Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/06/2022, 12:04 PM

Linh ứng hay nhiệm mầu?

Trong đạo Phật, ngoài Phật Thích Ca còn có nhiều vị Phật khác. Tuy nhiên, lấy thế giới Ta-bà này làm hệ quy chiếu thì chỉ có một mình Phật Thích Ca là vị Phật lịch sử; còn những vị khác là Phật tôn giáo thuộc thế giới tâm linh.

Trong số các vị Phật tôn giáo, Phật A Di Đà nổi bật nhất, được Tăng Ni, Phật tử và tín đồ Đại thừa nói chung và Tịnh Độ tông nói riêng, tin tưởng, tôn thờ như Phật Thích Ca.

“Tu hành không Phật cũng tiên/ Không vương thì bá hoặc miền công khanh”.

“Tu hành không Phật cũng tiên/ Không vương thì bá hoặc miền công khanh”.

Không biết Tịnh Độ tông truyền vào Việt Nam từ hồi nào nhưng ở quê tôi (Trà Ôn), vào khoảng năm 1944-1945, hai vị cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Thích Trí Tịnh đã về chùa Phật Quang mở Phật học đường và truyền bá pháp môn Tịnh độ. Dân quê tôi đều tu theo pháp môn này, trong đó có gia đình nội tôi. Cho đến bây giờ tôi còn nhớ mang máng những câu thơ kệ ca ngợi pháp môn Tịnh độ như:

- Thiền tông không Tịnh độ,

Lấy cái gì hỗ trợ?

Mười người tu, chín người đổ.

- Thiền tông có Tịnh độ,

Như thêm cánh cho hổ,

Mười người tu, mười người ngộ.

Từ lâu, trong dân gian có truyền khẩu câu thơ “Tu hành không Phật cũng tiên/ Không vương thì bá hoặc miền công khanh”. Gia đình nội tôi thì không được vậy mà được cái khác. Ông nội thọ đến 85 tuổi, bà nội đến 87 tuổi. Còn má tôi và người chú ruột thứ sáu thì được Phật tử và tín đồ trong vùng khen “tu nhất kiếp, ngộ nhất thời” (đốn ngộ).

Má tôi sinh năm 1909, biết ăn chay niệm Phật khi lên chín lên mười tuổi. Năm 17 tuổi, má lấy tía tôi. Gặp duyên lành bên nhà chồng, má càng tinh tấn tu hành, thường xuyên đi chùa Phật Quang lạy Phật, nghe kinh và làm công quả vào những ngày rằm ngươn lễ vía. Má chỉ học chữ lõm bõm nên không đọc được kinh nhưng lại thuộc lòng kinh A Di Đà và bài sám Nhất tâm.

Một lòng mỏi mệt không nài

Cầu về Cực lạc ngồi đài liên hoa

Cha lành vốn thiệt Di Đà

Chiếu hào quang tịnh sáng lòa thân con…

Tháng 9 âm lịch năm 1988 má bị bệnh xuất huyết bao tử rất nặng. Sau hơn nửa tháng điều trị, bệnh không thuyên giảm mà có mòi nặng thêm. Có lẽ biết nghiệp duyên đã dứt, má cương quyết đòi xuất viện về nhà để được chết trước mặt ông bà ngoại (má thờ).

Trước khi má mất (khoảng 6 giờ sáng ngày 25-9 âm lịch), trưa ngày 24 má kêu vợ tôi cùng các chị tắm rửa cho má sạch sẽ để sáng sớm hôm sau má đi về Tây phương Cực lạc. Và quả đúng như vậy! Điều đặc biệt là trước khi mất, má tôi vẫn tỉnh táo đọc bài sám trên cho đến khi không còn đọc được nữa mới hôn mê và trút hơi thở sau cùng, hưởng thọ 90 tuổi. Chú tôi cũng như vậy, biết trước ngày giờ mình mất.

Không biết có phải do gia đình nội tôi tu hành trì danh niệm Phật A Di Đà suốt đời nên ông bà mới “Có duyên tưởng Phật sống dai vô cùng” và má cùng chú tôi “Cầu cho con thác biết ngày/ Biết giờ biết khắc biết rày tánh linh” hay không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (4)

Góc nhìn Phật tử 17:50 19/03/2024

“Con người sinh ra từ dục, sống trong dục, chết lại trở về với dục”, và vì vậy mà tất cả là nô lệ cho tham dục, nhưng hiếm hoi có người tưởng đã thoát ra, cuối cùng lại vẫn loanh quanh đâu đó trong cái cõi trầm luân bao la vây kín.

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu

Góc nhìn Phật tử 10:00 19/03/2024

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu, một cảm giác sâu lắng của sự sống đang diễn ra. Nó nhắc nhở về sự tồn tại của bạn, về sự kỳ diệu của mỗi khoảnh khắc.

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Xem thêm