Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?
Nhiều Phật tử bước đầu học Phật băn khoăn hỏi khi đức Phật đản sinh tay phải hay tay trái chỉ lên trời? Có hai mẫu tôn tượng Đức Phật đản sanh với hai thế tay khác nhau nghĩa là sao?
Trong kinh điển, sử Phật giáo xác định Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) sau khi đản sanh đi bảy bước, một tay chỉ đất, một tay chỉ trời, nhưng không nói rõ về chi tiết tay trái hay tay phải?
Việc chúng ta thấy rằng hiện có hai mẫu Thánh tượng Đức Phật sơ sanh ở hai tư thế tay khác nhau có thể lý giải như sau: Văn hóa Ấn Độ luôn xem tay phải là sức mạnh, biểu trưng cho quyền năng, sự công bằng, lẽ phải. Nên khi chế tác tôn tượng đản sanh với tay phải chỉ lên được xuất xứ từ đây. Một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản… cũng chịu ảnh hưởng quan niệm này.
Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng
Ngược lại, văn hóa Hoa Hạ xem tay trái là biểu hiện cho sức mạnh, quyền lực, sự tôn nghiêm của người trưởng thượng. Vì vậy, tôn tượng có thế tay trái chỉ lên trời có thể xuất phát từ ảnh hưởng của nền văn hóa này. Tại Trung Hoa, Việt Nam... chúng ta thấy có nhiều tôn tượng với tư thế tay trái chỉ lên và tay phải chỉ xuống, cũng trong ảnh hưởng đó.
Sự tiếp biến văn hóa có ảnh hưởng từ lâu, ngày nay ở một số ngôi đình tại các làng quê vẫn còn thấy hình tượng ông Nhật (tay trái cầm mặt nhật đưa lên) và bà Nguyệt (tay phải cầm mặt nguyệt đưa lên). Hay có thể nhìn thấy trong cấu trúc thờ phượng tại các chùa, tôn tượng Đức Phật Thích Ca tọa vị ở chính giữa, bên trái của Ngài là Thánh tượng Bồ-tát Văn Thù, bên tay phải là Thánh tượng Bồ-tát Phổ Hiền. Điều đó có thể hiểu trong văn hóa của chúng ta xem bên trái là vị trí biểu thị quan trọng hơn bên phải.
Để mùa Phật đản an lành trước đại dịch Covid-19
Trong xã giao ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy quy định trong vấn đề giao tiếp tại các sự kiện mang tính quốc tế, nhân vật quan trọng bao giờ cũng được sắp xếp ngồi phía bên trái. Điều này có thể lý giải do thổ nhưỡng, cũng như tập quán văn hóa và sự thuận tiện về cơ địa (quay bên trái sẽ thuận hơn).
“Có thể nói, trong quá trình hội nhập và phát triển, việc du nhập các sản phẩm văn hóa là việc tất yếu. Người Phật tử cũng cần có cách nhìn, nghĩ để biết và phân biệt được đâu là văn hóa chính thống, đâu là sự tiếp biến hay pha tạp giữa các nền văn hóa, để hòa nhập mà không bị hòa tan”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Bài học nhân sinh từ những cơn bão
Kiến thức 09:00 02/11/2024Bão tố dạy ta về sự vô thường - một bài học căn bản mà ta vẫn thường quên trong cuộc sống hằng ngày. Đời sống là một chuỗi những đổi thay liên tục, không có gì là vĩnh cửu, không có gì là bất biến.
Xem thêm