Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/09/2019, 08:19 AM

Liệng sợi tơ sen trói mãnh hổ

Trong Kiều có câu “dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”. Sợi tơ sen rất mỏng manh, rất nhẹ, nhưng nếu biết dùng thì mình có thể trói một con mãnh hổ. Con mãnh hổ đây là tập khí, là thói quen ghê gớm đó.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

Nhận diện và chuyển hóa 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bài liên quan

Có một năng lượng rất mạnh trong mỗi chúng ta ngăn cản không cho chúng ta được an và lạc. Chúng ta phải nhận diện nó. Tên của nó tiếng Phạn là vasana, tiếng Việt là tập khí. Tập khí là thói quen. Chúng ta có những thói quen đã được huân tập lâu ngày. Có những thói quen tốt và những thói quen xấu. Chính những thói quen xấu đó ngăn không cho chúng ta có an và có lạc. Chúng ta phải sử dụng năng lượng của chánh niệm để nhận diện tập khí đó, thói quen đó mỗi khi nó vừa xuất hiện. Chúng ta có dư thông minh để hiểu rằng nói một câu như thế là có thể gây đổ vỡ, làm một cử chỉ như thế thì có thể gây đổ vỡ. Chúng ta biết như thế. Nhưng khi hoàn cảnh xẩy ra thì ta vẫn nói câu đó, vẫn làm điều đó và gây ra sự đổ vỡ trong lòng chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong sự liên hệ giữa ta và người khác.

Cái gì thúc đẩy chúng ta nói câu đó, làm việc đó trong khi ta biết rằng nói câu đó là tan vỡ, làm việc đó là tan vỡ. Năng lượng đẩy chúng ta nói và làm việc đó là tập khí (vasana). Khi chúng ta đã nói rồi, làm rồi, gây ra tan vỡ rồi thì chúng ta không giận người kia nữa, ta quay lại giận mình. Tại sao mình biết như thế, mình biết rất rõ là nói một câu như thế, hành động như thế gây đổ vỡ, vậy mà mình vẫn nói, vẫn làm? Mình trở lại giận mình, mình bức tóc, đập ngực, xấu hổ với chính mình và tự hứa rằng từ nay về sau sẽ không nói nhũng câu như thế, không làm những việc như thế. Mình có thể lạy tổ tiên, lạy Phật, lạy các vị bồ tát và hứa là từ nay về sau con sẽ không dại dột nói những câu, làm những việc như thế nữa. Ấy vậy mà lần sau, hai, ba tháng sau, khi mà hoàn cảnh đưa tới thì mình vẫn ngựa theo lối cũ, mình vẫn nói, vẫn làm lại như thường, để mình lại đau khổ, bức tóc, đập ngực như thường. Đó là tại vì mình chưa điều phục được năng lượng ghê gớm đó, tập khí ghê gớm đó trong con người của mình.

Chắc tất cả quí vị trong hội trường này cũng đã có một ít kinh nghiệm về việc này. Ngày xưa Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, anh ruột của tướng Trần Hưng Đạo là một thiền sư cư sĩ. Ông đã học Phật, đã tu tập rất vững và ông đã để lại rất nhiều bài kệ, bài thơ, bài văn nói về sự chứng đạt của ông. Chắc chắn là quí vị đã đọc “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục” trong đó có câu nói về tập khí bằng hình ảnh thi ca rất hay, đó là câu “phóng trước liên ti phược hổ nhi” dịch ra tiếng Việt là liệng sợi tơ sen trói mãnh hổ(1).

Bài liên quan

Mãnh hổ là con thú hoang rất khó điều phục mà mình chỉ cần liệng sợi tơ sen thôi có thể trói được nó. Chúng ta biết, khi bẻ cọng sen thành hai và nâng một nửa lên thì nửa kia nó cũng theo lên vì hai cọng còn dính vào nhau bởi những sợi tơ sen. Trong Kiều có câu “dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”. Sợi tơ sen rất mỏng manh, rất nhẹ, nhưng nếu biết dùng thì mình có thể trói một con mãnh hổ. Con mãnh hổ đây là tập khí, là thói quen ghê gớm đó. Nó là con ngựa hoang, con voi hoang mà chúng ta phải điều phục cho được nếu chúng ta không muốn gây tan vỡ trong lòng ta và người khác, nhất là những người ta thương yêu.

Ở Thái Lan người ta điều phục những con voi bằng những xích sắt và những vồ bằng sắt. Ba, bốn tuần sau con voi có thể bắt đầu thuần phục. Nhưng muốn điều phục con voi hoang tập khí chúng ta không cần phải dùng những phương tiện bạo động như thế. Đức Phật đã cho chúng ta những phương pháp bất bạo động, rất nhẹ nhàng để giúp chúng ta điều phục những tập khí đó, những thói quen đó. Phương pháp đó gọi là nhận diện đơn thuần (simple recognition, la reconnaissance simple). Khi chúng ta thấy năng lượng của tập khí bắt đầu ló đầu ra thì lập tức hành động liền. Chúng ta trở về với hơi thở, chế tác năng lượng chánh niệm và năng lượng đó sẽ làm công việc nhận diện đơn thuần: Thở vào tôi biết rằng tập khí trong tôi bắt đầu xuất hiện. Thở ra tôi mỉm cười với tập khí trong tôi. Rất là nhẹ nhàng! Đúng là một sợi tơ sen. Khi tập khí ở một mình, chiếm cứ được thân tâm thì nó tác hại được. Nhưng khi có năng lượng của chánh niệm, tức là năng lượng mình làm phát khởi ra để nhận diện tập khí đó thì chúng ta lại ở vào trong một hoàn cảnh khác.

Chánh niệm là năng lượng giúp ta thực hiện được cái gọi là thân tâm nhất như, thân tâm hợp nhất. Kinh Quán Niệm Hơi Thở trình bày mười sáu phương pháp thực tập thở giúp ta tháo gỡ những bất an trong thân và trong tâm, rất hay, và giúp cho ta có được tuệ giác, có thể tháo gỡ những khoắc khoải, những tuyệt vọng, những bức xúc trong tâm của chúng ta.

Chánh niệm là năng lượng giúp ta thực hiện được cái gọi là thân tâm nhất như, thân tâm hợp nhất. Kinh Quán Niệm Hơi Thở trình bày mười sáu phương pháp thực tập thở giúp ta tháo gỡ những bất an trong thân và trong tâm, rất hay, và giúp cho ta có được tuệ giác, có thể tháo gỡ những khoắc khoải, những tuyệt vọng, những bức xúc trong tâm của chúng ta.

Thí dụ nắm tay trái của tôi là tập khí. Năng lượng của tập khí tức là năng lượng của thói quen thúc đẩy tôi nói và làm những điều gây đổ vỡ xuất hiện. Nếu tôi không làm gì hết, tôi không phải là người có tu tập, thì nó sẽ hoành hành, sẽ xúi tôi làm những điều gây đổ vỡ. Nhưng tôi là một người có thực tập -tu có nghĩa là có thực tập- nên tôi biết phải làm gì. Tôi trở về với hơi thở, thở vào, thở ra có chánh niệm, hoặc tôi đi thiền từng bước chân có chánh niệm thì tôi chế tác ra một năng lượng thứ hai gọi là niệm (smirti). Năng lượng thứ hai này có mặt để nhận diện năng lượng đầu. Thở vào tôi nhận diện năng lượng tập khí bắt đầu trổi dậy trong tôi. Thở ra tôi mỉm cười với thói quen tập khí trong tôi. Đó gọi là nhận diện đơn thuần. Khi tập khí được nhận diện thì nó mất đi rất nhiều năng lượng chính nó. Nó không còn đủ sức để thúc đẩy mình nói và làm những điều mình không muốn nói và không muốn làm. Đây là một phương pháp thực tập bất bạo động rất là hữu hiệu nhưng chúng ta phải có công phu hằng ngày mới được. Nếu công phu yếu thì mỗi khi tập khí đó nổi lên ta quên thực tập để cho nó hoành hành. Cho nên trong đời sống hằng ngày ta phải thực tập. Tập thở trong chánh niệm, đi trong chánh niệm, uống trà trong chánh niệm, ăn cơm trong chánh niệm. Hạt giống chánh niệm trong ta trở thành quan trọng. Mỗi khi cần đến nó, ta chỉ động một cái là nó phát khởi và nó giúp chúng ta làm công việc nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa tập khí đó.

Trong văn hóa Phật giáo có kinh gọi là Kinh An Ban Thủ Ý, có nghĩa là kinh dạy về phương pháp thở để chế tác chánh niệm. Khi viết chữ niệm 念 bằng Hán tự thì thấy rằng ở trên có chữ kim 今 tức là giây phút hiện tại và ở dưới là chữ tâm 心 có nghĩa là tâm của chúng ta. Đem cái tâm của ta về với giây phút hiện tại gọi là niệm. Trong đời sống hằng ngày tâm của ta rong ruổi, đi về quá khứ, tiếc nuối quá khứ, sầu khổ vì quá khứ. Nó không có mặt trong giây phút hiện tại. Có nhiều người trong chúng ta bị quá khứ giam hãm, không có khả năng sống được sâu sắc những giây phút trong đời sống hằng ngày. Rất tội nghiệp. Có những người trong chúng ta bị tương lai lôi kéo, lo lắng, sợ hãi, bất an về tương lai. Tương lai trở thành một ngục tù. Vì vậy tâm ta bị kẹt vào quá khứ, tương lai, trong những dự án, lo lắng, sầu khổ. Tâm không có đó cho thân. Khi đem tâm trở về với thân thì ta thiết lập được thân tâm trong giây phút hiện tại. Chúng ta thoát ra khỏi sự kềm chế của quá khứ và tương lai. Trạng thái đó gọi là thân tâm nhất như, thân và tâm hợp nhất. Chánh niệm là năng lượng giúp ta thực hiện được cái gọi là thân tâm nhất như, thân tâm hợp nhất. Kinh Quán Niệm Hơi Thở trình bày mười sáu phương pháp thực tập thở giúp ta tháo gỡ những bất an trong thân và trong tâm, rất hay, và giúp cho ta có được tuệ giác, có thể tháo gỡ những khoắc khoải, những tuyệt vọng, những bức xúc trong tâm của chúng ta.

(1)Thiền sư Pháp Cổ, đã làm bài kệ sau đây để nói về đạo nghiệp của Tuệ Trung:

Xưa quốc sư

Nay thượng sĩ

Một thể trượng phu mà hai vị

Dưới gió, Tỳ gia đứng thế cao

Một trái cà xưa nhà Bàng Uẩn

Khí giới tam huyền phá ngục tù

Trên mắt lông nheo ngừng tư tưởng

Mí mắt khép lấy núi Tu Di

Há miệng uống liền hết biển cả

Xâu ngọc ly dưới cằm Ninh Long

Liệng sợi tơ Sen trói mãnh hổ.

Pháp vương hay vương pháp, tùy cơ

Nắm tay cùng về quên bỉ thử

Khi nhân độc tấu đàn không giây

Tình tang ca vũ rền thôn xóm

Tính tình tang

Tang tính tình

Ðâu cần theo giốc, chủy, cung, thương

Thầy ta nối khúc Ôn Như Cũ

Cách điệu phi thường hoa mỹ thêm

Tử Kỳ đi rồi, tri âm thiếu

Mênh mông trời nước cũ còn đâu

Người sau tiếp nối húc hư truyền

Bắt chước như xưa sai lạc hết.

(Cổ quốc sư

Kim thượng sĩ

Nhất cá trượng phu phân bỉ thử

Tỳ gia tác giả lập hạ phong

Ngốc lão Bàng Công thậm gia tử

Tam huyền qua giáp phá lao quan

Trát thượng mi mao hưu nghĩ nghĩ

Nhãn bì cái khước Tu Di lô

Khẫu lý hoành thôn đại hải thủy

Ninh Long hàm hạ xuyên ly châu

Phóng xuất ngũ ti phược Hổ nhi

Pháp vương vương pháp nhậm hoành hành

Ba thủ đồng đồ vong nhữ nhĩ

Ðẳng nhàn hí lộng một huyền cầm

Xã vũ thôn ca thả ra rị

Rị ra ra

Ra rị rị

Bất thuộc cung thương giốc vũ chủy

Ngô sư thanh Ôn Như điệu

Cách tương thù thường hựu tăng mỹ

Tứ kỳ dĩ hỹ tri âm hy

Kỷ cá dương dương tịa hồ nhĩ

Hậu nhân tiếp hưởng thừa kù hư

Nhận thức y tiền hoàn bất thị

Ý!)

Chia sẻ của một người thực tập chánh niệm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rồi thì tờ lịch của tháng 10 cũng sẽ phải lật qua để nhường cho tờ lịch của tháng 11. Hôm nay đã là ngày cuối của tháng. Cuốn lịch treo tường của Làng Mai như người bạn, người thầy thân thiết suốt 10 tháng qua. Ngắm nhìn mãi dòng chữ gợi lên biết bao cảm xúc trong tim: Liệng sợi tơ sen trói con mãnh hổ, liệng sợi tơ sen trói con mãnh hổ, …

Dòng chữ lặp đi lặp lại trong đầu mang theo những biến đổi của cảm xúc. Cảm xúc đầu tiên là của người đọc một câu văn: “Cách nói quá, hình ảnh đối lập, thậm chí quá đối lập: “Sợi tơ sen – con mãnh hổ”… Cảm xúc cuối cùng – giờ này – là của người đã trải nghiệm, dù mới chỉ một lần nhưng sâu sắc đến không thể quên được: Rằng đó là sự thật, việc trói được mãnh hổ bằng sợi tơ sen là sự thật.

Bài liên quan

Đó là giờ sửa bài tập hình học không gian cho lớp 11. Buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết Kỉ Sửu. Thông thường mỗi bài sẽ có một học sinh lên bảng trình bày, sau đó cả lớp sẽ cùng giáo viên chỉnh sửa, hay bổ sung cách làm khác nếu có. Bài tập hôm đó thuộc loại khó, không có em nào làm được, vì vậy giáo viên phải sửa. Sau khi đã trình bày cặn kẽ cách giải, viết lời giải lên bảng xong, tôi nói câu vẫn thường nói: Các con có ai có ý kiến gì không, ai không có ý gì hãy sửa vào tập.

Đúng vào lúc đó, một cậu học sinh ngồi đầu bàn, dãy cuối đứng hẳn ra khỏi chỗ ngồi, tay phải khoát lên làm một vòng tròn, miệng nói: Cô! Con thấy cách này tầm thường lắm!.

Âm hưởng của từ “tầm thường” cùng với phong cách của em đó như thể có quả bom nổ tung đầu óc tôi. Quá bất ngờ, trong đầu chẳng nghĩ được gì cả thì tự nhiên tôi cảm nhận có hơi thở đang đi vào qua cánh mũi, đồng thời có cục gì nằng nặng đang từ từ đi lên qua bụng, ngực dần đến cổ họng, tự nhiên tôi đi theo hơi thở vào đó và thở ra từ từ, cứ như vậy, chỉ cảm nhận hơi thở đi vào và đi ra qua cánh mũi, cũng không nhớ là bao nhiêu hơi thở nữa, thì cái cục nằng nặng đó từ từ đi xuống rồi mất ra sao cũng không rõ nữa. Chỉ đến lúc đó tôi mới định thần và cảm thấy không khí lớp học lắng lại, như người ta vẫn nói “con ruồi bay qua cũng nghe thấy”, không một học sinh nào làm gì hết, tất cả đang nhìn lên cô, chờ xem cô sẽ làm gì.

Ý nghĩ đầu tiên vụt đến trong đầu khi định thần lại là “Hay là nó có cách giải khác?”, tôi đi luôn xuống phía em và hỏi: Bắc Việt (tên em đó) có cách giải khác chăng? Cũng ngay lập tức tôi thấy ngay vẻ bối rối của Việt và hiểu rằng em không có cách khác, trong khi đó các em khác xôn xao: “đúng rồi cách khác đâu? nói đi!”. Khi đó tôi thấy thương cho cái tình trạng của em quá, và cũng vì đã bình tâm lại, tôi trở về bục giảng và nói với cả lớp: Theo cô, ta chỉ có thể nhận xét một cách giải là tầm thường hay không trong tình huống có một cách khác để so sánh. Còn trong tình huống chỉ có một cách thì dù ta không hài lòng lắm ta cũng chỉ có thể nói nó bình thường. Cô nghĩ ta nên cảm ơn bạn Việt vì hôm nay bạn đã cho chúng ta thấm thía câu thành ngữ “nhất ngôn xuất hữu, tứ mã nan truy – một lời nói đi ra, bốn con ngựa khó đuổi”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi cảm nhận được tiếng thở phào của lớp học. Giờ học tiếp tục, việc dạy của tôi cũng tiếp tục nhưng trong một trạng thái khác trước. Cảm giác nhẹ nhõm như vừa giải xong một bài toán lớn của đời mình mà bao lâu nay bế tắc, hay giống như cắt bỏ một khối u làm mình khổ sở từ nhỏ tới giờ, hay theo như cách nói của Sư Ông là đã trói được con mãnh hổ quấy rối mình bấy nay, con mãnh hổ có tên sân hận.

Từ nhỏ tôi đã có tiếng là nóng tính, thừa hưởng từ ông ngoại và mẹ, nhưng lại cứ bao biện rằng như vậy là thẳng thắn, bộc trực… Nhiều hệ lụy cay đắng do nóng giận gây ra làm tôi vô cùng đau khổ và ân hận, để rồi lần sau cơn giận lại đến như một con mãnh hổ, lôi tôi đi khiến tôi lại mắc sai lầm và rồi lại căm ghét bản thân mình, cứ như thế.

Tập thở theo cách Sư Ông chỉ dẫn ở Bát Nhã, tôi cũng không nghĩ có ngày thành công như trên, nhưng mỗi khi chú vào hơi thở cảm thấy khỏe khoắn, dễ chịu nên thích thú làm theo, tính đến ngày xảy ra sự kiện trên đây là được khoảng 1 năm.

Trải nghiệm bản thân khiến mỗi khi nhìn lên tờ lịch tháng 10 có dòng chữ “Liệng sợi tơ sen trói con mãnh hổ” của Sư Ông, thế nào trong đầu tôi cũng hiện ra ý nghĩ “Ông già tinh quái quá, Tuệ giác là thế này đây”. Có những lần nhìn như vậy tự nhiên nước mắt tràn ra, nước mắt của lòng biết ơn Sư Ông và pháp môn của Người.

Bài liên quan

Không thể nói là sau sự kiện trên thì bầy mãnh thú sân hận không còn làm gì được tôi nữa, chúng vẫn quấy rầy tôi, nhưng thiệt hại mà chúng gây ra đã giảm thiểu rất, rất nhiều.

Chưa hết, tôi còn muốn chia sẻ hồi kết đẹp của sự kiện trên: Giờ học đầu tiên sau nghỉ Tết, tôi bước vào lớp thì đã thấy trên bàn giáo viên ai đó đặt một bó hoa hồng vàng rất đẹp. Chắc hẳn tôi đã cười rất tươi khi nói với cả lớp: Lớp ta năm nay hên rồi nha, đầu năm có hoa hồng vàng vào lớp thế này chắc cả lớp học hành tấn tới lắm. Ai là tác giả của cái hên này cho cả lớp biết mà cảm ơn chứ. Tôi thật bất ngờ và vui sướng khi thấy người đứng lên cũng từ dãy cuối đầu bàn đó: Em Bắc Việt. Em đã xin lỗi cô ngay sau giờ học đó, còn lúc này cả hai cô trò cùng cả lớp đều hạnh phúc. Tôi đã lưu lại bó hồng đó, xin được chia sẻ với tất cả những người thân thiết của tôi: Gia đình, bạn bè, học trò.

Ước mong sao chia sẻ này có thể giúp cho những ai đang bị quấy rầy bởi lũ mãnh hổ: Giận hờn, ganh tỵ, tuyệt vọng… Việc tập thở ở nhà là chính, nhưng hàng tháng, hay nửa tháng, hay tuần cũng nên gặp những người cùng tập với mình để “nạp năng lượng”. Hiện nay vào Chủ Nhật thứ ba của tháng tôi thường đến chùa Pháp Vân (số 1 – Lê Thúc Hoạch, quận Tân Phú) để tập thở và Chủ Nhật thứ tư thì đi “tu pic nic”, nghĩa là tập thở ngoài trời, cùng các bạn đồng tu.

Ngày 30 tháng 10 năm 2011

Đào Thị Ngọc Trâm – Tâm Nguyệt Oanh

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Thực tập sống tỉnh thức 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Kiến thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Kiến thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Xem thêm