Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/12/2020, 14:27 PM

Không bỏ qua duyên lành đã gặp

Hôm nay chúng ta đã có duyên lành gặp Phật pháp, được chỉ rõ con đường chuyển hóa đau khổ, xấu ác của kiếp người, phải khéo chín chắn suy xét để thực hành, sẽ đưa mình đi lên chỗ tốt đẹp. Một duyên lành đã đến, khó gặp hai lần như thế.

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Kiếp người là vô thường, không thể có “Tắm hai lần trong một dòng sông”, lời người xưa đã nhắc nhở.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có câu chuyện:

Lúc Phật ở Xá Vệ, có ông Bà-la-môn tuổi gần tám mươi, giàu có nhưng ngu mê, xan tham khó độ, không tin đạo đức, không biết vô thường, cứ lo cất nhà to đẹp. Hôm ấy ông đang làm nhà gần xong, chỉ còn mái hiên che nắng căn nhà sau là còn chưa xong. Phật dùng thiên nhãn thấy ông sẽ chết trong ngày hôm đó.

- Ông có nhọc mệt lắm chăng? Nhà cửa xây dựng để làm gì?

Ông đáp:

- Nhà trước dùng tiếp khách, nhà sau để ở, hai dãy bên đông tây dành cho dâu con tôi tớ và chứa của cải. Mùa hạ thì lên đài hóng mát, mùa đông thì lại vào phòng sưởi ấm.

Mọi người sinh ra đời đều có nghiệp riêng biệt, không ai giống ai.

Mọi người sinh ra đời đều có nghiệp riêng biệt, không ai giống ai.

Phật bảo:

- Đã lâu nghe tiếng tăm ông, nay mới có dịp trò chuyện, tôi có một bài kệ quan trọng có ích lợi cho kẻ còn người mất, muốn đem tặng ông, không biết ông có vui lòng nghỉ tay ngồi nói chuyện một chút chăng?

Ông đáp:

- Hôm nay bận lắm, xin hẹn hôm khác đến sẽ thong thả luận bàn. Còn bài kệ gì đó xin nói ngay đi.

Phật nói kệ:

Có con cái tài sản,

Người ngu phải rộn ràng.

Ta còn không thật có,

Lo gì của và con?

Nóng nên ở chỗ này,

Lạnh nên ở chỗ kia.

Người ngu lo tính hoài,

Không biết lẽ đổi thay.

Kẻ ngu muội cực cùng,

Tự cho mình là trí,

Ngu mà tưởng hơn trí,

Đó chính là cực ngu!

Ông nghe xong nói:

- Bài kệ hay thật, nhưng hôm nay tôi bận, xin bữa khác hãy đến bàn luận.

Phật chỉ biết thương xót đi ra. Sau đó ông chỉ huy mọi người gác đòn dông, không ngờ cây đòn dông rơi xuống trúng ông vỡ đầu chết.

Ông Bà-la-môn này có tự đáng thương chăng? Đã gặp Phật là duyên lành quá lớn, lại được Phật khai thị cho, vẫn không biết dùng, chỉ lo chuyện nhà cửa vô thường, cuối cùng chết mất, bỏ lại hết có được gì? Nên nhớ, vô thường luôn chực sẵn bên người, không thể hẹn hò, lần lựa, ăn năn không kịp!

Gặp được Phật pháp là một phước duyên của đời người

Một câu chuyện về vị Điển tọa già sẽ nhắc nhở thêm cho chúng ta rất lớn về điểm này:

Ở chùa Vĩnh Bình chỗ Thiền sư Đạo Nguyên, Nhật Bản, có vị Điển tọa già hơn tám mươi tuổi, một hôm sư đang phơi nấm hương ngoài trời nóng bức, thiền sư Đạo Nguyên xem thấy bèn hỏi:

- Trưởng lão, Ngài lớn tuổi thế ấy, vì sao phải nhọc nhằn làm việc này? Xin Ngài hãy nghĩ, tôi sẽ cho người thay thế!

Điển tọa già đáp:

- Người khác đều chẳng phải là tôi.

Thiền sư Đạo Nguyên nói:

- Quả thật vậy, song cần làm cũng không hẳn phải chọn lúc trời nắng gắt như vậy.

Điển tọa đáp:

- Trời nắng chẳng phơi nấm, vậy có phải đợi trời mát hoặc trời mưa mới phơi sao?

Trong kiếp này, nếu người nào có duyên lành với Phật thì có nghĩa là đã có phước báo lớn.

Trong kiếp này, nếu người nào có duyên lành với Phật thì có nghĩa là đã có phước báo lớn.

Đây là một hình ảnh thức tỉnh cho chúng ta. Việc trách nhiệm của mình thì tự mình làm, không thể đợi ai thay thế. Ai có thể thay mình sống chết? Bởi vậy gặp dịp đáng làm là làm ngay, duyên lành đến là chụp lấy ngay mà sống. “Trời nắng không chịu phơi, đợi trời mưa mới phơi sao?”, mỗi người nên nghiền ngẫm kỹ để tự nhắc lấy mình!

Tóm lại, mọi người sinh ra đời đều có nghiệp đã tạo từ đời trước mà thành có sai khác, không ai giống ai. Biết rõ mọi tốt xấu đều do nghiệp tạo, không có chuyện ngẫu nhiên, phải khéo biết chuyển nghiệp để tạo thành một cuộc sống luôn sáng sủa, tốt đẹp hơn. Không có chuyện: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, cha làm mà con phải chịu, đều do nghiệp đồng cảm mà đến với nhau thôi. Con đã tạo nghiệp xấu thì tìm đến chỗ người cha đã tạo nghiệp xấu để lãnh quả xấu của mình, như người nghiện rượu thì tìm đến bạn rượu.

Thấu rõ như trên là có niềm tin chân chính, đúng pháp. Đó là con đường đi lên, không thể bỏ qua. Mình phải biết tự thương mình mà chọn lối đi cho mình, không ai thương mình bằng mình. Con cái có khi, có đứa chưa hẳn thương mình. Mình chết nhằm ngày lành nó còn cúng kiến đàng hoàng, nếu chết nhằm ngay trùng, nó sẽ đi tìm thầy ếm không cho về! Thử hỏi nó có thương mình chăng?

"Gặp được Phật pháp là khó" - vì vậy nếu quý Phật tử đã có duyên lành đến với đạo Phật thì hãy cố gắng tu hành...

Để kết thúc xin nhắc bài thơ của Hàn Sơn:

Sanh tiền đại ngu si

Bất vi kim nhật ngộ

Kim nhật như hứa bần

Tổng thị tiền sanh tác

Kim sanh hưu bất tu

Lai sanh hoàn như cố

Lưỡng ngạn các vô thuyền

Diểu diể nan tế độ.

Nghĩa:

Đời trước quá ngu si

Chẳng được ngày nay ngộ

Ngày nay nghèo thế này

Thảy do đời trước tạo.

Đời nay lại chẳng tu

Đời sau vẫn như cũ

Hai bờ đều không thuyền

Mênh mông khó cứu độ!

Trích Trong "Nghiệp báo sai biệt" 

HT. Thích Thông Phương Giảng Giải

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Kiến thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Kiến thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Xem thêm