Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định về việc đưa lễ hội truyền thống "Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn" (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 601/QĐ-BVHTTDL ngày 3/2/2021.
Ngay khi Phật giáo du nhập vào Đà Nẵng vào khoảng thế kỷ XVII, người Việt đã tạo dựng ở Ngũ Hành Sơn một hệ thống các ngôi chùa. Hầu hết trên năm ngọn núi của Ngũ Hành Sơn đều có những ngôi chùa cổ kính, với những dáng vẻ khác nhau được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Đặc biệt, vùng đất được xem là có nhân duyên với đạo Phật này còn lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ với nhiều giá trị đặc biệt, nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, gồm: các công trình, biểu tượng tôn giáo tín ngưỡng của người Việt, người Hoa và cả người Chăm bản địa, các di vật, cổ vật, hoành phi, liễn đối, bia ký, các di chỉ khảo cổ học; tập tục, nghề thủ công truyền thống và các lễ hội, trong đó có Lễ hội Quán Thế Âm…
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có tên gọi khác là Lễ hội Quán Âm 19/2, được tổ chức hàng năm tại Chùa Quán Thế Âm (số 48 đường Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và các địa điểm liên quan khác tại Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố Phật giáo, gắn liền với Di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng địa phương, đại diện cho bản sắc văn hóa của thành phố Đà Nẵng được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
Bộ Nội vụ đề nghị các tôn giáo tích cực chống dịch Covid-19
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 17, 18 và 19 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, trong đó ngày 19 là ngày lễ chính thức. Lễ hội gồm hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ là các nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo và nghi lễ truyền thống của địa phương. Phần hội là những sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong ba ngày diễn ra lễ hội, ngoại trừ các sự kiện đặc biệt của từng năm thì phần lớn các sự kiện thường niên tổ chức đan xen kết hợp giữa phần Lễ và phần Hội. Hai phần này hòa quyện với nhau, trong lễ có hội và ngược lại trong hội có lễ.
Lễ hội cũng là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chiêm bái, tín ngưỡng của cộng đồng Phật tử cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, thể hiện rõ nét sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc tình yêu quê hương đất nước; là nơi để người dân và du khách tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam, đồng thời thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc.
Dừng lễ hội chùa Nhuệ Hổ, Chùa Hương không khai hội
Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận và xếp vào Danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia.
Ngày nay, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đây là một lễ hội tổ chức quy mô lớn, kết tinh những giá trị văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống của dân tộc dân tộc Việt Nam. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn người, gồm cộng đồng phật tử theo đạo Phật, cộng đồng nhân dân địa phương, cùng du khách trong và ngoài nước về đây tham dự, lễ bái, nguyện cầu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Trong nước 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Trong nước 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh
Trong nước 14:00 30/10/2024Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.
Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch
Trong nước 15:00 28/10/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.
Xem thêm