Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/03/2021, 16:12 PM

Làm bạn với thiện

Trong cuộc sống, không ai là không có bạn. Đức Phật khuyên chúng ta nên chọn cho mình những người bạn tốt vì gần gũi họ sẽ có lợi. Người xưa có câu: “Lựa sách mà đọc, lựa bạn mà chơi” hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Thân cận người thiện, người tốt, dần dần chúng ta sẽ tốt hơn lên. Tổ Quy Sơn cũng dạy rằng: “Gần gũi người hiền như đi trong sương móc, tuy không ướt áo nhưng lúc nào cũng thấm đượm.”

Bình thường, một tờ giấy không có mùi gì, nếu đem gói nhang thì nó sẽ có mùi thơm, nhưng nếu đem gói cá thì nó sẽ trở nên tanh hôi. Con người cũng vậy, nếu gần gũi những vị thiện tri thức, những người tốt, những người có đạo đức thì họ sẽ giúp chúng ta hướng đến con đường thiện; ngược lại, nếu gần gũi những người xấu thì chúng ta sẽ bị tiêm nhiễm các thói hư, tật xấu của họ.

Tấm lòng lương thiện

Chọn bạn theo lời Phật dạy không phân biệt sang hèn, quý tiện mà chỉ phân biệt người thiện với kẻ ác, người có tâm với kẻ vô loài.

Chọn bạn theo lời Phật dạy không phân biệt sang hèn, quý tiện mà chỉ phân biệt người thiện với kẻ ác, người có tâm với kẻ vô loài.

Chẳng hạn, chúng ta chơi thân với những người hút thuốc, uống rượu, mê cờ bạc, nghiện ma túy thì một ngày nào đó mình cũng sẽ bị nghiện những thứ này. Mới đầu, chúng ta không biết thuốc lá, rượu bia, cờ bạc, ma túy là gì; nhưng sau một thời gian thường xuyên tiếp xúc với những người bạn như vậy, do được mời, do bị nài nỉ, hay thậm chí là do bị dụ dỗ, ép buộc, dần dần chúng ta biết hết và trở thành con nghiện lúc nào không hay. Vì vậy, việc chọn bạn tốt rất quan trọng, chơi với bạn xấu vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là những người nghiện ngập.

Trong những người được xem là bạn tốt, đức Phật dạy chúng ta nên gần gũi người nào có giới đức, bởi chúng ta sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đến với người đó. Ví dụ, thân cận một người Phật tử giữ trong sạch được năm giới, chúng ta sẽ thấy rất an tâm, vì biết chắc rằng, người đó sẽ không giết hại; không trộm cắp, lừa đảo; không lừa gạt tình cảm; không nói lời dối trá và không rủ rê mình đi ăn nhậu.

Đức Phật dạy trong bài kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt thuộc kinh Trường Bộ rằng: “Có bốn loại bạn phải được xem là người bạn chân thật: người bạn giúp đỡ, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui, người bạn khuyên điều lợi ích và người bạn có lòng thương tưởng”. Sau đó, Ngài lần lượt phân tích bốn loại bạn này:

“Có bốn trường hợp mà người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật: che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng túng; che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng túng; là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi; và khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu.

Chuyện cửa Thiền: Tuệ nhãn

Đức Phật dạy có bốn cách kết bạn: một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, và bốn là kết bạn như đất.

Đức Phật dạy có bốn cách kết bạn: một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, và bốn là kết bạn như đất.

Có bốn trường hợp mà người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi gặp khó khăn; và dám hy sinh thân mạng vì bạn.

Có bốn trường hợp mà người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: ngăn chặn bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; và cho bạn biết con đường sinh lên cõi trời.

Có bốn trường hợp mà người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chặn những ai nói xấu bạn; và khuyến khích những ai tán thán bạn.”

Như vậy, qua bài kinh này, đức Phật đã dạy cho chúng ta biết thế nào là người bạn tốt. Chúng ta nên căn cứ vào đó để chọn bạn cho mình vì thân cận những người như thế sẽ được nhiều lợi ích.

Tình thương chuyển hoá hận thù và khổ đau

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm