Làm sao để trở thành Bồ Tát?
Trở thành Bồ Tát có vẻ như là một lý tưởng xa vời không thể nào đạt được, nhưng bạn có thể bắt đầu với tư cách là người đang tập tu hạnh Bồ tát.
Tất cả những gì bạn cần làm là khao khát đặt người khác làm ưu tiên hàng đầu thay vì bản thân và đọc tiếp những hướng dẫn thiết thực từ các vị giảng viên Phật giáo sau đây.
Mọi người đều là khách quý
Sau đây là hướng dẫn của ngài Chögyam Trungpa Rinpoche dành cho bạn, một vị Bồ tát tương lai
Nhiều kinh điển Đại thừa khuyên chúng ta nên xem tất cả chúng sinh là khách quý. Khi mời một vị khách đến nhà, chúng ta trân trọng mối quan hệ ấy. Khách thường được mời dự tiệc với những món ăn ngon và được tiếp đãi nồng hậu. Cả đời Bồ tát luôn xem tất cả chúng sinh là khách quý. Bồ tát mời mọi người làm khách, không ngừng biếu tặng, cúng dường và tiếp đãi họ chu đáo.
Đối đãi với tất cả chúng sinh như những vị khách quý là điểm khởi đầu của việc áp dụng lòng từ bi trong Phật giáo Đại thừa. Bằng cách xem chúng sinh là khách, Bồ tát luôn cảm nhận rõ ràng về sự vô thường của các mối quan hệ, bởi vì cuối cùng thì tất cả các vị khách đều rời đi. Vì vậy, chúng ta trân trọng từng giây phút khi những vị thượng khách này ở với chúng ta. Sự cảm nhận về tính mong manh vô thường của mối quan hệ ấy đến với tất cả các chúng sinh khác.
Đơn xin tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức
Trong kinh dạy rằng giống như cá không thể sống thiếu nước, lòng từ bi không thể phát triển nếu thiếu tinh thần vô ngã và tánh không. Quan điểm về lòng từ bi này có vẻ trừu tượng, nhưng thực ra đó là điểm chính yếu của việc thực hành thiền định thông qua những việc làm hàng ngày.
Sự hiện diện của lòng trắc ẩn có thể được hiểu là sự nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, cảm giác của sự tỉnh giác đi cùng với tấm lòng ấm áp. Theo Kinh Phật, sự tỏ ngộ thoáng qua ấy, nếu phân tích ra thì sẽ thấy nó dài khoảng một phần sáu giây. Thời điểm ấy xảy ra rất nhanh và sắc nét, chính là trí tuệ của lòng trắc ẩn. Từ bi cũng có nghĩa là cởi mở và ứng xử với tấm lòng chân thành, ấm áp. Vì vậy, đầu tiên cần phải có tấm lòng thương yêu và tin tưởng vào tình yêu.
Thứ hai, cần có một khoảng không gian để bạn trải nghiệm sự cởi mở của Phật tánh.
Thứ ba, có sự giao tiếp chân thành. Tâm hồn tự do tự tại, mở rộng ra bằng các việc làm thiết thực. Đó là cách phát triển lòng trắc ẩn.
6 bước nhỏ thực hành từ bi
Theo Judy Lief, con đường của tâm từ bắt đầu bằng việc bước ra khỏi lối mòn trong định kiến và ứng xử thông thường.
Thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta cho rằng mình đang ở trong thế giới này, tương tác và giúp đỡ người khác, trong khi thực ra thì chúng ta chỉ phản ứng theo phản xạ và lối mòn của bản thân. Cái nhìn của chúng ta bị che mờ khiến ta không thể thấy được chân lý mà chỉ chăm chăm thực hiện những toan tính để phục vụ cho bản thân.
Một cách để làm bớt đi khuynh hướng này là thực hiện một số bước cơ bản giúp đưa chúng ta đi theo con đường từ tâm. Nếu bạn có thể tạo ra một môi trường, một bầu không khí phù hợp thì lòng từ bi sẽ tự nhiên phát sinh. Lòng từ bi luôn hiện diện ở đó và chờ bạn nhấn nút kích hoạt. Dưới đây là những bước nhỏ để bạn thực hành phát triển lòng từ ái. Bạn có thể thực hiện các bước đơn lẻ hoặc kết hợp chúng với nhau.
Trưởng dưỡng và thực hành tâm từ bi
1. Sống chậm lại
Phải có hai điểm để bạn có thể tạo nên một kết nối giữa hai điểm ấy. Vì vậy, bước đầu tiên là hãy sống chậm lại cho tâm trí bạn ổn định; để bạn có thể rời bỏ những các khái niệm cao vút ở đâu đó trên mây mà trở lại với chính mình, một chúng sinh đơn giản trong vũ trụ. Bạn có bao giờ cảm nhận từng nhịp sống của hiện tại ngay trong cơ thể, ngay tại nơi bạn đang ở chưa?
2. Sống trong hiện tại
Khi nội tâm trở nên vững vàng hơn, bạn sẽ có thể nhận biết bản thân rõ ràng hơn. Khi những suy nghĩ của bạn trôi dạt từ quá khứ đến tương lai, từ những ký ức và hối tiếc đến những kế hoạch và ước mơ, bạn nhẹ nhàng quay trở lại thời điểm hiện tại.
3. Đừng bỏ cuộc
Hãy cứ cảm nhận và ở trong vị trí, thời gian đặc biệt ấy của hiện tại. Chỉ như vậy thôi.
4. Chú ý đến không gian
Hãy lưu ý đến chất lượng không gian bên trong và xung quanh bạn. Chú ý đến ranh giới giữa cơ thể vật lý của bạn và không gian phía trước, phía sau và bên cạnh bạn. Cũng cần chú ý đến không gian cảm xúc tinh thần cùng với sự đến và đi của những cảm giác, suy nghĩ, tâm trạng và biến động cảm xúc, bất cứ điều gì phát sinh bên ngoài hoặc bên trong bạn. Hãy chú ý không gian mà cả bạn và nhận thức của bạn nghỉ ngơi trong đó.
5. Chia sẻ không gian
Hãy thử khám phá cảm giác của bạn khi chia sẻ không gian với người khác. Lưu ý đến sức mạnh của nơi chốn, sự chấp nhận và không định kiến. Khi bạn thấy có sự phát sinh cảm giác lãnh thổ (ví dụ như đây là chỗ riêng tư của tôi, đồ đạc của tôi, những điều bất khả xâm phạm của tôi…) và nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc không bằng lòng khi có ai đó xuất hiện trong phạm vi ấy, hãy chấp nhận tất cả với tâm hồn rộng mở.
6. Có cái nhìn của nhà giả kim
Khi người bình thường xem loại vật chất này là chì, đồng… các nhà hóa học xem đó là một dạng khác của vàng. Giống như các nhà giả kim, chúng ta có thể học cách khám phá ra những đức tính quý báu là chất vàng tiềm ẩn trong mỗi con người, cho dù con người chúng ta cũng hay có mâu thuẫn và ứng xử thất thường. Những bộ phim truyền hình, những đam mê, những nỗi ám ảnh và cả tình yêu của chúng ta đến rồi đi… Tất cả những điều ấy có thể mê hoặc, quyến rũ chúng ta, nhưng về cơ bản chúng là phù du. Tuy nhiên, tất cả đều có thể giúp chạm vào và đánh thức trái tim của chúng ta, cho ta cơ hội tỏ ngộ ra một chân lý, một điều gì đó lớn lao. Trong những đam mê dao động trong lòng người, nơi cõi người này, chúng ta có thể khám phá ra sức mạnh không ngừng của lòng từ bi vị tha và lòng nhân ái.
Bạn xứng đáng được thương yêu
Christina Feldman nói: lòng trắc ẩn không phân biệt người hay ta, bạn hay tôi. Khi gặp đau khổ, hãy tận tình và dịu dàng chăm sóc cho nỗi đau của bản thân như cách bạn chăm sóc người khác.
Một số người tự ti, không đánh giá cao hoặc không coi trọng bản thân sẽ gặp khó khăn khi tập yêu thương và từ bi với chính mình. Trong muôn vàn đau khổ xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới, họ có thể cảm thấy tội lỗi khi chăm sóc cho chính mình, cho cơ thể đau đớn, trái tim tan vỡ hoặc tâm trí đang rối bời của chính họ. Tuy nhiên, điều này cũng là đau khổ mà chúng ta cần phải xóa bỏ, và lòng trắc ẩn thực sự không phân biệt giữa bản thân và người khác
Con đường của lòng trắc ẩn là yêu thương tất cả. Đi trên con đường này, chúng ta không cần phải vứt bỏ cuộc đời của mình sang một bên, tìm giải pháp cứu vãn cho tất cả các xung đột trên thế giới này, hoặc ngay lập tức giải thoát tất cả chúng sinh. Con đường của lòng trắc ẩn được trau dồi trong từng bước và từng khoảnh khắc. Mỗi bước tu học thực hành của cá nhân sẽ làm giảm bớt khổ đau trên thế giới.
(Còn tiếp)
> Xem thêm video Tam tự tánh trong đạo Phật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm