Kinh tế từ góc nhìn Phật giáo
Đức Phật không cách mạng kinh tế, nhưng Phật pháp có đề cập đến những khía cạnh đạo đức của kinh tế học. Đức Phật chỉ dẫn và những quy định liên quan đến những khía cạnh đặc biệt của kinh tế mà đến nay tính thích ứng của nó vẫn còn hiện hành.
Hai loại của cải: Vật chất và tinh thần
Tài sản vật chất
A.IV.5 – Kinh Tăng Chi IV: Các vị Tăng sĩ không nên bận tâm hoặc vướng dính đến các khía cạnh của vật chất. Không nên bận tâm đến các loại hình kinh doanh liên quan đến lợi nhuận vật chất. Hãy quan tâm đến tài sản tâm linh để có cơ hội đạt được sự tiến bộ về tinh thần.
Đối với người tại gia, việc quan tâm đến tiến bộ vật chất là không thể thiếu. Đức Phật không dạy Phật tử suốt ngày chỉ biết lạy Phật, niệm Phật. Hiện nay đa số Phật tử đang rơi vào tình trạng này. Xã hội có cái nhìn rất sai về đạo Phật: Đạo Phật chỉ đào tạo ra những con người chỉ biết chừng đó các công việc. Trong khi lời Phật dạy lại cao siêu hơn nhiều. Trong quá trình mưu cầu hạnh phúc qua tiện ích vật chất, đạo Phật khích lệ người tại gia không nên lầm nhận vật chất là cứu cánh của cuộc sống. Khích lệ các hình thức hợp pháp trong nghề nghiệp để tạo ra những sở hữu tài sản. Điều này một mặt mang lại những giá tị cao quý cho bản thân, đồng thời góp phần chia sẻ các sở hữu hợp pháp đó đến với các mảnh đời bất hạnh và kém may mắn. Sở hữu nhiều tài sản không có nghĩa sở hữu cuộc sống bình an. Bằng chứng: nhiều người thụ hưởng các sở hữu vật chất và các tiện ích xã hội nhưng vẫn không là người được hạnh phúc. Lý do được nêu trong Kinh Tăng Chi là vì họ thiếu tài sản trí tuệ. Trí tuệ được đẳng thức với tài sản, đây chính là một giá trị to lớn của đức Phật.
Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình
Nỗi khổ của người sở hữu tài sản: nô lệ tâm lý vào tài sản; cất giấu tài sản và đòi hỏi sự thỏa mãn khoái lạc giác quan trên tài sản. Của cải vật chất là những pháp duyên sinh, không thể bảo đảm sự thoả mãn đối với vật sở hữu, vì nó vô thường. Bám chấp vào nó hay nô lệ vào tài sản vật chất dẫn đến ràng buộc và đau khổ.
Pháp Cú: Của cải là tài nguyên làm lợi ích cho xã hội đối với người trí; nó cũng có thể trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của kẻ ngu vì họ trở thành nô lệ cho nó và bị nó sai sử. Việc sử dụng tài sản như thế nào mới là quan trọng.
Sự sai lầm về chấp thủ đối với của cải vật chất đã tạo ra rắc rối. Đạo đức và trí tuệ là 2 loại tài sản tâm linh cần thiết mang lại hạnh phúc cho con người.
Tài sản tâm linh (D.III.163,267 – Kinh Trường Bộ III)
Của cải vật chất không bảo đảm được cái hạnh phúc chân thực, Đức Phật kêu gọi nỗ lực đạt được tài sản tâm linh, thánh tài (Ariyadhana). Khi con người sở hữu được các nhân cách cao quý, con người sẽ biết cách sử dụng những sở hữu tài sản vật chất của mình hợp lý và có những giá trị cao quý.
(1). Tín tài (Saddhādhana) – tài sản niềm tin.
(2). Giới tài (Sīladhana) – tài sản đạo đức.
(3). Tàm tài (Hiridhana) – tài sản hổ thẹn cá nhân.
(4). Quý tài (Ottappadhana) – tài sản hổ thẹn xã hội.
(5). Văn tài (Sutadhana) – tài sản kiến thức, học rộng Phật pháp.
(6). Thí tài (Cāgadhana) – tài sản buông xả, tâm rộng lượng, lòng vị tha, bỏ bỏn xẻn, thích bố thí.
(7). Tuệ tài (Paññādhana) – tài sản trí tuệ, hiểu nhân quả, hiểu điều thiện ác, chánh kiến.
Ấn tượng đề tài luận án Tiến sĩ của sư cô Ngọc Liên: Kinh tế Phật giáo
Trong nguyên ngữ Pali, sau từng loại tài sản đức Phật đều dùng khái niệm “dhana”, xem niềm tin, đạo đức và 5 điều còn lại là một tài sản. Đức Phật sáng tạo trong nghệ thuật chơi chữ, Ngài đã sử dụng các dữ liệu xã hội để làm nổi bật được những giá trị cao quý mà con người hầu như không quan tâm đến. 7 đức tính trên bất kỳ ai sở hữu được đều có thể trở thành bậc Thánh.
Nếu lấy hệ tiêu chí 7 điều liên hệ đến 7 tài sản tâm linh thì Phật tử tại gia ngày nay chỉ được một phần nhỏ của tín – giới – tàm – quý tài. Riêng về Văn tài và Tuệ tài hầu như Phật tử tại gia không có. Tương tự, nếu lấy hệ quy chiếu áp dụng thì Tăng Ni bị thiếu Văn tài và Tuệ tài, ngoại trừ những Tăng Ni được học Phật đến nơi đến chốn và những Tăng Ni tự học do không có điều kiện đến trường Phật học để học.
Việc ôn lại đoạn Kinh trên cho ta nhận thức về tính trách nhiệm của các tu sĩ cần phải nỗ lực chính mình để không phụ lòng Đức Phật. Sở hữu tài sản Phật pháp và sở hữu được tài sản trí tuệ.
Trong bài Kinh vừa nêu, Đức Phật khẳng định: Bảy tài sản cao quí này không bị cướp đoạt, không bị cái gì hư hoại; ai sở hữu chúng thân tâm được an lạc, giàu có.
Đối với tài sản thứ 6 là Thí tài, nếu tu sĩ Phật dụng một cách nhuần nhuyễn loại tài sản này tỏng việc làm đạo sẽ giúp người đó mở rộng được Phật pháp cho những người chưa hiểu Phật pháp (thông qua từ thiện, trước khi trao tặng tài sản vật chất sẽ hướng dẫn về tài sản tinh thần).
Chú thích:
-Dựa theo tài liệu giảng dạy môn triết học phật giáo - TT.Thích Nhật Từ.
-A:Anguttara Nikàya: Tăng chi bộ kinh
-D:Dìgha Nikàya: Trường bộ kinh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm