Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 29/04/2024, 10:00 AM

Không được nghe Pháp, không biết tu hành là khổ nạn lớn

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.

Khi Thế Tôn thuyết pháp ở đời thì mình đang bị đày ải, trầm luân nơi địa ngục (1), ngạ quỷ (2), súc sanh (3), hoặc tiêu diêu nơi cõi trời Trường Thọ (4), hoặc sống nơi biên giới (5), hoặc sống ở trung tâm đất nước mà bị tật nguyền (6), hoặc bị tà kiến chướng ngại (7) hoặc gặp thời không có Chánh pháp (  nên không thấy nghe Phật pháp. Rơi vào tám trường hợp ấy Thế Tôn gọi là tám nạn.

“Một thời Phật ở một nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Người phàm phu không nghe, không biết thời tiết thuyết pháp. Tỳ-kheo nên biết! Có tám thời không được nghe pháp, người không được tu hành. Thế nào là tám?

-Nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi được đến Niết-bàn, là việc làm của Như Lai, nhưng chúng sanh này ở trong địa ngục, không nghe, không thấy. Đó là nạn đầu tiên.

-Lại nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, mà chúng sanh này ở trong loài súc sanh không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ hai.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở trong ngạ quỷ, không nghe, không thấy. Đấy là nạn thứ ba.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở cõi trời Trường Thọ không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ tư.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này sống ở biên địa, phỉ báng Hiền Thánh, tạo các tà nghiệp. Đó là nạn thứ năm.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, nhưng sáu căn không đầy đủ, lại cũng không phân biệt được pháp thiện ác. Đó là nạn thứ sáu.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, sáu căn đầy đủ không có khuyết tật, mà tâm thức tà kiến; cho rằng người không thí, người không thọ, cũng không có quả báo thiện ác, không đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, đời không có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... có thành tựu quả A-la-hán, tự thân chứng được để tự an lạc. Đó là nạn thứ bảy.

-Lại nữa, lúc Như Lai không xuất hiện ở đời, Như Lai cũng không thuyết pháp đưa đến Niết-bàn, tuy chúng sanh này sống ở trung tâm nước, sáu căn đầy đủ, kham nhẫn thọ pháp, thông minh tài cao, nghe pháp hiểu liền, tu hành chánh kiến, biết có vật, có thí, có người thọ, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, ở đời có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là nạn thứ tám, chẳng được tu hành Phạm hạnh.

Này Tỳ-kheo, đó gọi là tám nạn chẳng được tu hành Phạm hạnh. Ở đây, này Tỳ-kheo! Có một thời tiết cho người tu hành phạm hạnh. Thế nào là một? Đó là lúc Như Lai xuất hiện ở đời, rộng nói giáo pháp được đến Niết-bàn, và người này sinh ở trung tâm của nước, thế trí biện thông, thấy vật đều rõ biết, tu hành chánh kiến, cũng hay phân biệt các pháp thiện ác, biết có đời này, đời sau, đời có bậc Sa-môn, Bà-la-môn tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là người phạm hạnh tu hành một pháp được Niết-bàn.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42, Bát nạn 1 [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.82)

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

117119491_790719861738219_5204395767754115656_n

Lời bàn: 

Vì sao ‘không được nghe pháp, không biết tu hành’ lại là khổ nạn? Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là ở chỗ nếu không biết Phật pháp, không rõ đạo lý nhân quả để tích công bồi đức thì chúng ta sẽ xài hết phước cũ mà không tạo thêm phước mới, khi phước báo cạn kiệt ắt bị khổ nạn.

Mặt khác, nếu biết phát huy chánh kiến, tin sâu Phật pháp, thâm tín với các bậc chân tu thành tựu giải thoát để nỗ lực thực hành giáo pháp thì chúng ta sẽ có cơ hội thành tựu phạm hạnh, đạt đến giải thoát sinh tử, an trú Niết-bàn.

Thế mới biết, hàng đệ tử Phật chúng ta vẫn còn nhiều phước duyên. Dẫu Thế Tôn không còn ở đời nhưng Chánh pháp vẫn lưu truyền, chư Tăng Ni vẫn đang miệt mài hoằng hóa. Nguyện cho Chánh pháp trường tồn, nhân sinh an lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ai làm ta đau khổ?

Lời Phật dạy 10:48 12/11/2024

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã.

Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi

Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024

Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.

Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024

Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma

Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.

Xem thêm