Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/12/2020, 14:49 PM

Liệu cá có biết đau đớn không?

Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.

Hãy ăn chay vì sự sống của muôn loài

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ăn chay để thương vật

Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, suốt đời Ngài khi giáo huấn, chia sẻ cho mọi người, từ người xuất gia cho đến cư sĩ tại gia, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ hàng trí thức cho đến người bình dân, thường chỉ nói một câu không khác: “Hãy cố gắng ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật”. Có nghĩa rằng chúng ta hãy dành tình yêu thương cho các loài vật giống như cho chính con người vậy vì người hay vật đều có sinh mệnh, đều cần và muốn được sống.

Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái đau của con người. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm thuốc morphine, một loại thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác. Sau đó họ cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem chúng có những cảm giác như thế nào.

Kết quả là cả hai nhóm cá đều có những phản ứng giống nhau, chúng dãy dụa, quằn quại, máu đỏ chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, nhóm cá được tiêm thuốc giả đã có những hành động cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo lắng,” ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học Purdue University đã cho biết như vậy.

"Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian School of Veterinary Science nhận định sau đó. "Cùng với những gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luận rằng loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó." Ông nói thêm.

Chuyện về chú chim non mắc bẫy

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters and crabs) cũng có những cảm giác đau đớn tương tự. Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.

Nghiên cứu mới này đặt ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá ẩm thực biển. Trong các nhà hàng sang trọng cũng như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua đang còn sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại để mặc cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận của những con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn ngon cho một số người. Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không mấy văn minh của loài người. Trước đây họ dựa vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá cho rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành động của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự vô nhân đạo của ngành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu chúng ta có còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng trong dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?

Xin cầu chúc mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.

Quan niệm ăn chay của các ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới

Tâm Linh

(Theo Applied Animal Behaviour Science & Discovery News)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghe tiếng chuông chùa với tâm thanh tịnh giải trừ 500 ức kiếp trọng tội

Tư liệu 14:46 06/04/2024

Kinh Tăng nhất A Hàm còn nói: “Nếu lúc đánh chuông mà cầu nguyện cho mọi nỗi khổ ở mọi nẻo ác đều được chấm dứt thì nếu được nghe tiếng chuông và tiếng tụng niệm kinh kệ, ắt sẽ giải trừ được tội nặng sinh tử cửa năm trăm ức kiếp”.

Mỗi phút đều là thiền

Tư liệu 18:00 05/04/2024

Nan-in lên tiếng: Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc?

Bắt giam tượng Phật

Tư liệu 15:45 05/04/2024

Một anh lái buôn vác trên vai năm mươi cuộn bông, dừng nghỉ trong một trạm dưới chân một tượng Phật bằng đá để tránh hơi nóng. Y buồn ngủ và chợp mắt, khi thức dậy thì hàng hóa biến mất. Y liền đi trình báo với nhà cầm quyền.

Chuyện vãng sanh của Sư bà Đàm Lựu (1933 -1999)

Tư liệu 12:50 05/04/2024

Sư Bà đã biết trước lúc ra đi. Hơn ba tháng trời từ lúc Sư Bà bệnh nặng cho đến cuối lễ “Trà tỳ”, đạo tràng Đức Viên luôn vang rền câu “Nam Mô A Di Đà Phật" không dứt.

Xem thêm