Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/11/2020, 09:18 AM

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Đức Phật báo trước cho loài người rằng các hành vi độc ác nhất định sẽ đem lại cho cá nhân tác động đau đớn và sầu khổ; các hành vi thuần thiện sẽ đem lại sức khỏe và do đó đem lại hạnh phúc và an tịnh.

Đức Phật dạy những gì và không dạy những gì?

Chính ngày Vaisakh Purnam, Đức Phật giáng sinh, cùng một ngày Ngài nhập Niết-bàn và Thành đạo. Ngày kỷ niệm Đản sanh, Niết-bàn và Thành đạo của Ngài được cử hành khắp cả thế giới trong bầu không khí tôn nghiêm thành kính.

Ánh sáng giác ngộ của Đức Phật bao giờ cũng chói sáng và trải qua hơn 2500 năm Ngài vẫn luôn luôn cố gắng diệt trừ tối tăm trong tâm trí nhân loại. Người ta nói đúng rằng Đức Phật rất ghét sự tối tăm và rất yêu thương ánh sáng. Ánh sáng ấy dành cho toàn thể nhân loại, không phân biệt giai cấp hay xứ sở. Chúng ta người Á đông, nhất là người Ấn Độ, tự hào là được có Đức Phật sanh trưởng tại chỗ. Ngài là người Ấn Độ do sinh trưởng, do dòng họ và do tổ tiên truyền thống, Ngài sống một đời sống lâu dài và phụng sự trên mảnh đất cổ kính này, mặc dầu rất nhiều sự sa ngã, vẫn còn nắm giữ ánh sáng của văn hóa tinh thần, ánh sáng ấy có thể giúp như một liều thuốc mát dịu trên quả tim bị xé rách của thế giới hiện tại.

Ánh sáng giác ngộ của Đức Phật bao giờ cũng chói sáng và trải qua hơn 2500 năm Ngài vẫn luôn luôn cố gắng diệt trừ tối tăm trong tâm trí nhân loại.

Ánh sáng giác ngộ của Đức Phật bao giờ cũng chói sáng và trải qua hơn 2500 năm Ngài vẫn luôn luôn cố gắng diệt trừ tối tăm trong tâm trí nhân loại.

Tinh hoa đạo Phật

Lời dạy quan yếu của Upanishad, sự đồng nhất của mọi sự sống được Đức Phật công nhận. Một tinh thần huynh đệ chân chánh giữa loài người là liều thuốc độc nhất để chữa lành những sự xung đột tranh đấu nguy hiểm đương đe dọa khắp thế giới, không phải là sự lặp đi lặp lại suông của những cử chỉ vô vi nhưng có vẻ cao thượng, cũng không phải là sự che đậy một sự tranh đấu tàn diệt với một bề ngoài thân ái giả dối, mà chính phải là một sự hy sinh chân thành của các quốc gia chung một khối thịnh vượng cho con người, sự liên hiệp của toàn thể thế giới. Người Âu Tây cần phải hiểu tình huynh đệ ấy không phải là một lý tưởng để đạt đến mà phải là một thực thể để thực hiện. Mọi sự sống là một và như vậy mọi hình thức của sự sống là anh em với tất cả hình thức khác. Đó chính là tinh hoa lời Phật dạy. Rất ít người sáng suốt có thể nghĩ rằng sự áp dụng nguyên tắc ấy là căn bản của một sự tiến hóa chân chánh cho toàn thể nhân loại.

Sự tôn quý của nhân loại

Dầu cho quan điểm của Đức Phật đối với vấn đề “sự thật tuyệt đối” như thế nào và có nhiều ý kiến bất đồng về vấn đề này, một điều chắc chắn là Đức Phật tin tưởng sự tôn quý của loài người và lời dạy của Ngài nhằm mục đích nâng cao giá trị của toàn thể nhân loại. Sự phân biệt giữa người và người trên bất cứ địa hạt nào là trái với bản tánh của Ngài, Ngài tin tưởng ở sự đại đồng của nhân loại. Đời sống tự nó không có giá trị để sống, giá trị sự sống là do ở sự áp dụng đời sống ấy và do mục đích mà đời sống ấy phụng sự. Và mục đích ấy là sự dẫn đường và giúp đỡ mọi sự sống đưa đến ngưỡng cửa của một đời sống hạnh phúc. Đời sống ở trên quả đất này là vô thường, đau khổ và vô ngã. Không một người nào có thể thoát chết. Vậy bổn phận của mọi người chúng ta là tìm những gì thoát ra ngoài mọi sự đổi thay.

Đức Phật dạy: “Mọi vật đều vô thường” khi Ngài sắp nhập Niết-bàn, và với rất ít chữ ấy, Ngài đã thâu tóm tất cả những điều Ngài dạy trong suốt đời sống của Ngài về bản tánh của thế giới. Quan điểm tổng quát của triết lý Ngài quy tụ vào tánh chất giả dối và vô thường của thế giới bề ngoài.

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Đức Phật nhấn mạnh rất nhiều vào lý trí và khuyến khích các đệ tử của Ngài quán sát mọi hiện tượng xảy ra trên đời sống và những kết quả với ánh sáng của trí tuệ.

Đức Phật nhấn mạnh rất nhiều vào lý trí và khuyến khích các đệ tử của Ngài quán sát mọi hiện tượng xảy ra trên đời sống và những kết quả với ánh sáng của trí tuệ.

Nếu sự thật giản dị ấy được thiết thực hiểu biết và luôn luôn ghi nhớ trong tâm trí, thì dân tộc Tây Phương và Đông Phương đã khỏi phải sa vào những cuộc chiến tranh khổng lồ tự mình tàn diệt lấy mình. Hãy xem có đế quốc nào trường cửu? Có những nhà chinh phục nào sống đời đời? Những nhà chinh phục ấy đã thâu hoạch những lợi ích gì từ những chiến công và sự tàn bạo của mình  Đó là những nhận thức tự nhiên giản dị đã đè nặng trên những dân tộc tự gọi là văn minh.

Khoa học nghĩa là hiểu biết và Đức Phật dạy rằng sự hiểu biết của Chánh Pháp (Dharma) cần phải được nhận hiểu cũng giống như sự hiểu biết khoa học được nhận hiểu do phương pháp phân tích, thực nghiệm và luận lý chứ không phải bởi một lòng tin không luận lý tương tợ... Nói một cách khác, Đức Phật nhấn mạnh rất nhiều vào lý trí và khuyến khích các đệ tử của Ngài quán sát mọi hiện tượng xảy ra trên đời sống và những kết quả với ánh sáng của trí tuệ.

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

Một ánh sáng khác của Đông Phương do Đức Phật truyền lại cho chúng ta là khái niệm của một định luật chắc chắn và không thay đổi, và trong phạm vi định luật ấy, toàn thể nhân loại sống và trưởng thành trong mọi hình thức hoạt động tinh thần của toàn thể nhân loại.

Người nông phu cần phải nghĩ đến những cây sắp trồng để những cây ấy sống hòa hiệp với định luật thích hợp của thiên nhiên. Mọi hành động của con người đều phản ứng đến tự thân một cách tự nhiên và hợp lý như vậy ảnh hưởng đến tất cả sự sinh trưởng của bản ngã lý tưởng và hạnh phúc của con người, kết quả tất nhiên của bản ngã lý tưởng ấy.

Giống như khoa học vật lý báo trước chúng ta, nếu chúng ta uống nước nhớp thì sức khỏe chúng ta sẽ bị tổn giảm; cũng vậy, Đức Phật báo trước cho loài người rằng các hành vi độc ác nhất định sẽ đem lại cho cá nhân tác động đau đớn và sầu khổ; các hành vi thuần thiện sẽ đem lại sức khỏe và do đó đem lại hạnh phúc và an tịnh. Quan điểm về sự hiện diện một định luật không thay đổi xây dựng một thành trì cho lời dạy của Đức Phật và xứng hợp với những quan điểm của khoa học hiện đại.

Trích "Đức Phật nhà đại giáo dục"

Hòa thượng Thích Minh Châu 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm sự trói buộc trong tâm

Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024

Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.

Không đắm nhiễm thì sống vui

Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024

Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Xem thêm