Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/03/2015, 17:37 PM

Lễ đàn Mông sơn thí thực tại chùa Côn Sơn

Ngày 23/01/Ất Mùi (13/03/2015), tại chùa Côn Sơn (thị xã Chí Linh – Hải Dương), BTC Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả và Đại lễ đàn Mông Sơn thí thực. Đây là nghi thức tế lễ cổ truyền mang đậm sắc thái của Phật giáo.

Tương truyền tại Việt Nam, khoa cúng này được Đệ tam tổ Huyền Quang sáng tạo ra, phù hợp với văn hóa Việt. Đàn tràng chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh cho những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được.
           
Theo quan niệm Phật giáo, lập đàn thí thực để thể hiện uy linh Phật pháp và tinh thần từ bi hỉ xả cứu độ chúng sinh tại chốn Phật đường. Đây là hình thức đại chay đàn, mang tính phát chẩn quốc gia, diễn ra nơi quốc tự. Đàn lễ Mông Sơn thí thực thể hiện sự hoà nhập, pha trộn tín ngưỡng giữa Phật giáo và Đạo giáo cùng tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
           
Đại lễ đàn Mông Sơn thí thực bao gồm: đàn chính và đàn bàn cúng Phật. Đàn chính là nơi toạ đàn của pháp sự Phật, nhị Bồ tát, của Kim Đồng, Ngọc Nữ và hai hành giả. Tầng dưới bày đồ lễ, hoa nghi, hương nến. Đàn bàn tiến đặt bộ tượng Tam thế Phật ở tầng cao nhất, phía dưới bài trí hoa nghi, lễ phẩm. Hai bên đường chạy đàn bày những mâm lễ gồm các đồ chay như: bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo, gạo… để ban phát cho chúng sinh chầu đàn ăn mày cửa Phật

Nghi lễ được các pháp sự Phật, nhị Bồ tát, Kim đồng và Ngọc nữ dàn nhạc lễ thực hiện uy nghi, chuẩn mực gồm các nghi thức: Nhiễu đàn, đọc khoá cúng, bắt quyết,  múa long hồ, sái tịnh chân ngôn, khai hoa kết ấn, dâng lục cúng, thỉnh mời cô hồn, tuyên sớ cầu an, nguyện cho thế giới hoà bình, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu. Lễ đàn mông sơn thí thực là một nét đẹp văn hoá tâm linh tiêu biểu trong lễ hội truyền thống Côn Sơn. 

Đây là một trong những nội dung quan trọng được phục dựng thành công từ lễ hội năm 2006. Có thể nói, Côn Sơn là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, của đất nước. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bởi vậy, tổ chức lễ đàn Mông Sơn thí thực tại “Quốc tự”  Côn Sơn hàng năm là nét đẹp văn hoá Phật giáo, thể hiện uy linh của Tam tổ Trúc Lâm.

Đức Tùy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm