Làm người nên học tu
Người không biết tu tâm dưỡng tính, dù giàu sang phú quý cũng ít hạnh phúc an lạc. Chỉ cần vài tập tính xấu ác như hay sân si cố chấp, đố kỵ cũng làm cho bản thân họ bất an dài dài.
Người dân của nhiều quốc gia phương Tây luôn tự hào và khẳng định tôn giáo mà họ tin theo. Đôi khi họ còn đồng nhất khái niệm người có tôn giáo là người có đạo đức và ngược lại.
Một bộ phận người Việt Nam ta lại e ngại thậm chí sợ nói ra tôn giáo mà mình tin theo. Nhiều người không biết rằng, ở Việt Nam ta, niềm tin tôn giáo là quyền được luật pháp bảo hộ. Vì vậy cho nên, thói quen tâm lý này, có lẽ cần được thay đổi.
Người có niềm tin tôn giáo, sống đời lương thiện đạo đức, hài hòa tích cực hướng thượng, là điều cần phát huy khuyến khích góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp cao thượng hơn.
Người tin theo đạo Phật thường được chỉ dạy và khuyến khích học hỏi và thực hành sống theo lời dạy nhân văn và minh triết của đức Phật.
Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng
Một số người cư sĩ, Phật tử, người có lòng tin Phật pháp họ nghĩ rằng học tu là việc của Tăng Ni, những người xuất gia còn họ chỉ cần tín ngưỡng phụng thờ Phật Bồ Tát là được.
Thật ra tu học là việc cần thiết cho tất cả mọi người. Ai muốn sống an vui hạnh phúc ý nghĩa thì nên tu học theo lời dạy của Phật.
Học là học hỏi, tìm hiểu để hiểu đạo lý, có tri thức
Tu" nghĩa là sửa. Sửa cái dở thành cái hay; sửa cái ác thành cái thiện; sửa nóng nảy thành điềm đạm; sửa tật xấu thành tính tốt.....
Người không biết tu tâm dưỡng tính, dù giàu sang phú quý cũng ít hạnh phúc an lạc. Chỉ cần vài tập tính xấu ác như hay sân si cố chấp, đố kỵ cũng làm cho bản thân họ bất an dài dài.
Trong Phật giáo năm phẩm chất là người là không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không gian dối và không rượu chè bài bạc hút xách. Người không tu dưỡng 5 đức tính này sẽ có nguy cơ mất thân người, mất đi phẩm chất làm.người
Nói đơn giản tu tập là phát triển những đức tính tốt đẹp của mỗi con người như thương người, bao dung, chân thật, siêng năng, từ bi, nhẫn nại, tha thứ, Đồng thời nhận diện, chuyển hóa, dứt trừ những thói hư, tật xấu, tính ác của bản thân như: ích kỷ, tham lam, cố chấp thù hận, ganh ghét, dối trá, độc ác, lười biếng...
Đời sống của ai, thể hiện được nhiều tính tốt trong lời nói, hành động, suy nghĩ hướng thiện từ bi, tích cực là đời sống nhiều niềm vui hạnh phúc.
Đời sống bộc lộ nhiều điều ác đức, gây tổn hại người, vật và thiên nhiên, trong lòng ôm nhiều sự cố chấp thù ghét, ích kỷ thì sẽ luôn đau khổ không vui.
Có thể nói, muốn sống hạnh phúc an vui thì phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Ai có đạo đức tốt, người ấy sống hạnh phúc an vui.
Chất lượng sống của con người phụ thuộc vào đức tính của người đó.
Như vậy, sống vui hay sống khổ là do chính ta lựa chọn
Tu tập phát triển những đức tính tốt đẹp, tăng trưởng trí tuệ và phước đức là điều vô cùng cần thiết cho cuộc sống hướng đến hạnh phúc mà mỗi con người đều mong muốn.
Tu phước trí
Tâm có định
Tỉnh giác từ bi
Nhẫn hòa hỷ xả
Vui hạnh phúc
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm