Làm phước là pháp hành tạo niềm vui an lạc
Để được phước, được lòng người khác thì ta phải làm sao? Phải biết làm việc theo điều lành - làm phước - là một trong những pháp hạnh phúc mà đức Phật đã dạy.
Một nhóm người gặp nhau trong một dịp nào đó, có kẻ được cảm tình với người này, kẻ có thiện cảm với người kia và cũng có kẻ không được cảm tình của bất cứ người nào, mặc dù có thể họ là người tốt, người hiền, có thể bề ngoài của họ khó coi nhưng trong lòng họ vẫn thánh thiện hoặc cũng có thể họ là người toàn diện về cả hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong song mỗi khi diện kiến người ta vẫn cứ bảo "người đâu trông vô duyên. . ." những người như vậy thường ít được vừa lòng kẻ khác, có nghĩa rằng trong đời sống thường ngày họ luôn gặp phải thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm của mọi người. Nói theo cách thông thường, họ là người kém may mắn hoặc còn gọi là người vô phước, hay bạc phước.
Như vậy để được phước, được lòng người khác thì ta phải làm sao? Phải biết làm việc theo điều lành – làm phước – là một trong những pháp hạnh phúc mà đức Phật đã dạy.
Pháp này có nội dung là: làm việc lành để dành trong khi trước. Phước là những việc ta làm cho kẻ khác với tấm lòng trong sạch, làm mà không so tính thiệt hơn miễn sao điều đó đem lại niềm vui cho kẻ khác và đó cũng là niềm vui cho ta. Người làm những việc phước thiện như thế trước hết sẽ thấy được niềm vui trong đời sống hàng ngày, tâm hồn được thanh lọc khỏi những ăn năn, ray rứt, khỏi những tội lỗi, khỏi sự nguyền rủa của người đời khi làm điều ngược lại. Như thế cũng có nghĩa người đó đã gây được duyên lành, được mọi người xung quanh tin cậy, yêu mến. Người như thế hiển nhiên sẽ được nhận lại sự ủng hộ nhiệt tình ở mọi người đồng thời cũng tránh được những tai ương trong cuộc sống vì không bị kẻ thù ganh ghét hãm hại. Đó là phần thưởng do công đức của người làm điều thiện phước.
Muốn làm được những điều trên thì trước hết ta phải có cái tâm trong sạch không bị cám dỗ bởi tà kiến, thấy cái lợi không tham, thấy cái đẹp không mê muội vì những thứ này đều là phù du tạm bợ – nó không thuộc về ta, lao theo những thứ này chỉ khiến ta bị quay vòng trong cõi trược, không thể thoát ra được. Giống như kẻ tham bả lợi danh làm một đồng mà muốn có ba đồng, làm quan nhỏ mơ đến chức quan to để rồi đối xử vô tình với mọi người, miệng nói điều không thật, trong lòng tham lam tà kiến mà trở thành người gian ác bị nhiều người khinh khi rẻ rúng.
Một người khi đã để lợi danh làm mờ lí trí như thế thì khó tránh khỏi những hành động, những thủ đoạn bất chính. Họ lúc này không còn biết kinh sợ tội lỗi và sẳn sàng bất chấp để đạt cho được mục đích lợi danh. Còn ngược lại những ai biết phân biệt điều tốt với cái gian tà, biết sống vì mọi người chung quanh sẽ biết giữ mình khỏi điều gian ác và thực hành gieo duyên lành với tâm thanh tịnh.
Mỗi ngày chúng ta ngoài việc tinh tấn tu học còn phải đối mặt với nhiều thử thách của cuộc sống. Luôn đi bên cạnh những tiến bộ khoa học, những thành tựu công nghệ hiện đại giúp đời sống của ta trở nên tiện nghi hơn là những vấn nạn xã hội, là đào thải, là chống chọi lại cái tụt hậu, cái tiêu cực. Trước những vấn nạn này nếu lòng ta mê muội theo ngũ trần thì khó tránh khỏi vòng luân hồi.
Cho nên sự tỉnh thức là điều cần thiết để ta hướng đến đời sống an lạc với tâm hồn thánh thiện. Điều này chỉ đem lại từ trái tim biết rung động trước những điều thương tâm, biết sẵn sàng hành động vì người khác, cho lợi ích cuộc sống và cho sự an bình của người khác. Như vậy ta nên hành theo pháp Anububbikatha mà đức Phật đã từng dạy cho ngài Yassa nghe.
Muốn độ sinh thì phải có phước báo từ việc bố thí
Bố thí (Dana) là việc làm đầu tiên trong pháp này. Để thực hiện hành động bố thí không phải là điều dễ dàng vì chúng ta – những kẻ phàm trần tục lụy, chuyện cơm áo đời thường là chuyện mồ hôi nước mắt. Thế nhưng cái được trước mắt rồi cũng sẽ chẳng còn gì ngoài xác thân ngũ trần này. Hơn chi ta mang lại lợi ích cho đời đầy khổ lụy này bằng cách tạo ra phước lành, dâng tặng cuộc sống hiện tại những niềm vui và hơn nữa còn giành lại cho đời sau một cuộc sống khỏi những khổ đau luân trầm. Ông bà ta xưa từng dạy "sống phải biết tu nhân tích đức" hay "có đức không sức mà ăn" đó chính là cái lợi lâu dài giúp ta có đời sống thường lạc, giúp ta thoát khỏi vòng luân hồi, xa dần ngũ trần để xuất gia theo con đường chánh pháp. Phước chính là cái nhân đưa ta đi từ cõi trược tiếp dần lên cõi thanh.
Muốn làm được phước ta phải biết bố thí không do dự vì do dự là lòng ta chưa trừ được tính tham lam, hẹp hòi. Hơn nữa bố thí không phải là hành động cho có lệ mà phải thật lòng tâm ta biết yêu thương, chia sẻ. Bố thí để tạo niềm vui cho người khác, đó là hành động của từ bi, bác ái. Khi ta biết bố thí với tinh thần từ bi của người con Phật là ta đã diệt được lòng sân hận ở mình, biết bao dung người khác trong tình nhân đạo muôn đời. Mỗi khi bố thí cho ai là ta nhận được niềm vui ở người đó, đây mới là phút giây Niết bàn đang ngự trị trong lòng ta. Có được càng nhiều giây phút Niết bàn ấy càng giúp ta có được niềm vui tỉnh thức. Khi đó ta sống trong chánh giác, biết tham thiền để trừ si mê, tà kiến. Làm phước là nhịp cầu đưa ta đến đời sống an lạc.
> Xem thêm video: "Đức Phật hữu tình hay vô tình"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm