Làm gì để an vui hạnh phúc cả năm
Tu học theo Phật lấy từ bi tình thương làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm mục đích, lấy phúc đức làm sự nghiệp, lấy tinh tấn làm động lực, lấy nhẫn nại làm sức mạnh, lấy bố thí làm niềm vui, lấy bình an làm điểm tựa, lấy thiền định làm công phu, lấy đức Phật làm tấm gương.
Vấn đề này mới nghe qua có vẻ rất đơn giản, nhưng để thực hiện được thì phải có chủ kiến và quyết tâm sáng suốt
Nếp sống lành mạnh là cần thiết đối với mọi người, người cư sĩ Phặt tử tại gia; người bình thường có tín ngưỡng Phật giáo; người thích Đạo Phật.
Có khi, cả những người đã quy y Tam Bảo, đi chùa, tụng kinh lễ Phật nhiều năm nhưng chưa chắc nắm rõ làm sao để sống sinh hoạt làm việc và tu tập đúng pháp và có hiệu quả.
Để việc tu tập hài hòa phù hợp với cuộc sống gia đình, công việc, làm ăn không phải ai cũng hiểu và làm được ...
Sống, tu học đúng theo Phật pháp sẽ tốt hơn lên về mọi mặt thể hiện trong nếp sống hàng ngày
Có người, mới nhìn nghĩ rằng, muốn nổ lực làm ăn để thăng quan tién chức giàu sang phú quý, hình như ngược với đường lối tu hành của đức Phật. Cuộc sống khó khăn hiện nay mở mắt phải lo toan đủ thứ, rắm rối trăm bề, bon chen cật lực, thậm chí giành giật mới có cái ăn cái mặc, nơi ở, lo cho gia đình cha mẹ con cái, thời gian nào mà tu tập.
Ứng dụng chánh tư duy trong ngày Tết
Hơn nữa đi chùa, đi tu phải từ bi, phải cam chịu, phải nhẫn nhịn, phải thua thiệt, phải kham khổ, phải muối dưa... vậy mới là tu.
Nếu đi chùa, học Phật mà nghèo khổ hơn, bất an hơn, buồn phiền hơn, thiệt thòi hơn, tệ hại hơn, lo lắng hơn, thì biết rằng người ấy đã đi chùa học Phật sai cách rồi, lạc đường rồi, nhầm lẫn rồi ! Hãy tĩnh tâm chiêm.nghiệm và suy xét cho kỹ
Nhất là có người nghĩ sai rằng, đi chùa tu Phật quy y, thì chịu nghèo khổ, bần hàn khó làm ăn, vì Đức Phật, Bồ Tát không cho lộc tiền tài quan chức phú quý, chỉ phù hộ cho bình an thôi...
Trước hết chúng ta cần biết rõ, đức Phật là con người giác ngộ toàn năng, toàn tri, phúc trí viên mãn thần thông tự tại. Bất kỳ ai, học tu theo Phật đều có lợi ích lớn, tùy theo hoàn cảnh, mục đích và mong muốn của mình mà thành tựu. Khi chưa xuất gia tu hành, đức Phật đã là thái tử con vua Tịnh Phạn, theo lý sẽ kế vị làm vua, giàu sang quyền quý tột bực.
Đức Phật từng dạy vua Ba Tư Nặc cách làm một vị vua tốt, mang lại bình yên ấm no thịnh vương cho bá tánh lê dân; dạy cho thương gia Cấp Cô Độc, cách thức tư duy phân vốn làm ăn để tạo ra nhiều của cải vật chất và sử dụng tiền của ấy. Vừa chăm lo cho gia đình, hiếu thảo phụng dưỡng cha me, hộ trì Tam Bảo, cứu giúp bá tánh nghèo khổ...đức Phật dạy cho tướng quân, triết gia, người thợ bạc, thợ hớt tóc, người đánh xe ngưa, người hốt phân, người làm quan...tùy từng đối tượng mà có phương pháp sống làm việc và tu tập phù hợp mang lại lợi ích thiết thực.
Người cư sĩ, Phật tử, hoặc chỉ có cảm tình với đạo Phật, hàng ngày biết cách Tu học theo lời dạy của đức Phật, vừa tốt cho bản thân, gia đình và xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt.
Tu học thực chất là thực tập sống một đời sống hạnh phúc hướng thiện tích cực.
Tu học theo Phật giúp chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần.
Tu học theo Phật sẽ nâng cao giá trị và phẩm chất con người.
Tu học theo Phật giúp ta sống lạc quan và có ích cho bản thân, cho gia đình, cho cuộc đời cho xã hội nhiều hơn.
Sống tỉnh giác chánh niệm, rõ nhân quả, hiểu vô thường, thấu duyên sinh vô ngã, ngộ tâm tông sẽ luôn an vui hạnh phúc và tự tại
Tu học theo Phật lấy từ bi tình thương làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm mục đích, lấy phúc đức làm sự nghiệp, lấy tinh tấn làm động lực, lấy nhẫn nại làm sức mạnh, lấy bố thí làm niềm vui, lấy bình an làm điểm tựa, lấy thiền định làm công phu, lấy đức Phật làm tấm gương.
Người phật tử sống ở đời, trước tiên phải làm tròn bổn phận của mình với gia đình, ông bà cha mẹ, nghĩa vụ với xã hội, trách nhiệm với công việc,
Trong kinh Bốn ơn lớn, đức Phật dạy ta làm người phải luôn ghi nhớ bốn ân lớn: Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn đất nước, ơn chúng sinh đồng bào.
Ngoài những bổn phận trách nhiệm nghĩa vụ đã nói người Phật tử sắp xếp thời gian tu tâm dưỡng tính, hộ trì Tam Bảo, học hỏi Phật pháp, làm phước bố thí, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, sám hối. Nhằm tăng trưởng trí tuệ phúc đức, định lực tiêu trừ nghiệp chướng, sửa đổi lỗi lầm, nâng cao phẩm chất đạo đức giá trị làm người.
Cụ thể người Phật tử mỗi ngày ít nhất là:
- Làm một việc thiện, việc tốt, giúp người, để tăng trưởng phúc đức, quảng kết duyên lành với mọi người.
- Lạy Phật ít nhất 18 lạy để sám hối nghiệp chướng (hoặc 36 lạy / 54 lạy/ 108 lạy, như là một cách rèn luyện sức khỏe, khiêm tốn)
- Tụng một bài kinh, ngắn dài tùy theo thời gian điều kiện công việc như kinh Bát đại nhân giác, kinh Bốn ân lớn, kinh Vô ngã tướng, kinh Phước đức, kinh Từ Bi, kinh Thiện sanh. Hoặc chọn chuyên tụng một quyển kinh như kinh Vô lượng thọ, kinh Địa Tạng, kinh Dược sư, kinh Pháp Hoa, kinh Kim cang. Nếu đã cố gắng mà không đến chùa được vẫn có thể tụng đọc ở nhà.
Một gia đình Phật tử mỗi buổi tối sau khi ăn uống dọn dẹp xong, cùng nhau lên bàn thờ Phật tụng một thời kinh ngắn, chắc chắn gia đình sẽ hòa hợp, con cái ngoan hiền, an vui hạnh phúc hơn nhiều.
- Tọa thiền đếm hơi thở, hoặc niệm Phật khoảng 20 phút để tập trung tâm, tăng ý chí sức mạnh tinh thần. Thiền hành, đi nhẹ nhàng trong sự chú tâm tỉnh giác buông thư.
- Mỗi tháng ít nhất về chùa 2 lần sám hối nghe pháp, hỏi quý thầy, quý cô những thắc mắc trong khi học Phật, thực hành
- Nên gần gủi thân cân một vị tăng ni có đạo hạnh trí tuệ hướng dẫn chúng ta đi đúng đường.
Cuối mỗi ngày, trước khi ngủ nên xem lại một ngày qua mình đã làm được gì, buông xả những thứ nặng nề, niệm Phật hoặc ngồi thiền tỉnh tâm 10 phút rồi ngủ an lành.
- Có thời gian nên tham gia các khóa tu ngắn hạn để trải nghiệm chân thật lợi ích tu tập.
Nên sắp xếp thời gian cho phù hợp hài hòa giữa cuộc sống công việc và tu tập không để nhập nhằng ảnh hưởng, việc đời, việc đạo chẳng đâu vào đâu.
Không nhầm lẫn giữa cách tu cách sống của người xuất gia tu hành và Phật tử tại gia. Điều này không ít người vướng phải.
Tóm lại, học tu theo đức Phật là cách chọn lựa trí tuệ, giúp ta có hướng đi đẹp trong cuộc đời, tốt cho cả đời sống vật chất và tinh thần; cả trong hiện tại và tương lai:
Mỗi ngày siêng
Tích phước thiện
Nghe pháp, tọa thiền
Niệm Phật, lễ sám
Tâm hoan hỷ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Xem thêm