Làm sao để ta có được hạnh phúc, niềm an lạc?
Trong cuộc sống, con người luôn tìm cho mình một điểm tựa hạnh phúc, hay nói cách khác luôn muốn có niềm an lạc cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Họ tìm kiếm và mong cầu mà không nghĩ rằng chúng luôn tồn tại bên mình. Vậy làm sao để ta có được hạnh phúc, niềm an lạc?
Liệu niềm an lạc, hạnh phúc có thể bên ta mãi hay không? Đó chính là điều mà chúng ta cần nhìn nhận mỗi khi nghĩ về hạnh phúc của mình.
An lạc ở đây hiểu rõ là an vui. An có nghĩa là tâm không bị khuấy động, tâm bình thản và không sợ hãi. Lạc là khả năng vui sống.
Vậy, an lạc nghĩa là mình có hạnh phúc và đang thưởng thức những cái thật, cái lành, cái đẹp, cái thiện mỹ trong cuộc đời. Nhưng tâm mình vẫn không bị ràng buộc, không bị vướng víu bởi những cái thật, cái đẹp... kia và bị nó làm chủ bản thân mình.
Nhiều khi chúng ta nghĩ an lạc và hạnh phúc do tạo hóa ban cho, do cầu nguyện Trời Phật hay Thượng Đế, thần linh mà được. Bởi vậy cho nên, khi gặp khổ đau và phiền não, con người thường tìm kiếm bình an trong sự cầu nguyện, hay mong đợi sự ban ơn cứu rỗi của thần linh nào đó. Chúng ta cứ thử hỏi mà xem: mấy ai được bình yên đó, được an lạc và hạnh phúc qua sự cầu nguyện suông như thế? Thí dụ như có người bị bệnh, nếu chỉ biết cầu khẩn, van xin bác sĩ, cho mình khỏi bệnh, như vậy chưa đủ. Người đó phải chụi khó nghe lời dặn, phải chụi khó uống thuốc, phải chụi tập thể dục, phải kiêng cữ, thì mới có nhiều hy vọng khỏi bệnh được.
Vậy, để được an lạc ta phải làm sao?
Điều đầu tiên: Hãy thực tập cho đi niềm vui và chia sẻ với những nỗi khổ niềm đau. Ta vui với niềm vui của người. Đừng nghĩ rằng họ vui tội tình gì mình phải vui theo, họ không quan tâm đến ta tội chi ta phải quan tâm để ý đến họ không phải đâu quý vị, chính lúc chúng ta cùng chia sẻ niềm vui với người chính là lúc chúng ta có niềm vui. Chúng ta đừng nghĩ ta cho đi là sẽ mất, hay ta cho người khác người khác phải cho lại ta, người phải nhớ đến ta. Tất cả những điều ấy đều chỉ là cái danh vọng tưởng vì những gì ta cho đi một cách thật lòng thì mãi mãi là của ta. Nó sẽ không bao giờ mất. Vì vậy, hãy cố gắng thực tập cho đi niềm an lạc và hạnh phúc đến cho mọi người.
Trong kinh Tám Điều, Từ Tâm có câu:
Thấy người hạnh phúc thành công
Lòng mình sung sướng như cùng vui theo
Thấy người khổ nạn khó qua
Lòng mình đau xót như là khổ chung.
Khi người gặp khổ đau, hoạn nạn, gia đình có hữu sự mình đến giúp đỡ thì đây cũng là cách làm cho tình cảm của ta với người thêm bền chặt, ông bà ta có câu: “Bà con xa mua láng giềng” là vậy. Vì nhà chung vách sớm hôm tối lửa tắt đèn có nhau. Đến đây chúng tôi nhớ đến những ngày tháng còn ở quê tuy nghèo nhưng hàng xóm láng giềng rất quan tâm đến nhau. Hễ nhà ai có công việc gì đều đến giúp đỡ nhau mỗi người một công một việc làm mà không có sự tính toán rất thân mật và thắm thiết bên nhau như anh em trong nhà. Ấy vậy trong xã hội phát triển như bây nhất là khu vực thành phố thì văn giao tiếp với làng xóm không còn là bao. Chúng ta mãi co cụm trong cái vỏ bọc tự thân, chúng ta sợ người chạm đến cái lợi ích cá nhân, nên tự mình xây lên bức tường ngăn cách, thậm chí có nhiều người ở đây biết bao năm trời mà không biết tên của người hàng xóm nhà bên cạnh tên là gì. Chúng ta sống theo lối đèn nhà ai nấy tỏ, ngõ nhà ai nấy bước. Điều này đã làm cho tình người xa cách, thể hiện cho lối sống ích kỷ thì an lạc chưa thể nào chúng ta chạm đến một cách hoàn hảo.
Điều thứ hai: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm, nhường nhịn những người xung quanh. Quan tâm ở đây không nghĩa là nhất cử nhất động của người ta đều nắm trong tay mà quan tâm ở đây nghĩa là ta thêm vào cuộc sống một chút sự sẻ chia, một chút cảm thông. Ví như cha mẹ quan tâm đến con cái, nhưng đừng bó buộc chúng vào một cái khuôn do mình tạo, đừng áp đặt nó theo ý riêng của mình, khuôn khổ ở cũng có chừng mực vì quá vào khuôn thì sẽ khổ, quá dồn thì sẽ dập, mà quan tâm ở đây là sự hỏi han, chăm sóc về mặt tinh thần, hỏi han về mặt chuyện học hành, đừng bao giờ bảo chúng phải làm thế này thế kia, đừng so sánh chúng với bất cứ đứa trẻ nào vì khi ấy sẽ chạm đến lòng tự ái của nó... Nếu mình biết quan tâm, biết cảm thông và tha thứ cho người thì đó là bước đầu ta tìm đến với niềm an lạc.
Đôi khi chúng ta chỉ nghĩ đến những gì hạnh phúc ở đâu xa vời mà ta phải đi tìm chứ không nghĩ rằng hạnh phúc chính là ở đây ngay hiện tại lòng nhân ái, vị tha. Đức Phật của chúng ta là một vị thầy vĩ đại, một nhà đại giáo dục, là một đại cách mạng phá tan gông cùm nô lệ của thần linh bên ngoài và của chính lòng tham lam, sân, si mê nội tại để nâng cao con người lên hàng thánh thiện. Giáo lý của Ngài có một mục đích rõ rệt là giác ngộ. Tất cả những sự cố gắng phi thường của Ngài từ khi khước bỏ đời sống đế vương để trở thành một đạo sĩ khổ hạnh cho đến lúc chiến thắng ma vương mà thành bậc Toàn Giác chỉ nhằm mục đích duy nhất, tức là khai thị cho chúng sinh con đường của sự giải thoát ra khỏi ái dục và đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc và an lạc.
Chính vì thế chúng ta muốn được sự an lạc cần phải trau dồi thêm kiến thức và phải sống đời sống thiểu dục tri túc, sống hòa hợp với mọi người, thường xuyên học hỏi người bên cạnh, từ những bậc thiện tri thức. Hãy học bất cứ ai xung quanh mình: cha, mẹ, anh, em, chị và bạn bè. Và song hành như thế ta cần phải học từ bác bán hủ tiếu đầu ngõ, học từ anh lái xe ôm vất vả, học từ những chị bán rau, dưa cà. “Học” từ họ cái xấu, cái dở để tránh. Riêng tránh được những thất bại, những điểm không tốt của người khác cũng giúp ích cho bạn rất nhiều. Song hành như thế ta cần phải trau dồi thêm đạo đức của con người. Đạo đức chính là đức lớn bao trùm cả yêu thương, nuôi nấng tính từ bi, chở che, dạy dỗ, tất cả muôi loài đều đinh sinh ra cõi đời đều được sống yên, thế nên ta cần phải kêu gọi giá trị của đạo đức trong thời kì xã hội phát triển hiện nay đạo đức đang càng ngày đi xuống trầm trọng làm cho cuộc sống mọi đều bất an, sống trong sự âu lo. Thế nên cuộc sống được an lạc hay không chúng ta cần phải kêu gọi mọi người cần có đạo đức vì một người có đạo đức thì giá trị sống và lối sinh hoạt đối xử từ hành động đến việc làm của người đó tốt hơn xã hội sẽ tốt, sống trong sự hạnh phúc không phải lo sợ. Đạo đức được ví như bờ cái hay bờ đập để ngăn nước sông to, như núi cao để che gió bão, như bức tường hàng rào bao bọc chúng sinh hoặc như miếng đất trong sạch trên cao hơn hết, mà quỷ ma ác thú không tìm lên tới.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm