Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/01/2020, 11:06 AM

Tâm từ bi để đời an lạc

Thân có an thì tâm mới lạc. Nhưng làm sao để thân tâm an lạc? Làm sao để tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến? Làm sao để thân khỏe, tâm an giữa “dòng thác” cách mạng công nghiệp 4.0?

Phatgiao.org.vn xin gửi tới Phật tử bài phỏng vấn Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

PV: Thưa Thượng tọa, mỗi độ Xuân về, mọi người vẫn thường chúc nhau an, khang, thịnh, vượng, tấn tài, tấn lộc. Riêng những người con của Phật hay chúc nhau câu “Chúc cho năm mới thân tâm thường an lạc”. Câu chúc ấy mang ý nghĩa như thế nào?

Bài liên quan

- Con người ta có hai trạng thái là thân và tâm. Theo quan điểm nhà Phật, thân do tứ đại hợp thành. Trong đó, hỏa là cái hệ thống nóng trong người, thủy là nước, phong là khí (hơi thở), còn xương thịt chính là địa (đất). Địa, thủy, hỏa, phong, mỗi đại trong tích Phật lại có 101 cái bệnh. Do đó mà thành ra 404 trạng thái. Khi tứ đại thăng bằng, điều hòa thì thân thể cường tráng, khỏe mạnh.

Còn tâm là tình cảm, xúc cảm. Muốn tâm an thì phải giảm thiểu các cái phiền não, lo âu, bớt nóng giận, bức xúc, ít toan tính. Cho nên nhà chùa hay chúc thân khỏe tâm an là vì vậy.

PV: Nhưng “thân thì bất tịnh, tâm thì vô thường”. Tâm lúc vui, lúc buồn. Thân lúc khỏe mạnh, lúc ốm đau. Vậy làm sao để biến lời chúc thành sự thật, thưa Thượng tọa?

- An lạc không phải là một lý thuyết suông. An lạc hay không là do chính mình. Chúng ta muốn xác thân này khỏe mạnh thì phải ăn uống ngủ nghỉ điều độ. Thân thể mỏi mệt, đầu óc quay cuồng thì sao có hạnh phúc, có an lạc được?

Muốn thân khỏe thì phải điều tiết, làm chủ nó, phải rèn. Kháng kiệt đệ nhất phúc. Giàu có cũng không hạnh phúc bằng khỏe mạnh.

Còn tâm là tình cảm, xúc cảm. Muốn tâm an thì phải giảm thiểu các cái phiền não, lo âu, bớt nóng giận, bức xúc, ít toan tính.

Còn tâm là tình cảm, xúc cảm. Muốn tâm an thì phải giảm thiểu các cái phiền não, lo âu, bớt nóng giận, bức xúc, ít toan tính.

PV: Theo tạp chí Harvard Business Review, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự giàu có và hạnh phúc không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Thượng tọa nhận xét như thế nào về điều này?

Bài liên quan

- Dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 tổ chức tại Hà Nam có sự tham dự của nhiều quan khách quốc tế, trong đó có Chủ tịch thượng viện. Ông có nói như thế này, “kinh tế vật chất của chúng tôi chưa phát triển bằng nước bạn, khoa học kĩ thuật cũng chưa đạt như các bạn nhưng Bhintan được thế giới công nhận là một trong những quốc gia có đời sống hạnh phúc nhất”.

Nhưng sự giàu có và hạnh phúc đôi khi không song hành với nhau. Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, mỗi tích tắc lại thay đổi, quay như chong chóng hỏi sao không bất an? Tuy vậy ta vẫn phải thích ứng theo nó, vì nếu ta không bắt kịp thì cũng không tồn tại được.

Thế nhưng cần phải hiểu rằng, tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện phục vụ mình, để cho mình thân khỏe tâm an thôi. Vật chất là cần thiết, mình không phủ nhận nhưng phải biết điều tiết, phải làm chủ nó. Tri túc thường lạc, biết đủ thường vui, biết đủ sẽ thấy an lạc.

Muốn thân khỏe thì phải điều tiết, làm chủ nó, phải rèn. Kháng kiệt đệ nhất phúc. Giàu có cũng không hạnh phúc bằng khỏe mạnh.

Muốn thân khỏe thì phải điều tiết, làm chủ nó, phải rèn. Kháng kiệt đệ nhất phúc. Giàu có cũng không hạnh phúc bằng khỏe mạnh.

PV: Vâng, phải chăng mọi rắc rối và bất an đều đến từ tâm. Vậy liệu con người ta có an được không khi còn luẩn quẩn trong vòng xoáy “tham, sân, si”, thưa Thượng tọa?

Bài liên quan

- Tâm ít phiền não mới có thể khỏe, có thể an được. Mà muốn vậy thì phải giảm bớt tham, sân, si đi. Bớt đi ham muốn, tham vọng không chính đáng. Bớt nóng giận, đố kị thì bớt sân hận. Con người ta thường thích nghe thuận tai nên đụng vào điều xấu của mình thì hay nóng giận. Cáu giận làm cho tâm không giữ được điềm tĩnh, hiền hòa, mất khôn. 

Si là sự không hiểu biết, vô minh, có khi làm điều xấu nhưng lại nghĩ là làm điều tốt, làm cái bất thiện nhưng cứ tưởng là thiện, không biết luân lý đạo đức trên dưới. Do đó, đạo Phật đề cao hai cái là Từ bi và Trí tuệ. 

PV: Trong bài pháp “An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật”, Lạt ma Rinpoch có viết: “Nếu bạn thực hành một trái tim thiện lành, biết vượt trên những lợi ích bản ngã và mang lại an vui cho mọi người thì chắc chắn bạn sẽ có an lạc tự tại trong đời sống”, Thượng tọa nghĩ sao về điều này?

- Muốn được an lạc hãy là người tốt. Là người xấu thì an lạc làm sao được? Lời Đức Phật dạy, mọi người sống có đạo đức, sống đúng luật nhân quả, sống thiện lành, từ bi hỉ xả, thương người như thể thương thân, vô ngã vị tha, cũng giống như Bác Hồ nói “quên mình vì người”. Lấy sự đau khổ của người là sự đau khổ của mình, chia sẻ với cộng đồng thì đó là niềm vui. Người ta vui, mình cũng vui. 

Si là sự không hiểu biết, vô minh, có khi làm điều xấu nhưng lại nghĩ là làm điều tốt, làm cái bất thiện nhưng cứ tưởng là thiện, không biết luân lý đạo đức trên dưới. Do đó, đạo Phật đề cao hai cái là Từ bi và Trí tuệ.

Si là sự không hiểu biết, vô minh, có khi làm điều xấu nhưng lại nghĩ là làm điều tốt, làm cái bất thiện nhưng cứ tưởng là thiện, không biết luân lý đạo đức trên dưới. Do đó, đạo Phật đề cao hai cái là Từ bi và Trí tuệ.

Bài liên quan

Đức Phật dạy chúng ta từ bi, bác ái. Lòng từ bi của Phật dành cho mọi chúng sinh, cảm hóa được cả thú dữ. Hình ảnh Đức Phật ngồi ngoài trời nước mưa lướt thướt, con rắn hổ phình mang che cho Ngài là thể hiện điều đó. 

Cuộc đời con người có lúc thuận lợi, lúc khó khăn. Khi gặp đời ngang trái, mình chia sẻ với người ta. Mình thương người ta thì người ta cũng sẽ thương mình. Mình muốn an lạc thì hãy làm cho người khác an lạc. Niềm an lạc của người ta cũng chính là niềm an lạc của mình.

PV: Xin cảm ơn Thượng tọa!

Theo: Báo Pháp Luật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đại đức Thích Nguyên Quang: “Tự nghiệm, tôi thấy mình có ‘nghiệp’ thiện nguyện”

Phỏng vấn 11:07 22/04/2024

Đại đức Thích Nguyên Quang, trụ xứ chùa Đông Yên, xã Quỳnh Thuận, H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm cứu giúp những cảnh đời nghèo khó.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương: "Tôi tu 'pháp môn' tạo tượng Phật"

Phỏng vấn 11:17 15/04/2024

Phatgiao.org.vn - Phật tử Nguyễn Ngọc Phương cùng cộng sự của mình luôn đau đáu giấc mơ tìm lại giá trị riêng có của hình tướng trong những bức tượng Phật.

Đại đức Thích Minh Hải nói về việc phục hồi chùa di tích và vấn đề quản lý tiền công đức

Phỏng vấn 20:30 08/04/2024

Những năm qua, công tác phục hồi, thành lập chùa mới trên địa bàn Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đại đức Thích Minh Hải - Chánh Văn phòng Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An chia sẻ chi tiết về Phật sự quan trọng này.

“Đêm Sài Gòn” miệt mài gieo nhân tốt, hồi hướng công đức mong người có cuộc sống tốt đẹp hơn

Phỏng vấn 10:30 30/03/2024

Nhóm "Đêm Sài Gòn" được anh Nguyễn Vương Trường Thành với Pháp danh Lạc Đạo lập ra từ năm 2016. Nhóm kết nối những trái tim thiện nguyện đã và đang miệt mài “xuyên màn đêm” giúp đỡ bà con khó khăn, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, người vô gia cư lao động mưu sinh co ro ở vỉa hè.

Xem thêm