Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/05/2020, 09:05 AM

Đơn xin tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Vậy tôi tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp danh Thị Thủy, pháp hiệu Thích Quảng Ðức, tu sĩ Giáo hội Tăng Già Việt Nam, mang thẻ căn cước số 399703, cấp tại quận Tân Bình ngày 21-12-1962. Hiện tọa chủ chùa Long Phước, xã Ninh Quang, Khánh Hòa, xác định rằng:

Chiêm ngưỡng chiếc xe "bất tử" - Di vật của lòng yêu nước ở Chùa Thiên Mụ

Phật lịch 2507, Sài Gòn ngày 27-5-1963.

Kính bạch Hòa thượng Hội chủ, Thượng tọa Trị sự Trưởng Chư Thượng tọa, Ðại đức trong Giáo hội Tăng Già Việt Nam,

Kính bạch quý Ngài,

Nhìn lại quá trình lịch sử truyền thống dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã ghi đậm những nét son huy hoàng trong mọi lĩnh vực: học thuật, văn hoá, chính trị, quân sự, kiến thiết, đã hòa một nếp sống của quần chúng. Qua các triều đại Ðinh, Lê, Lý, Trần, quốc gia hưng thịnh, Phật giáo đã là cương lĩnh của chính quyền, của nền pháp trị bình đẳng. Nhưng Phật giáo không vì sự đóng góp hữu dụng vào quốc sách dân sinh một cách tích cực và chân chính mà khuynh loát, đàn áp các tôn giáo khác. Ngược lại, Phật giáo đã dung hoà mầu nhiệm cùng với các tôn giáo khác để cung ứng những tinh hoa thuần túy cho sự ích quốc lợi dân.

Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia dân tộc: Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo suy thì quốc gia suy. Ðiều này lịch sử đã minh nhận.

Nhưng hơn một thế kỷ nay, nhất là trong giai đoạn hiện tại, Phật giáo Việt nam luôn luôn nằm trong tình trạng hỗn mang, bi thảm đau thương: nào bị đàn áp, nào bị đối xử bất công, ngược đãi…Phật giáo đồ bị bức bách khuynh loát một cách trắng trợn, có nơi bị chôn sống, bị tù đày, có nơi bị cản trở ngăn cấm cả về hành đạo, tu tập, tụng niệm (như vùng Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh). Quyền tự do tín ngưỡng, một quyền bất khả xâm phạm của con người, đã bị tổn thương chà đạp.

Cao quý thay lòng ẩn nhẫn của Phật tử Việt Nam! Vốn được giáo thụ, vun đúc tính từ bi cao thượng của Ðấng Chí Tôn, Phật giáo đồ chúng ta đã âm thầm nhẫn nhục chịu đựng một cách chân thành, nhưng kẻ manh động đã cố tình lợi dụng cử chỉ cao đẹp ấy của chúng ta, gieo mãi thương đau cho Phật giáo đồ Việt Nam.

Mùa Phật đản 2507 - 1963 tại cố đô Huế, một cảnh tang thương đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam nói riêng, Phật giáo thế giới và nhân loại nói chung là máu Phật tử đã chảy, xương thịt Phật tử đã nát tan trước họng súng bạo tàn của kẻ ác độc, vô nhân đạo. Thế là những sinh mạng đã ngã gục và những thân mạng đã mang thương tích trên mình, tất cả đều muốn phát lộ ý chí của người Phật tử: bảo vệ Chính pháp, bảo vệ quyền sống của những con người tin đạo, bảo vệ lá cờ Phật giáo quốc tế mà một phần ba nhân loại tôn thờ. Ai có thể chối cãi được sự thật của nguyên nhân chính ấy là: lá cờ Phật giáo bị triệt hạ bởi công điện số 9195 phát xuất từ Phủ Tổng thống, ngày 6-5-1963.

Bồ tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức

Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức giờ ở đâu?

Trước sự kiện thảm thương ấy, Phật giáo Việt Nam đã đến lúc bắt buộc phải đứng lên tranh đấu cho lý tưởng tự do tín ngưỡng của mình, được minh định rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa và đường lối dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến xã hội của Chính phủ do Tổng thống Ngô Ðình Diệm chủ trương.

Với tính cách ôn hòa bất bạo động, kỷ luật trong sự tranh đấu hợp tình hợp lý, người Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam cần phải có một ý niệm sáng suốt, tiêu biểu ý niệm chân chánh, trong giai đoạn vô tiền khoán hậu của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Vậy tôi tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp danh Thị Thủy, pháp hiệu Thích Quảng Ðức, tu sĩ Giáo hội Tăng Già Việt Nam, mang thẻ căn cước số 399703, cấp tại quận Tân Bình ngày 21-12-1962. Hiện tọa chủ chùa Long Phước, xã Ninh Quang, Khánh Hòa, xác định rằng:

1. Năm nguyện vọng tối thiểu ghi trong Bản tuyên ngôn của Tăng tín đồ Phật giáo là phản ảnh tinh thần chân chính của Phật giáo Việt Nam.

2. Nguyện luôn luôn son sắc bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.

3. Triệt để tuân theo và ủng hộ các cấp lãnh đạo Phật giáo.

Và để minh định lập trường của chúng tôi, chúng tôi tự nguyện thiêu đốt thân này nếu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không làm thỏa mãn nguyện vọng ghi trong Bản tuyên ngôn là phản ảnh tha thiết mong cầu của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam bất diệt! Lá cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ!

Và xin quý Thượng tọa chấp thuận, chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: " Phật tử chúng ta hãy cùng nhau tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Chánh pháp và bảo vệ lá cờ Phật giáo."

Kính.

Tỳ khưu Thích Quảng Ðức

(Nguyễn Văn Khiết - đóng dấu và ký tên)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp giết hại

Tư liệu 10:36 09/04/2024

Có một vị vua luôn được xem là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ từ xưa đến nay, đó là vua A-dục. Ông có một hoàng tử tên là Câu-na-la. Hoàng tử Câu-na-la rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được gần gũi với chàng.

Người dạy voi

Tư liệu 07:02 09/04/2024

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì

Tư liệu 17:59 08/04/2024

Tại Chiết Giang có người họ Thiệu, làm nghề giết mổ và bán rượu thịt. Ông nuôi mấy con lợn, một hôm đang chọn xem con nào béo mập để giết thịt, bỗng một con trong số đó quỳ mọp xuống mà rơi lệ khóc. Họ Thiệu không hề khởi tâm thương xót, ngược lại còn nổi giận mang con lợn ấy đi giết ngay.

Nếp sống tốt đẹp của người Phật tử cao tuổi

Tư liệu 14:05 08/04/2024

Cao tuổi là già. Cao tuổi bất quá là một uyển khúc từ (euphemism) được dùng để tránh không nói từ già mà già theo đạo Phật là khổ, với cái chết gần kề.

Xem thêm