Làng nghề gốm sứ xã Bát Tràng được công nhận là "điểm du lịch" của Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là điểm du lịch, góp phần đưa làng gốm trên 500 năm tuổi này trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội mang tầm quốc tế.
Mới đây, làng nghề gốm sứ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vừa tổ chức lễ đón nhận quyết định và công bố là “điểm du lịch” của Thành phố Hà Nội với chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn.
Lễ đón nhận quyết định và công bố điểm du lịch Bát Tràng diễn ra tại Khu phân xưởng 1, xã Bát Tràng. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã khai trương hoạt động một số sản phẩm du lịch thông minh như: Khởi động cổng thông tin điện tử Bát Tràng; trải nghiệm wifi miễn phí; máy thuyết minh tự động; cổng thông tin điện tử du lịch; ứng dụng (app) du lịch Bát Tràng; kính trải nghiệm thực tế ảo; xe điện thông minh...
Sự kiện sẽ là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển điểm du lịch Bát Tràng trở thành điểm nhấn của du lịch Hà Nội.
Theo quyết định này, UBND xã Bát Tràng có trách nhiệm quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định pháp luật, nhằm đảm bảo giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch.
Sau lễ đón nhận, từ ngày 10 - 13/10, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được diễn ra tại đây. Đó là, khai trương các cơ sở mua sắm, cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; khai trương không gian gốm của Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn; khai trương không gian nhà cổ Tràng An; khai trương tổ hợp văn hóa, du lịch, thương mại “Bát Tràng, chợ chiều - Điểm đến ngàn năm”.
Được biết, xã Bát Tràng có diện tích 164 ha, hiện có 2 làng nghề truyền thống gốm sứ là Bát Tràng và Giang Cao. Xã có 9 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc; 2 di tích cách mạng kháng chiến. Ngoài ra, Bát Tràng có làng cổ hàng trăm năm tuổi rộng 5,2 ha và 23 ngôi nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ. Đây được xem là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến Bát Tràng.
Đáng chú, điểm nhấn trong chuỗi sự kiện là Lễ rước tổ nghề Bát Tràng, không gian giới thiệu văn hóa ẩm thực Bát Tràng và chương trình giao lưu văn nghệ và biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống (chèo, hát sẩm, múa rối)…
Ông Lý Duy Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, lễ đón nhận quyết định Bát Tràng trở thành điểm du lịch là bước khởi đầu trong kế hoạch phát triển làng nghề du lịch Bát Tràng. Thời gian tới, UBND huyện Gia Lâm tiếp tục có những chính sách quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng quy hoạch phát triển điểm du lịch Bát Tràng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm