Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/04/2019, 15:47 PM

Kiến trúc tuyệt vời của chùa Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự tại Nam Phi

Ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự (佛光山南非南華寺-Fo Guang Shan-Nan Hua Temple), một ngôi Già lam tự viện Phật giáo Đại thừa lớn nhất Châu Phi và nằm ở ngoại ô Công viên Cultura, ngôi làng nhỏ Bronkhorstspruit, tỉnh Gauteng, Nam Phi, cách thủ đô hành chính Pretoria của Nam Phi 50 km. Đây là một thành phố phát triển tích cực.

Ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự do Khai sáng và lãnh đạo Phật Quang Sơn Trưởng lão Hòa thượng Tinh Vân Khai sơn, hoằng dương Chính pháp Phật đà, Phật hóa nhân gian tại Châu Phi:

佛光普照三千界

法水長流五大洲

Phật Quang phổ chiếu tam thiên giới,

Pháp thủy trường lưu ngũ đại châu.

Toàn cảnh Phật Quang Sơn Nam Hoa tại Nam Phi

Toàn cảnh Phật Quang Sơn Nam Hoa tại Nam Phi

Sơ lược bối cảnh lịch sử

Từ khi hệ thống phân biệt chủng tộc ở Nam phi bên bờ vực thăm và sụp đổ vào năm 1992. Ông Nelson Mandela (1918-2013) ra khỏi nhà tù Robben Island 2 năm trước đó và được trả tự do.

Trong thời gian này, một nhân viên Hội đồng thành phố trong ngôi làng nông nghiệp nhỏ của Bronkhorstspruit, tỉnh Gauteng, đã đưa ra một đề nghị. Đó là Giáo sư Tiến sĩ Hennie Senekal, một Bộ trưởng Nam phi thời đó, có chuyến công du Đài Loan 1 năm trước đó nhằm mục đích thu hút Thương vụ Quốc tế đầu tư vào Bronkhorstspruit, tỉnh Gauteng, Nam Phi, ông vô cùng ngưỡng mộ Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, và nảy sinh ý tưởng xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo tại Nam Phi.

Giáo sư Tiến sĩ Hennie Senekal, Hội đồng Thành phố Bronkhorstspruit đã cúng dường một khu đất rộng khoảng 15 mẫu đến Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn và thêm 19 mẫu nữa.

Giáo sư Tiến sĩ Hennie Senekal, Hội đồng Thành phố Bronkhorstspruit đã cúng dường một khu đất rộng khoảng 15 mẫu đến Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn và thêm 19 mẫu nữa.

Qua đề nghị của Giáo sư Tiến sĩ Hennie Senekal, Hội đồng Thành phố Bronkhorstspruit đã cúng dường một khu đất rộng khoảng 15 mẫu đến Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, và đảnh lễ cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Tinh Vân đầu tư xây dựng một ngôi Đại già lam Phật giáo trên khu đất này. Sau đó đàn việt thí chủ cúng dường thêm 19 mẫu đất nữa.

Phật Quang Sơn Nam Hoa được xây dựng từ năm 1992

Phật Quang Sơn Nam Hoa được xây dựng từ năm 1992

Năm 1991, sau cuộc họp kế hoạch đầu tư và thiết kế xây dựng ngôi Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự tại Nam Phi. Hợp đồng đã được ký vào ngày 08/03/1992. Giáo sư Tiến sĩ Hennie Senekal rất cảm động bởi sự cống hiến đáng kể của Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn đối với xã hội nhân sinh.

Bài liên quan

Tại lễ ký kết bàn giao đất xây dựng chùa, thông báo của lãnh đạo chính quyền địa phương ký quyết định bào giao đất, tin vui bất ngờ này, không chỉ gây chấn động và lan truyền sự kiện đặc biệt hy hữu này đã trở thành một giai thoại. Trưởng lão Hòa thượng Tinh Vân phát biểu rằng: “Việc Phật sự này, sự thật đã mang đến tình bạn đạo cho Nam Phi."

Theo báo cáo của Tiến sĩ Kruger, Trưởng khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Nam Phi thuyết minh rằng: “Ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đã lan tỏa đến châu Phi khoảng 3 lần: lần đầu tiên từ Ấn Độ, thời thịnh vượng nhất ở Ấn Độ của vị Anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka (Trị vì: 273-232 trước Tây lịch), hơn 2.200 năm trước, Ngài đã lãnh đạo các các lãnh thổ ngày nay như Pakistan, Afghanistan, Iran, Ả Rập Xê Út, và Ai Cập ở Bắc Phi, nhưng vì tuyến đường quá dài để vượt qua sa mạc Sahara và cuối cùng biến mất ở Ai Cập!

Lần thứ 2: Đạo nhiệm mầu của Như Lai lại về châu Phi hơn 600 năm trước, Trịnh Hòa đã đến Tây Dương 7 lần. Một trong số họ đến Somalai ở Đông Phi. Chư tôn đức tăng già Phật giáo Trung Hoa đã vào Đông Phi bằng thuyền. Tuy nhiên, chỉ có một trong bảy chuyến đi đến Tây Đại Dương đến lục địa châu Phi, vì vậy chư tôn đức tăng già Phật giáo Trung Hoa biến mất ở Somalia, ở Đông Phi bởi thiếu sự hỗ trợ.

Lần thứ ba, từ năm 1992, Giáo đoàn Phật Quang Sơn tập hợp sức mạnh của toàn thể tín chúng Phật tử trên toàn thế giới, và có kế hoạch tổ chức thành lập ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự tại Nam Phi, theo bốn tôn chỉ của Phật Quang Sơn, Dùng Văn hóa hoằng dương Phật pháp; Dùng Giáo dục bồi dưỡng Nhân tài; Dùng Từ thiện Phúc lợi Xã hội; Dùng Cộng tu tịnh hóa Nhân tâm; không ngừng truyền bá sáng ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp đến mọi tầng lớp ở Nam Phi, và dần dần thực hiện hoằng dương chính pháp Phật đà, thành tựu sứ mệnh truyền trì mạng mạch Phật pháp tại châu Phi.

Gần 30 năm một chặng đường phát triển 

Công trình văn hóa Tâm linh Phật giáo chính thức khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 1992. Đầu tiên là xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo điện, sau đó xây dựng Giảng đường và Thiền đường.

Tổng kinh phí xây dựng Công trình ước tính khoảng 6 triệu USD, một sức bật lớn cho nền kinh tế vào thời điểm mà tỷ lễ thất nghiệp trong số dân đen Nam Phi trên 50%.

Tổng kinh phí xây dựng Công trình ước tính khoảng 6 triệu USD, một sức bật lớn cho nền kinh tế vào thời điểm mà tỷ lễ thất nghiệp trong số dân đen Nam Phi trên 50%.

Dự án xây dựng ngôi đại già lam tự viện Phật giáo tại đây đã mang công ăn việc làm cho đông đảo người dân địa phương. Tổng kinh phí xây dựng Công trình ước tính khoảng 6 triệu USD, một sức bật lớn cho nền kinh tế vào thời điểm mà tỷ lễ thất nghiệp trong số dân đen Nam Phi trên 50%. Tịnh tài và hiện vật đầu tư cho việc xây dựng đến từ Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn và cộng đồng Phật tử Đài Loan ở Nam Phi cúng dường.

Sau khi hoàn thiện công trình, Trưởng lão Hòa thượng Tinh Vân và Tăng đoàn Phật Quang Sơn suy cử Pháp sư Huệ Lễ ((慧禮法師), vị Tăng sĩ Phật giáo Đài Loan, bắt đầu sứ mệnh của mình tại châu Phi vào năm 1992 Phương trượng trụ trì ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự.

Năm 1994, Trường Cao đẳng Phật học đầu tiên tại châu Phi được khai giảng tại ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự. Trường dạy Văn hóa, Giáo lý và ứng dụng Phật pháp thực tiễn vào đời sống, nhằm giúp thanh thiếu niên Nam Phi vun bồi Đạo đức tâm linh, giúp giảm bớt những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.

Các trung tâm Phúc lợi từ thiện xã hội Phật giáo này đã sinh hoạt như một Trường học và Trung tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi ở Malawi, Lestho và Swaziland châu Phi.

Các trung tâm Phúc lợi từ thiện xã hội Phật giáo này đã sinh hoạt như một Trường học và Trung tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi ở Malawi, Lestho và Swaziland châu Phi.

Năm 1998, Pháp sư Huệ Lễ ((慧禮法師) viếng thăm quốc gia Malawi, nơi có đến 40% dân số mắc căn bệnh thế kỷ HIV hiểm nghèo và hơn 1 triệu trẻ em mất cha hoặc mẹ, hoặc cả hai vị song thân.

Với từ bi tâm dâng trào, Pháp sư Huệ Lễ ((慧禮法師) động lòng trắc ẩn và cảm thán rằng: “Ôi! Thật đáng thương cho cả một thế hệ trẻ mồ côi. Chúng sẽ lớn lên trong mồ côi và không được trong sự thương yêu dạy dỗ của cha mẹ”.

Từ đó những Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) từng bước ra đời. Các trung tâm Phúc lợi từ thiện xã hội Phật giáo này đã sinh hoạt như một Trường học và Trung tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi ở Malawi, Lestho và Swaziland châu Phi.

Năm 2001, Pháp sư Huệ Lễ (慧禮法師) xin từ chức vụ trụ trì ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự, và dành hết thời gian của mình cho công tác Phật sự Phúc lợi Từ thiện xã hội tại châu Phi, với sứ mệnh nhà Nhân đạo của “Phật giáo Đại thừa –Albert Schweitzer”.

Một mảnh đất bên ngoài quận Blantyre, phía nam Malawi, được cúng dường cho ngài Pháp sư Huệ Lễ xây dự án, bởi nhờ sự đàm phán thành công với đệ nhất Phu nhân của Malawi.

Năm 2003, Pháp sư Huệ Lễ bắt đầu khởi công xây dựng Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật). Những tấm lòng vàng ủng hộ tài chính cho việc xây dựng chủ yếu từ nguồn Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn và Phật tử Đài Loan.

Năm 2005, hoàn tất giai đoạn đầu và 120 trẻ em từ 3 đến 12 tuổi được đưa về Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) chăm sóc, nuôi dạy.

Năm 2008, Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) Malawi đã nuôi dạy và chăm sóc khoảng 300 trẻ mồ côi chỉ có cha hoặc mẹ.

Truyền bá chính pháp Phật đà: Giảng dạy giáo lý đạo Phật để lan tỏa ánh sáng từ bi, trí tuệ giúp mọi người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, đem lại niềm an vui thực sự đến với nhân dân châu Phi.

Truyền bá chính pháp Phật đà: Giảng dạy giáo lý đạo Phật để lan tỏa ánh sáng từ bi, trí tuệ giúp mọi người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, đem lại niềm an vui thực sự đến với nhân dân châu Phi.

Trong hơn thập kỷ qua, Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) ở Namibia đã phụng sự như một trường học và trại trẻ mồ côi cho trẻ em tại các quốc gia Malawi, Swaziland và vùng Lesotho ở Phi châu.

Có trụ sở tại Nam Phi, Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) là một tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn nổi bật  bởi đây là trại trẻ mồ côi Phật giáo đầu tiên trên lục địa châu phi. Đây là mô hình độc đáo về Chương trình giảng dạy đặc biệt và hữu ích.

Trẻ em ở Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) không chỉ học về giáo lý Phật đà mà còn học tiếng Quan thoại và học Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự, được thiết kế bởi Pháp sự Huệ Lễ người sáng lập Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật).

Võ thuật là kỹ năng đặc biệt được dạy ở trung tâm chăm sóc Blantyre và cũng là một chương trình trao đổi văn hóa nghệ thuật thể thao. Khoảng 100 em tập luyện võ thuật dưới sự hướng dẫn của những vị Sư phụ Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, để thấm nhuần kỷ luật, độ bền và sức tập trung.

Trẻ em ở Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) không chỉ học về giáo lý Phật đà mà còn học tiếng Quan thoại và học Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự, được thiết kế bởi Pháp sự Huệ Lễ người sáng lập Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật).

Trẻ em ở Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật) không chỉ học về giáo lý Phật đà mà còn học tiếng Quan thoại và học Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự, được thiết kế bởi Pháp sự Huệ Lễ người sáng lập Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật).

Nhiều em trong số trẻ mồ côi đang được chăm sóc và nuôi dạy tại Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật). được nhận nuôi từ các ngôi làng xa xôi hẻo lánh, bị suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Pháp sư Huệ Lễ nghĩ cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe là dạy các em thực tập thiền định Phật giáo kết hợp Công phu võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự.

Dạy các em học tiếng Quan thoại góp phần tăng trưởng các mối giao lưu rộng rãi giữa Trung Quốc và các nền kinh tế của châu Phi.

Từ khi xây dựng hoàn thành ngôi đại già lam tự viện Phật giáo, Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, Nam Phi đã tiếp tục ở các Trung tâm tu học Phật pháp tại các nơi như Johannesburg, Bloemfontein, Durban và Cape Town, và đã thu hút Tăng, ni Phật tử khắp nơi ở châu Phi về tu học và các tầng lớp xã hội các quốc gia khác nhau, bao gồm Kenya, Congo và Zimbabwe.

Tiêu chí của Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, Nam Phi:

1. Truyền bá chính pháp Phật đà: Giảng dạy giáo lý đạo Phật để lan tỏa ánh sáng từ bi, trí tuệ giúp mọi người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, đem lại niềm an vui thực sự đến với nhân dân châu Phi.

2. Xây dựng Tăng đoàn: Giáo dục người dân địa phương trở thành Phật tử, ươm mầm Bồ đề, vun quén vườn hoa Bát nhã tại châu Phi.

3. Truyền trao Giới pháp: Truyền trao Giới pháp để giúp mọi người thượng tôn pháp luật, phát triển xã hội bền vững, xây dựng nền tảng Đạo đức tâm linh, tìm sự giải thoát khổ đau, sự thanh tịnh tâm hồn cho cả hai giới xuất gia và tại gia.

Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, Nam Phi đã tiếp tục ở các Trung tâm tu học Phật pháp tại các nơi như Johannesburg, Bloemfontein, Durban và Cape Town, và đã thu hút Tăng, ni Phật tử khắp nơi ở châu Phi về tu học và các tầng lớp xã hội các quốc gia khác nhau, bao gồm Kenya, Congo và Zimbabwe.

Tăng đoàn Phật giáo Phật Quang Sơn, Nam Phi đã tiếp tục ở các Trung tâm tu học Phật pháp tại các nơi như Johannesburg, Bloemfontein, Durban và Cape Town, và đã thu hút Tăng, ni Phật tử khắp nơi ở châu Phi về tu học và các tầng lớp xã hội các quốc gia khác nhau, bao gồm Kenya, Congo và Zimbabwe.

4. Phiên dịch kinh điển: Chuyển ngữ Tam tạng Kinh từ Hán ngữ sang ngôn ngữ địa phương để người châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận Giáo lý từ bi trí tuệ Phật giáo.

5. Xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo: Xây dựng cơ  sở tự viện Phật giáo cho Phật tử xuất gia và tại gia có nơi sinh hoạt, tu học và thực nghiệm Phật pháp.

Ban đầu, ai cũng lo ngại rằng ngôi đại già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự tọa lạc tại khu vực nông thôn phân biệt chủng tộc có thể trở thành mục tiêu của những vụ tấn công chính trị.

Thay vì làm gia tăng sự phân biệt chủng tộc, ngôi đại già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự đã trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng và là một biểu tượng của nền đa văn hóa mới Nam Phi

Thay vì làm gia tăng sự phân biệt chủng tộc, ngôi đại già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự đã trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng và là một biểu tượng của nền đa văn hóa mới Nam Phi

Bài liên quan

Nhưng thay vì làm gia tăng sự phân biệt chủng tộc, ngôi đại già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự đã trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng và là một biểu tượng của nền đa văn hóa mới Nam Phi (Tuy nhiên không may, đã xảy ra một vụ tấn công vào ngày 30 tháng 10 năm 2002.

Một nhóm quân đội kỳ thị da trắng đã đặt bom tại một trong những nơi trong ngôi chùa làm 2 người bị thương.

Vào thời điểm đó, một Phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Nam Phi tuyên bố rằng, vụ nổ có thể giết chết và làm bị thương hàng chục người nếu ngòi nổ không thất bại trong việc nổ bom.

Khoảng 150 Phật tử từ các quốc gia Australia, Đài Loan, Malaysia và Hoa Kỳ đang tham gia các buổi lễ trong chính điện, vào thời điểm đó có khoảng 30 công nhân xây dựng cũng ở gần đó.

Các chính trị gia trên toàn quốc đều lên án vụ bạo lực bằng vũ khí này.

Các đời trụ trì ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự kể từ khi thành lập:

1992-2002: Pháp sư Pháp sư Huệ Lễ ((慧禮法師)

2001-2003: Pháp sư Mãn Á (滿亞法師)

2003-2006: Pháp sư Huệ Phương (慧昉法師) (nhiệm kỳ 1)

2006-2008: Pháp sư Y Quân (依君法師)

2008 đến nay: Pháp sư Huệ Phương (慧昉法師) (nhiệm kỳ 2)

Trải bao thăng trầm, ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự chẳng những là nơi tu học lý tưởng cho những người con Phật mà còn là quần thể Du lịch Văn hóa Tâm linh, góp phần không nhỏ vào việc phát triển Đạo đức tâm linh, giá trị nhân văn, Kinh tế xã hội cho đất nước Nam Phi ngày nay.

Lip: Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự, Nam Phi

Trung tâm Từ thiện xã hội Amitofo Care Center – ACC (A Di Đà Phật), Nam Phi:

Vân Tuyền

(Nguồn: Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự, Nam Phi)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm