Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ
Nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.
![Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.](https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/content/2020/02/04/84179940_2503306529929017_1200867272504115200_o-1454.jpg)
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
Chúng ta thường có thói quen than trời trách đất, không ngừng hỏi lý do tại sao mình lại nghèo dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Dưới đây là lý do và những nguyên tắc vàng giúp bạn chuyển nghiệp nghèo theo Lời Phật dạy:
Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu, nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.
Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa. Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả.
Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.
![Dù nghèo nhưng hãy cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh](https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/content/2020/02/05/hoa-sen-5-0935.jpg)
Dù nghèo nhưng hãy cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có. Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua. Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên.
Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.
Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Người giàu làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.
Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
Nhân Quả Giàu Nghèo – TT. Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.72/templates/themes/images/qrcode.png?v)
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/kengang.png)
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/content/2025/02/10/280644848_5200038883393893_8253185534611635094_n-0933.jpg)
Hãy sống với tâm từ để hóa giải xung đột và thù hận
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Năng lượng yêu thương của tâm từ rất lớn, bản thân người tu tập cũng như những người xung quanh có thể cảm nhận về nó một cách rõ ràng. Tâm từ như dòng nước cam lồ, tưới tẩm thân tâm luôn mát mẻ và an lành.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2025/02/09/nhan-gioi-sinh-dinh-1212.jpeg)
Rải tâm từ tăng thêm phước đức
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Phước đức là chất liệu quan trọng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Người Phật tử tin sâu nhân quả , lấy phước đức làm nền tảng. Dân gian cũng đúc kết kinh nghiệm “có đức mặc sức mà ăn”.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2025/02/06/412453086_849760086942949_2023795663392690364_n-1411.jpg)
Năm công đức khi phụng sự và lễ Phật
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Phụng sự, lễ Phật có năm công đức. Thế nào là năm?
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2024/02/09/ngay-xuan-chuc-nhau-song-tho-155431.jpg)
Ngày xuân chúc nhau sống thọ
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Ngày Xuân gặp gỡ, hầu như ai cũng tươi cười chúc nhau khỏe mạnh và sống lâu. Tất nhiên người ta còn chúc nhau nhiều thứ nữa, nhưng căn bản vẫn là sức khỏe. Bởi một lẽ đơn giản có sức khỏe là có tất cả, và ngược lại, không có sức khỏe thì mọi thứ khác đều trở nên vô nghĩa.
Xem thêm