Cách chế ngự cơn nóng giận theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Những cơn nóng giận của bản thân trước khi làm người khác tổn thương thì cũng ảnh hưởng rất xấu tới tâm trạng của chính mình.
Nóng giận là một trạng thái xúc cảm rất phổ biến của con người. Nó là một loại xúc cảm tiêu cực, không lành mạnh và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề rắc rối khác. Sự tức giận có thể biểu hiện dưới những cường độ khác nhau, từ sự bực mình đến tức giận điên cuồng và nổi cơn thịnh nộ. Cũng như những loại xúc cảm khác, sự tức giận thường kéo theo những thay đổi về sinh – vật lý ở trong cơ thể con người. Khi bạn tức giận thì tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên, thở nhanh, căng cơ và các hoóc-môn như là adrenaline và noradrenaline cũng tiết ra nhiều hơn. Đối tượng của sự tức giận có thể là con người, cũng có thể là con vật hay thậm chí là cả những đồ vật vô tri vô giác. Mỗi khi chúng ta tức giận ai thì chúng ta cảm thấy người đó thật khó ưa, thổi phồng những đặc tính không tốt của người đó, không đếm xỉa đến tất cả những điểm tốt của họ và muốn hại họ.
Thế nhưng, người xưa có câu thế này, cơn nóng giận giống như việc bạn cầm than nóng ném vào người khác, trước khi làm họ bị thương thì tay bạn cũng bỏng rồi.
Vậy mới nói, học được cách chế ngự cơn tức giận chính là cách khôn ngoan nhất giúp bạn được hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc vui vẻ của bản thân.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chiêm nghiệm về những cơn nóng giận như sau:
Khi ai đó làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế ta sẽ bớt khổ.
Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm cho tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.”
Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy. Sự thật là khi ta làm cho người kia đau khổ thì người ấy sẽ trả đũa bằng cách làm cho ta đau khổ thêm. Kết quả là leo thang đau khổ cho cả hai bên. Đáng lẽ ra thì cả hai bên đều cần tình thương, cần giúp đỡ. Không ai đáng bị trừng phạt cả.
Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi.
Phần lớn chúng ta không làm được điều đó. Chúng ta không muốn trở về với tự thân. Chúng ta chỉ muốn đuổi theo người kia để trừng phạt.
Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghĩ là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm cho ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo kẻ đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa.
Theo Khỏe và Đẹp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm