên của Mạc Ngôn đề cập đến nhiều vấn đề như thời sự, kinh tế xã hội, văn hóa. Song tựu chung là nhắc nhở con người giảm dần tham ái hướng tới mục đích tiêu thụ bền vững để giảm thiểu quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dẫn đến rối loạn nhân thiên. Phê phán về vấn đề tiêu thụ quá trớn, dựa trên câu Phật dạy “thiểu dục tri túc” ông cho rằng “những phụ nữ có hàng nghìn chiếc váy hàng vạn chiếc giầy, rằng họ có tội; những người đàn ông có mười mấy chiếc xe sang trọng rằng họ có tội”.

Đề cập về hóa độc hại biến đổi môi trường và con người ông ví von hóm hỉnh “Trước kia nhân loại còn chưa có phát minh ra máy điều hòa, thì những người chết bởi cái nóng cũng không nhiều như hiện nay. Trước kia khi nhân loại còn chưa có phát minh ra bóng đèn điện thì những người cận thị ít hơn bây giờ rất nhiều. Trước kia chưa có mạng intenet thì người bị bệnh trầm cảm và tự sát ít hơn hiện nay”. Mượn lời của nhà văn Mạc Ngôn, ở một quốc gia có bề dầy văn hóa trên 5 ngàn năm để nói giùm chúng ta về những vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Và đến đây người viết bỗng nhớ tới sự kiện lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc Nam Hà-16 cũng bàn sâu về vấn đề “Tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững” đây là một trong số 15 điểu của Vesak đề ra.

Qua đây trộm nghĩ nếu đối chiếu với Dự ngôn của đức Phật về vấn đề “tiêu thụ bền vững” thì có lẽ đây là Hội nghị của lương tri và lương tâm mà chúng ta có dịp hồi hướng đến Như Lai, bởi Việt Nam, tuy đất nước nhỏ bé nhưng có duyên tổ chức hội nghị này đến 2 lần. Trong pháp nạn virus Corona này hơn lúc nào hết chúng ta cần phải nhắc lại câu pháp “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” câu pháp bất hủ này của Phật giáo trong nhiểu bản kinh đã được nhắc tới chắc đạo hữu biết rất rõ đức Phật day chúng ta điều gì. Còn câu “thiểu dục tri túc” chúng ta cũng cần suy ngẫm để hiểu thêm câu nói này của Ngài. Tại sao Phật dạy phải thiểu dục tri túc? Vì dục vọng và khát ái của con người không biết đủ. Đó là cội gốc của tam độc (tham, sân, si). Điều này đức Phật dạy nếu theo nguyên nghĩa là ít ham muốn, tức biết đủ thì không khổ. Vậy thế nào là đủ? Đức Phật dạy, để biết được cái đủ trong cái thừa, thì con người cần phải có chánh kiến, chánh tư duy (nhất như trí) mới thấy được cái chân thường trong cái vô thường của vòng tương tục. Vậy, thiểu dục tri túc theo giáo lý đạo Phật - Pháp này thuộc lĩnh vực đạo đức, lối sống, là quá trình thực nghiệm sâu xa của đức Phật. Cho nên, đức Phật dạy thiểu dục tri túc là nhắc nhở chúng ta điều phục tâm để suy niệm bên trong, chứ không dựa vào hình thức bên ngoài. Bởi thỏa mãn ham muốn cũng là một dạng của hạnh phúc, nhưng chóng tàn và khó đạt được. Vì không phải lúc nào ta cũng đạt được những ham muốn. Vả lại, ham muốn này đạt được, sẽ nảy sinh ham muốn khác. Đó là thực tế căn bản tạo điều kiện cho (vọng tưởng) bất mãn và nỗi lầm gia tăng.

Thông thường thì chúng ta cạn nghĩ và cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu môi trường là thuộc phạm vi vật chất, nhưng đi sâu vào Phật pháp thì câu thiểu dục tri túc đức Phật dạy thuộc phạm trù tinh thần đạo đức. Và nếu ai đó trong chúng ta đã đọc Duy thức luận Phật giáo, thì dễ dàng nhận được nội hàm câu pháp: “Nguồi gốc của Phật pháp là tâm / Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm”. Vậy nói giáo dục Phật giáo là bao gồm cả vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự, vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca của chúng ta nói “Tất cả duy tâm tạo”. Vậy, vấn đề Dự ngôn hay huyền ký, huyền nhiệm mà đức Phật dạy trong kinh “Pháp diệt tận” khi chúng ta hiểu sâu sắc và có thiên lương trong sáng thì mọi điều dẫu có bất ổn cũng sẽ được hóa giải. Và chúng ta sẽ cùng nhau cầu nguyện cho Đại pháp nạn này sớm kết thúc nhanh chóng.

(Viết trong những ngày Pháp nạn virus Corona -19)

Tài liệu tham khảo:

- Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp - Sư Minh Tâm- (VHPG – 27/3/2020)

- Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa – Mạc Ngôn (VHPG 26/1/2019)

- Kinh Tăng Nhất A-Hàm, kinh Lăng Nghiêm và một số kinh liên quan khác.

> Hãy đăng ký để xem video Phật giáo trên Youtube tại đây.

> Quý Phật tử cùng xem video: Theo Phật giáo, Nghiệp là gì?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm