Lá thư tâm tình cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh
"Giá trị lớn nhất tôi nhận được từ tập sách này chính là cái thấy vượt qua chủ nghĩa nhị nguyên. Chúng ta và Trái đất chính là một, nếu bảo vệ trái đất chính là bảo vệ chúng ta." - Đông Phong chia sẻ.
Pháp tu Quan Âm, phương pháp bí truyền của Mật Tông Tây Tạng
Tháng 2/2020, công ty Cổ phần Văn hóa sách Sài Gòn (Saigon Books) phối hợp với NXB Văn hóa Văn nghệ cho ra mắt phiên bản mới tập sách “Tâm tình với đất mẹ” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, qua phần dịch và biên tập của Đông Phong.
Đông Phong tên thật là Nguyễn Bảo Ân, vốn là một Phật tử trẻ, có nhân duyên tiếp xúc với pháp tu của Làng Mai từ năm 20 tuổi. Bởi đó nên “Tâm tình với đất mẹ” phiên bản mới năm 2020 được dịch lại từ bản thảo tiếng Anh của thiền sư Thích Nhất Hạnh với lối văn phong đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đậm “chất” Làng Mai, đồng thời chỉnh sửa, bổ sung thêm những nội dung mới liên quan đến hướng dẫn thực tập, trị liệu dành cho độc giả.
"Giá trị lớn nhất tôi nhận được từ tập sách này chính là cái thấy vượt qua chủ nghĩa nhị nguyên. Chúng ta và Trái đất chính là một, nếu bảo vệ trái đất chính là bảo vệ chúng ta." - Đông Phong chia sẻ.
Khi tập sách được ra mắt, Đông Phong đã viết một lá thư gửi kèm tập sách đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang tịnh dưỡng tại chùa Tư Hiếu. Kính mời quý vị Phật tử cùng đến với những tâm tình của một Phật tử trẻ, dịch giả Nguyễn Bảo Ân.
Thư gửi Sư Ông
Dạ thưa Sư Ông, con là Tâm Hòa Ngữ. Tên của con là Ân, Tâm Hòa Ngữ là pháp danh mà con nhận được hồi Khóa Tu Giờ Đây Bên Nhau ở Thái Lan 2013. Con rất là hạnh phúc và biết ơn khi được biên tập tác phẩm lần này. Con xin dâng cúng dường lên Sư Ông với tất cả tâm thành thanh tịnh.
Con có một văn phòng nhỏ sau lưng Chợ Bến Thành làm về hỗ trợ tâm lý. Những lời dạy của Sư Ông đang được con thực hành và hỗ trợ cho con cũng như những người đến với con. Bên phải con có một Tôn Tượng của Bụt đang ngồi thiền trên cỏ rất là bình yên. Lâu lâu con làm việc quay sang nhìn Bụt con thấy hạnh phúc rất nhiều. Mỗi sáng con mở cửa vào con đều nói “Chào Bụt”, con có cảm tưởng tình Thầy trò giữa con và Bụt rất là thân thiết.
Sư Ông biết không, khi biên tập tác phẩm này mang lại cho con nhiều trải nghiệm. Một lần con đi bộ đến chỗ giữ xe, ở góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Du có một cây Điệp vàng, gió thổi làm cho những chiếc lá và những cánh hoa rơi xuống, một cảnh tượng hết sức bình thường nhưng hôm ấy đối với con lại là một cảnh tượng rất hùng vĩ. Giờ phút ấy, con thấy rằng con cũng chính là những chiếc lá và những cánh hoa kia, đều là con của Đất mẹ. Chúng con là một, có khác chăng là con biểu hiện như một con người còn chiếc lá cánh hoa biểu hiện với hình hài riêng của mình. Khi thấy được như vậy con rất hạnh phúc và tự do.
Sau Tết con có tham dự khóa xuất gia gieo duyên ở Chùa Huyền Không, Huế và được Hòa Thượng Pháp Tông đặt cho một tên mới là Chánh Tư. Những trải nghiệm trong những ngày làm Sadi, con thấy thiêng liêng lắm, những trải nghiệm tưởng chừng là mới mẻ ở đời sống này nhưng sâu thẳm con vẫn thấy rất “thân quen” với mình.
Đông Phong có nghĩa là ngọn gió từ phương Đông, đã là gió thì tự nó đã thổi, không cần ai phải thổi, cũng không cần phải nói là gió thổi, con vẫn nhớ lời Sư Ông như vậy. Là Tâm Hòa Ngữ, Bảo Ân, Chánh Tư, Đông Phong,... cũng đều là con cả thôi, cũng đều là học trò của Bụt, tùy hoàn cảnh mà mình biểu hiện để đem tình thương của Bụt hiến tặng cho đời.
Bên dưới văn phòng của con là quán trà Dear TeaHouse, hồi Tết bạn chủ quán có đưa vào bán trà Bích Loa Xuân, và có hỏi con là nên đặt lại tên tiếng Anh là gì. Con mới đặt là Stillness, và bạn đó có trích một câu sau lưng tấm card tên trà:
“Stillness is the foundation of understanding and insight.”
- Thich Nhat Hanh
Con rất vui khi thấy tấm card như vậy, vì như thể có Sư Ông ở đây vậy. Ai tới chơi con cũng mua trà Stillness để đãi. Sau khóa tu con có ghé Tổ Đình Từ Hiểu để đảnh lễ Bụt và Chư Tổ nhưng con không gặp được Sư Ông mà con cũng không có ý gặp được Sư Ông, để cho Sư Ông nghỉ ngơi. Vì giờ việc gặp được Sư Ông rất là dễ dàng đối với con, không cần phải lặn lội đi đâu hết.
Con xin đảnh lễ Chư Bụt, Chư Tổ và Sư Ông với tất cả thân khẩu ý thanh tịnh. Nguyện cho ba ngôi báu mãi mãi trường tồn. Nguyện cho tất cả mọi loài đều có cơ hội được tiếp cận ánh sáng chân lý và tình thương của Bụt
Sài Gòn, ngày 28 tháng 02 năm 2020
Đệ tử của Thầy.
Nguyễn Bảo Ân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
Xem thêm