Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/09/2022, 13:31 PM

Lãng phí là đang tạo nghiệp và đánh mất phúc báo của chính mình

Con người hiện vẫn may mắn sống trong nghiệp lành, cho nên lương thực phẩm, nước uống đều rất rẻ. Nhưng nếu như ác nghiệp đến, mùa màng thất thu, hoặc là hạn hán thiên tai, làm thế nào dùng tiền để đo lường giá trị của nước và thực phẩm này đây?

Như chúng ta đã biết, với sự gia tăng về sản xuất tiêu thụ đã dẫn đến sự lãng phí kinh khủng. Chúng ta, nhất là những người sống dựa trên sự tiện lợi của cuộc sống hiện đại chỉ biết quý vàng, bạc, châu báu,... nhưng lại lại lãng phí những thứ tưởng như rẻ tiền: cơm gạo, thực phẩm… Bởi vì họ cho rằng những thứ này rất dễ có được, vậy nên không cần phải quý tiếc, cứ thế tùy tiện lãng phí.

Tuy nhiên, nên biết rằng, lãng phí những thứ gì trong giới tự nhiên, thì càng sớm đánh mất phúc báo của mình. Ví dụ như nhiều người dùng nước công cộng và để mặc vòi nước chảy mà không quan tâm vì mình không mất tiền để trả, điện chỗ nào không phải của mình thì bật và dùng thoải mái, không lo nghĩ. Hoặc là khi đi dùng một bữa ăn không hết thì đổ bỏ đi, bởi họ nghĩ rằng chẳng đáng là bao... thì họ sẽ sớm nhận lấy quả báo lãng phí thức ăn mà mình đã tạo ra.

Thực sự đây là quan niệm sai lầm khiến bạn nghèo mãi không ngóc đầu lên được. Đó là chưa kể đến dù bạn có giàu có đến mấy, lương thực được ăn, lượng nước được dùng trong một đời đều là có định số cả. Nếu không có phúc báo, thì có tiền cũng mua không được lương thực.

Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Luật Nhân Quả không trừ một ai, khi hết phúc báo thì bạn sẽ dễ bị hạn chế việc ăn uống khi hết phần lương thực của mình, ví như bị ung thư vòm họng chẳng hạn, thì đồ ăn có ngon tới đâu, có đắt tiền tới đâu cũng không ăn nổi.

Nước dùng cũng như vậy, chớ nên nghĩ rằng nước ở đâu cũng có, nếu như đi đến những vùng sa mạc xa xôi, nơi đó muốn có nước để dùng thật sự là điều rất khó khăn. Vậy nên, lãng phí nước như vậy, đời sau chính là sẽ phải chuyển sinh đến vùng không có nước.

Nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Những người lớn lên ở vùng không có nước, thì sức khỏe bị ảnh hưởng, có nhiều trường hợp bị thiểu năng trí tuệ. Quả thận lưu trữ nước, có liên quan với trí thông minh của con người. Ở những vùng sông ngòi trù phú, nguồn nước dồi dào, thì có rất nhiều người thông minh. Vậy nên, lãng phí nước, cũng chính là đời sau sẽ thiếu trí tuệ.

Con người cần phải có tâm kính trọng đối với tự nhiên, nước, thực phẩm, cũng như tất cả những thứ mà con người dùng. Chúng đều là từ thiên nhiên ban cho con người, vậy nên cần phải biết quý trọng.

Người xưa đối với ngũ cốc thì có Thần ngũ cốc, nước có Thần nước, điều này chính là thể hiện sự quý trọng và biết ơn của người xưa đối với những gì mà thiên nhiên ban tặng.

Con người ta đến Trái Đất này, không tạo nên được gì cả, đều là dùng của tự nhiên, cái ăn cái mặc, đều là đến từ tự nhiên.

Vậy nên cần phải biết quý trọng. Con người hiện vẫn may mắn sống trong nghiệp lành, cho nên lương thực phẩm, nước uống đều rất rẻ mạt. Nhưng nếu như ác nghiệp đến, mùa màng thất thu, hoặc là hạn hán thiên tai, làm thế nào dùng tiền để đo lường giá trị của nước và thực phẩm này đây?

Không có vàng bạc châu báu thì vẫn không bị đói chết, nhưng nếu không có đồ ăn thức uống thì con người không thể tồn tại được. Vậy nên, hãy nhớ rằng, những thứ như thực phẩm, nước, rau củ nuôi dưỡng nên sắc thân con người, đều là Thiên Thượng ban cho, cần phải biết trân quý.

Trong kinh điển đức Phật đã dạy câu như thế này: “Phật quan nhất lạp mễ, đại như Tu Di sơn; nhược nhân bất liễu đạo, phi mao đái giác hoàn” nghĩa là sự lãng phí thức ăn là một trong những nguyên nhân tạo nghiệp lớn của con người mà chúng ta không hề hay biết về luật nhân quả này.

Đọc kinh điển chúng ta thấy, ngay lúc còn tại thế đức Thế Tôn đã dạy các Tỳ kheo khi hưởng dụng sự cúng dường cũng phải chừng mực; và Ngài dạy các môn đồ, nếu người tu nhận sự cúng dường của thí chủ dù chỉ một hạt cơm, nhưng không làm được lợi ích cho họ thì Tỳ kheo ấy phải nghĩ đến bản thân, bởi một hạt cơm cúng dường của đàn na thí chủ nặng như núi Tu Di.

>> Kính mời quý vị cùng xem video "Vì sao xảy ra tình trạng bị mất mùa?" qua bài trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm