Lãnh đạo Ban TTTT TƯ nêu cao trách nhiệm với Phật sự, phụng sự chúng sinh
Song hành cùng công tác truyền thông là công tác từ thiện góp phần đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là 1 trong 13 Ban, Viện Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nhiệm kỳ 2017-2022, Ban Thông tin truyền thông Trung ương, Ban Thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã nỗ lực trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, truyền thông các hoạt động phật sự của Giáo hội cấp Trung ương và địa phương; các hoạt động giao lưu, các sự kiện Phật giáo trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, năm 2022 là năm cuối của nhiệm kỳ, Ban Thông tin truyền thông Trung ương, Ban Thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố đã và đang tích cực truyền thông về các thành tựu phật sự, công tác xây dựng và phát triển tổ chức giáo hội các cấp, công tác tổ chức Đại hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Các hoạt động Thông tin truyền thông của Giáo hội được Ban Thông tin truyền thông thường xuyên, liên tục cập nhật đưa các thông tin Phật sự kịp thời và rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Truyền thông Phật giáo cũng đã phản ánh những nỗ lực, cố gắng của giới Tăng, Ni, Phật tử trong việc giữ gìn nghi lễ, Chính pháp của đạo Phật tại các lễ hội Phật giáo; Đưa tin về hoạt động Đại hội Đại biểu Phật giáo Nhiệm kỳ (2022 - 2027) diễn ra tại các tỉnh/thành trên toàn quốc.
Song hành cùng công tác truyền thông là công tác từ thiện góp phần đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi tặng quân và dân tại các đảo, điểm đảo, nhà giàn Huyền Trân các phần quà ý nghĩa nhân chuyến công tác thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn Huyền Trân DKI....
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các thành viên trong Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động góp phần phòng chống dịch, hưởng ứng lời kêu gọi không ai bị để lại ở phía sau cùng nhiều hoạt động khác nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
Ghi nhận công đức các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, nhân dịp Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027, Thượng toạ Thích Đạo Phước được Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong các chương trình an sinh xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin rằng, sự chia sẻ và trách nhiệm với xã hội ấy đã giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn thêm vững tâm. Tấm lòng không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất để chúng sinh có cuộc sống ổn định, mà còn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đọc kinh Nguyên thủy có khó không?
Xiển dương Đạo pháp 16:56 06/01/2025Sư Lâm Đà Rô (tỉnh Bình Phước), thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Nam tông Khmer Trung ương cho biết, kinh tạng gồm năm bộ: 1- Trường bộ kinh, 2- Trung bộ kinh, 3- Tương ưng bộ kinh, 4- Tăng chi bộ kinh, 5- Tiểu bộ kinh.
Nhiệm mầu từng câu Kinh
Xiển dương Đạo pháp 08:08 05/01/2025Tụng Kinh là để tăng trưởng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ. Tụng kinh là lặp lại để mỗi ngày thấm sâu vào tâm trí mình, để mình mỗi ngày một sáng ra.
Thực giải các kinh điển phổ biến trong đời sống tu học của người Việt
Xiển dương Đạo pháp 09:30 04/01/2025Đức Phật thường dạy, tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta. Người Phật tử đi chùa lễ Phật, tụng kinh mà không hiểu nghĩa lý kinh để ứng dụng vào cuộc sống hoặc hiểu sai ý kinh sẽ gây ra những hậu quả phiền lụy không nhỏ.
Hiểu rõ hơn về kinh Đại thừa, kinh Nguyên thủy
Xiển dương Đạo pháp 09:25 03/01/2025Từ chiếc nôi Ấn Độ, Phật giáo truyền xuống phương Nam thì gọi là Nam truyền, truyền lên phương Bắc thì gọi là Bắc truyền. Hiện, trên thế giới có hai truyền thống Phật giáo lớn, đó là Phật giáo Nam tông (Nam truyền) và Phật giáo Bắc tông (Bắc truyền).
Xem thêm