Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/04/2021, 10:36 AM

Làm sao để tự tại trước được mất, có không

Hành giả cần suy tư chiêm nghiệm về giáo lý vô thường mà Thế Tôn đã dạy để vẫn có thể mỉm cười an lạc trước cảnh được – mất, có – không. Biết sống tri túc và tùy duyên sẽ giúp hành giả đứng vững trước nghịch cảnh và biến động của cuộc đời.

Kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật dạy rằng:

Thế gian vô thường

Quốc độ nguy thúy.

Thế nên, lẽ có – không, được – mất là điều bình thường hiển nhiên ở cõi đời này.

Nếu thấu rõ lý ấy liền có được an lạc, ngược lại sẽ nhiều khổ đau, phiền luỵ.

Người đời vui buồn trong được mất

Biết sống tri túc và tùy duyên sẽ giúp hành giả đứng vững trước nghịch cảnh và biến động của cuộc đời.

Biết sống tri túc và tùy duyên sẽ giúp hành giả đứng vững trước nghịch cảnh và biến động của cuộc đời.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ, Thế Tôn dạy rằng:

Thường giả giai tận

Cao giả diệc đọa

Hợp hội hữu  ly

Sanh giả hữu tử.

 Nghĩa là:

Thường còn phải hoại diệt

Lên cao phải xuống thấp

Hội hợp phải chia lìa

Có sinh phải có tử.

Và ở thế gian cũng có câu rằng:

Hoa nở để rồi tàn

Trăng tròn để rồi khuyết

Bèo hợp để mà tan

Người gần để ly biệt.

Thật vậy, chẳng có gì là trường tồn mãi mãi theo thời gian. Do đó, hành giả đừng quá bận lòng về chuyện được – mất, có – không. Đức Phật dạy nhân sinh là giả hợp vô thường, còn duyên thì gọi là có, là được, hết duyên thì gọi là mất, là không.

Người thế gian chạy theo danh lợi, tình cảm, tiền tài,… lao tâm khổ tứ tìm kiếm gìn giữ những điều ấy với mong ước rằng nó sẽ ở mãi bên mình. Nhưng họ nào có biết rằng được rồi sẽ mất, có rồi sẽ không, chỉ khi nào biết buông xuống thì lúc ấy mới hết khổ đau.

Hôm qua, quyền cao chức trọng, kẻ cung người kính, hôm qua tiền bạc đầy rương, kẻ đón người đưa. Thế nhưng hôm nay sa cơ thất thế, tiền hết và tình cũng bay xa. Hôm qua có và được, hôm nay mất và không, sẽ đau khổ luyến tiếc và luôn hỏi tại sao lại như vậy? Trả lời qua một câu “vô thường mà”. Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng, nếu còn chấp chặt vào “mãi có và mãi được” thì sẽ “mãi khổ đau”.

Hành giả cần suy tư chiêm nghiệm về giáo lý vô thường mà Thế Tôn đã dạy để vẫn có thể mỉm cười an lạc trước cảnh được – mất, có – không.

Hành giả cần suy tư chiêm nghiệm về giáo lý vô thường mà Thế Tôn đã dạy để vẫn có thể mỉm cười an lạc trước cảnh được – mất, có – không.

Sống theo lời Phật: Mạng sống vô thường

Câu Thiền ngữ số 7 trong “66 câu Thiền ngữ làm thay đổi cuộc đời” nói như sau: “Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc vì chia ly là lẽ tất nhiên”. Từ đó suy ra nào danh, nào lợi, nào tình, v.v… tất cả những thứ hiện tại ta có được một ngày nào đó hết duyên nó sẽ rời bỏ ta, mất đi hoặc qua tay người khác.

Chúng ta thường nghe nói rằng: tiền bạc, danh vọng, nghĩa là tiền là bạc bẽo chẳng ở mãi với mình, danh là hư vọng sẽ chẳng mãi trường tồn, nếu có cũng chỉ là tạm thời.

Hiểu được như vậy thì hành giả sẽ bớt đi phiền não khi được rồi mất, có rồi trở về không.

Ví như câu chuyện:

“Có anh chàng nọ cuộc sống không mấy khá giả, mỗi ngày đi làm với chiếc xe gắn máy cũ. Một ngày nọ anh mua vé số và trúng độc đắc. Thế là anh mua một chiếc xe máy mới để đi làm. Đồng nghiệp biết tin chúc mừng cho may mắn của anh. Thế nhưng niềm vui ấy đến với anh chưa bao lâu liền xảy ra việc ngoài mong đợi.

Ngày nọ, anh vào quán cà phê và bị trộm lấy mất chiếc xe. Hôm sau anh đi làm với chiếc xe máy cũ ngày xưa nhưng trên môi vẫn nở nụ cười tươi như mọi ngày đến chỗ làm.

Đồng nghiệp hay tin đến chia buồn và an ủi anh. Anh mỉm cười và cảm ơn sự quan tâm của bạn bè đối với anh. Mọi người lấy làm lạ khi anh vẫn vui vẻ sau vụ mất cắp liền đến hỏi anh:

• Tại sao anh không buồn khi bị mất chiếc xe mới mua?

Anh mỉm cười thật vui tươi đáp:

• Có gì đâu, bình thường mà!

Thấy mọi người ngạc nhiên nên anh giải thích qua câu hỏi lại đồng nghiệp:

• Nếu các bạn mất 10 nghìn vậy các bạn có buồn không?

Đồng nghiệp đều đáp:

• Không buồn, chỉ mất có 10 nghìn thì không đáng buồn.

Anh vẫn cười và nói:

• Vậy tôi mất chiếc xe cũng như mất có 10 nghìn, có gì đâu mà phải buồn”.

Sự đời vô thường ai biết ngày sau sẽ gặp ai

Ở đâu có thiện thì ở đó có ác, có may thì có rủi, phúc họa vĩnh viễn chung đôi… Cứ thế mà các cặp theo sát nhau bền bỉ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, không hề lìa xa trên thế giới này.

Ở đâu có thiện thì ở đó có ác, có may thì có rủi, phúc họa vĩnh viễn chung đôi… Cứ thế mà các cặp theo sát nhau bền bỉ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, không hề lìa xa trên thế giới này.

Có lẽ, chúng ta đều cần học thái độ bình thản vô tư của anh nhân viên này trước cảnh được mất, có không của cuộc đời.

Ban đầu khi đến thế giới này ta làm gì có danh, có lợi, có tình, có tiền, v.v… Bởi vậy, lỡ như bây giờ ta mất tất cả những thứ mà trước kia ta có thì cũng chỉ là trở về lúc ban đầu thôi.

Đến với thế gian này ta chẳng có gì, thậm chí một mảnh vải che thân. Do đó giờ không còn gì là lẽ tất nhiên dù trước đó ta rất đầy đủ ngũ dục.

Hành giả cần suy tư chiêm nghiệm về giáo lý vô thường mà Thế Tôn đã dạy để vẫn có thể mỉm cười an lạc trước cảnh được – mất, có – không. Biết sống tri túc và tùy duyên sẽ giúp hành giả đứng vững trước nghịch cảnh và biến động của cuộc đời.

Xin kể lại câu chuyện Ngụ Ngôn Phật Giáo “Kết đôi không rời” của Hạnh Đoan để chia sẻ cùng người học Phật.

Câu chuyện như sau:

“Lúc trận đại hồng thủy đang cuồn cuộn dâng cao sắp nhấn chìm địa cầu báo hiệu ngày tận thế… thì các loài có đôi có cặp nhanh nhảu chạy ra bến cảng, phóng lên thuyền tị nạn.

Thiện thấy nước dâng nhanh, cũng vội vội vàng vàng, chạy đến bến thuyền nhưng lại bị trên thuyền cự tuyệt bảo:

• Theo quy định, ai có đôi có cặp mới được lên thuyền này, mới có khả năng lưu truyền cháu con đông đúc được.

Cuộc sống vô thường, càng hiểu càng thương

Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh…”. Do đó tất cả các thứ tình tiền danh lợi cũng chỉ là trò ảo hoá của ảo thuật gia.

Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh…”. Do đó tất cả các thứ tình tiền danh lợi cũng chỉ là trò ảo hoá của ảo thuật gia.

Thiện nghe vậy đành quay lại, chạy vào thị trấn tìm đối tượng sánh đôi với mình.

Nhưng thiệt là khó khăn, đi rã chân, tìm mỏi mắt mà chẳng kiếm được ai, thấy Ác cũng đang sốt vó kiếm bạn kết đôi để được phép lên thuyền. Hai kẻ cô đơn gặp nhau, mừng rỡ cùng bắt cặp và kéo nhau chạy như bay lên thuyền.

Khi họ vừa đặt chân lên thuyền, cả hai cùng kinh ngạc rú lên:

• Ôi! Trời ơi!

Vì ngồi trong thuyền là từng đôi lứa tương phản y hệt họ: Đẹp và Xấu, Tốt với Tồi, Phải và Trái, Tình Yêu và Thù Hận, Hoan Hỷ và Rầu Lo, Vui với Khóc, Ưa và Ghét, May và Rủi, Sung Sướng và Khổ Đau,… đồng kết thành cặp để chạy qua thế giới mai hậu.

Vì lý do này, bất kể là đã trải qua bao nhiêu cuộc biển dâu, bao lần thành hoại của thế giới… Các cặp thuyền viên tị nạn này vẫn tồn tại và lưu truyền con cháu đông đúc theo một quy luật bất di bất dịch là: Ở đâu có thiện thì ở đó có ác, có may thì có rủi, phúc họa vĩnh viễn chung đôi… Cứ thế mà các cặp theo sát nhau bền bỉ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, không hề lìa xa trên thế giới này.

(Kể theo “Đột Phá Khổn Cảnh” của Lâm Thanh Huyền)”.

Lẽ được – mất, có – không là điều tất yếu của thế gian này. Cặp phạm trù ấy luôn song song và không tách rời nhau. Do đó hành giả đừng quá bận lòng về chuyện được – mất, có – không. Hãy dùng tuệ giác để nhìn đúng như thật về vạn pháp, bớt dính mắc sẽ bớt khổ đau.

Và trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh…”. Do đó tất cả các thứ tình tiền danh lợi cũng chỉ là trò ảo hoá của ảo thuật gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ấm lạnh tình đời

Sống an vui 07:45 27/04/2024

Dù gặp chuyện gì, người với người nên bao dung, nhưng đừng bao che; Đối với tình cảm nên chân thành nhưng đừng mê muội.

Tập buông bỏ cho nhẹ lòng

Sống an vui 21:28 26/04/2024

Rất nhiều người trong số chúng ta thường luôn cảm thấy bản thân không được vui vẻ, không hạnh phúc, nhưng chúng ta quên mất mấu chốt của vấn đề nằm ở việc khống chế tham vọng, chấp ngã của bản thân. 

Ở đời ai lại không có những người thương?

Sống an vui 16:15 26/04/2024

Chúng ta có cha, có mẹ, có anh, có chị, có em, có bạn, có thầy. Khi có chánh niệm thì ta nhận rõ được sự có mặt của những người đó là quí giá cho ta lắm.

Cách làm món bánh cuốn nóng chay tại nhà

Sống an vui 11:51 26/04/2024

Bạn thích làm món bánh cuốn tại nhà mà lo ngại các dụng cụ lỉnh kỉnh, phức tạp? Dưới đây là cách làm bánh cuốn bằng chảo đơn giản nhưng bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon không hề thua kém ngoài tiệm đâu nhé!

Xem thêm