Tâm biết đủ là người giàu nhất thiên hạ
Người Phật tử chân chính biết quay về bỏ ác làm lành lo tu học, nhờ đó mà bớt khổ được vui. Người biết tu, đối với vật chất có bao nhiêu cũng thấy là đủ không đòi hỏi hơn. Càng ham muốn nhiều là càng gây đau khổ cho mình và người.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Ai cho rằng hưởng được đầy đủ dục lạc thế gian là sung sướng, là hạnh phúc, kẻ đó đang sai lầm, không thấy đúng như thật.
Ngày xưa có vị vua do nhờ biết tích lũy phước báo nhiều đời, nên được làm vua của các vì vua, là bậc thông minh trí tuệ hơn người nên
thống trị khắp cả thế gian này. Vua tự xư mình là người giàu có nhất thiên hạ không ai bằng, ông cai trị hết cõi đất này.
Nhưng dù sao mọi người vẫn còn may mắn vì bên cạnh nhà vua, có một vị cận thần rất thông minh và tài giỏi, ông ta luôn thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết. Chính nhờ sự từ bi và trí tuệ của vị cận thần này mà vua đã tránh được rất nhiều lỗi lầm. Tuy nhiên, tham vọng muốn mình là người giàu nhất thế gian vẫn còn âm ĩ trong lòng nhà vua. Một hôm vua họp mặt tất cả những cận thần lại, và hỏi:
Này các khanh. Các khanh hãy nói cho trẫm biết trong đất nước của ta ai là người giàu nhất thiên hạ. Tất cả các cận thần đều cùng nhau đáp: Thưa hoàng thượng! trong vương quốc này, dưới sự trị vì của hoàng thượng, hoàng thượng là người giàu nhất không ai bằng. Vua cảm thấy rất thỏa mãn và hài lòng, khi nghe các cận thận tâu lên như vậy.
Một vị cận thần khác tên là Giải Thoát, mới bước ra và nói: Muôn tâu bệ hạ có một vị tỳ kheo tên là Tỉnh Giác, đời sống của vị ấy thật đơn giản, luôn sống hài hòa với muôn loài vật, đặc biệt là thầy không bao giờ ăn thịt cá và khuyên mọi người không nên sát sinh hại vật. Thức ăn chính của thầy là rau quả và các loại ngũ cốc. Đời sống của thầy thật đơn giản, dạ thưa bệ hạ…
Thần đã được tiếp xúc với vị thầy đó, nơi thầy ở muôn thú vây quanh hòa cùng cảnh vật thiên nhiên, dường như không có khoảng cách giữa con người và muôn loài thú ở đây. Nơi thầy ở còn có khoảng trên 300 vị khất sĩ khác đang tu tập theo sự chỉ dạy của thầy.
Chính thần đã chứng kiến khi đến giờ thọ trai, toàn thể các vị khất sĩ đều ăn cơm trong im lặng, không nghe tiếng khua chén bát, chậm rãi, khoan thai, họ ăn trong tỉnh giác. Trước khi ăn họ cúng Phật, và quán niệm công đức chúc phúc cho quý Phật tử. Sau khi ăn họ tụng bát nhã và hồi hướng công đức cho tất cả mọi người. Họ ăn vừa đủ, họ ăn trong sự biết ơn của thầy tổ, đàn na tín thí, đất nước và tất cả chúng sinh. Khác với triều đình chúng ta, mỗi khi ăn uống nói cười rộn rã, vui chơi trong no say để rồi đánh mất mình trong thiên hạ, có khi tranh chấp cãi vã ngay khi đang ăn uống. Vua nghe vị cận thần tâu như thế, trong lòng muốn tìm đến để hỏi một vài lý do.
Vài hôm sau, vua và đoàn tùy tùng đã đến chỗ ở của các vị khất sĩ ấy. Cây Bồ đề trước cổng sừng sửng hiên ngang với khoảng 4 người ôm không hết, có thể đã trên vài trăm tuổi, gốc Bồ đề có nhiều tua như cuộn tròn cả thân cây, tạo nên sự mát mẻ cho xung quanh.
Vua yêu cầu trực tiếp được diện kiến thầy trụ trì đó. Trong lúc chờ đợi ở nhà khách, vua bổng dưng nhìn một con người nhỏ nhắn đang tiến dần về phía mình mà không hề chớp mắt, mắt sáng tròn. Từng bước chân nhẹ nhàng an lạc, thảnh thơi của người ấy đã toát ra một năng lực tự tại, bình yên hạnh phúc. Vua chưa từng thấy một người nào có dáng vẻ uy nghi, trang nghiêm và thanh thản đến như vậy. Bóng người ấy tiến dần đến trước mặt nhà vua nở một nụ cười hồn hậu.
Vị thầy đó đã đến bên và vái chào tất cả mọi người, rồi ngồi xuống trong tư thế an nhiên. Sau những lời chào hỏi và chúc tụng, nhà vua đặt liền câu hỏi và thưa:
Thưa thầy, có phải thầy là vị khất sĩ mà mọi người vẫn thường đồn đãi là người giàu nhất thế gian này? Vị thầy đó chỉ đáp lại nhà vua bằng một nụ cười mĩm chi.
Thú thật với thầy, tôi chính là nhà vua của đất nước này. Đã từ lâu tôi nghe tiếng lành đồn xa mà cho đến tận hôm nay, tôi mới có cơ hội được diện kiến thầy. Sau khi gặp được thầy tôi đã cảm nhận được một niềm an vui đang dâng trào trong lòng.
Khi biết được người đứng trước mặt mình là một vị vua Chuyển luân thánh vương và những người xung quanh là các quan cận thần của triều đình nhưng nét mặt của vị thầy đó vẫn bình thản, an nhiên. Thầy luôn giữ được phong thái của người đã an nhiên tự tại, giải thoát.
Vị thầy đó mới hỏi nhà vua và các quan cận thần đến đây chắc có điều gì chỉ dạy! Ta chỉ muốn biết một sự thật, xưa nay mọi người đồn đoán thầy là người giàu nhất thế gian này. Vị thầy đó mới hỏi lại? Vậy theo nhà vua, thế nào là một người giàu nhất thế gian? Nhà vua trả lời: Người giàu nhất thế gian là người không có thiếu bất cứ một món báu vật quý giá, từ thức ăn uống ruộng vườn nhà cửa, người hầu thê thiếp mọi thứ đều có đầy đủ tất cả. Chẳng hạn như ta đây đang trị vì khắp thiên hạ.
Dạ thưa nhà vua, khi nào chúng ta cần tìm cầu một thứ gì đó thì người ấy mới thiếu phải không? Vâng đúng như thế. Một người không còn tìm cầu và mong muốn bất cứ một điều gì nữa, thì người đó có còn cái gì để mà thiếu nữa không? Thưa thầy, không ạ. Vậy thưa nhà vua, người giàu nhất thế gian là người không còn thấy thiếu bất cứ một thứ gì cho bản thân mình nữa, phải không? Ngay khi đó điều đức vua khám phá ra là người biết đủ dù nghèo mà vẫn giàu, còn người không biết đủ dù giàu có đến đâu vẫn thấy nghèo.
Và nhà vua cũng hiểu ra rằng vì sao mọi người nói vị thầy này là người giàu nhất thế gian mà trên người không có một thứ gì quý giá cả. Sau khi về lại hoàng cung hình ảnh an lạc thảnh thơi của vị thầy đó, đã làm cho nhà vua thức tỉnh trở lại mà biết buông xả mọi thứ.
Bắt đầu kể từ hôm đó, nhà vua đã ra lệnh đem phân phát tài sản cho những người dân nghèo trong cả nước. Vua thường xuyên đến vị thầy đó để học đạo giải thoát và phát tâm quy y làm đệ tử Phật-đà. Vua khuyên nhũ mọi người giữ gìn năm điều đạo đức, không sát sinh hại vật, không trộm cướp lường gạt của người khác, sống thủy chung một vợ một chồng, không nói dối để hại người, không uống rượu say sưa và cùng tu mười điều lành. Vua cũng đã và đang thực tập sống đời đơn giản, bằng cách giữ nghiêm giới cấm. Chính ngay tại đây và bây giờ, vua cũng cảm thấy mình là người giàu nhất vì dám từ bỏ hết tất cả mà sống đời đơn giản, đạm bạc.
Cuộc sống của dân chúng khắp mọi nơi đã được cơm no, áo ấm và sống trong vui vẻ, hạnh phúc nhờ thấm nhuần lời Phật dạy. Trước khi nhà vua bằng hà, nhà vua đã truyền trao cho vị thái tử kế nhiệm con trai mình khắc lên tấm mộ bia hàng chữ: Tâm biết đủ là người giàu nhất thế gian này.
Người Phật tử chân chính biết quay về bỏ ác làm lành lo tu học, nhờ đó mà bớt khổ được vui. Người biết tu, đối với vật chất có bao nhiêu cũng thấy là đủ không đòi hỏi hơn. Càng ham muốn nhiều là càng gây đau khổ cho mình và người. Ai cho rằng hưởng được đầy đủ dục lạc thế gian là sung sướng, là hạnh phúc, kẻ đó đang sai lầm, không thấy đúng như thật. Chúng ta vì thèm ăn món ngon vật lạ, nên phải giết hại các sinh vật. Suốt đời chúng ta cứ tìm cầu ăn uống nên từ đó đánh mất chính mình mà sống trong vô cảm.
Như chúng là người Phật tử chân chính đang trường trai giữ giới, nhưng mà thèm ăn ngon, nên nghĩ: “Nếu hôm nay có thịt mình ăn một bữa cho đã thèm”. Nghĩ như thế, chúng ta liền phá trai phạm giới ăn một bữa thịt thật no nê, để không còn thèm nữa. Nhưng ít lâu lại thèm, rồi phá trai phạm giới nữa, cứ như thế mà không giữ giới trọn vẹn.
Chúng ta phải biết tham muốn nhiều là gốc của đau khổ trong luân hồi sanh tử. Khi vừa khởi niệm tham muốn, chúng ta quyết chí không chiều theo nó để giữ cho thân tâm được trong sạch. Bệnh của con người là muốn được cái này lại tiếp muốn cái khác, cứ như thế mà muốn hoài đến khi gần chết nằm trên giường vẫn tiếc nuối, những thứ mình chưa thực hiện được. Chúng ta có ít thì sống theo ít, khi có dư thì chia sớt cho người cần, ta thấy rõ vật chất là tạm bợ, nên không khởi tâm mong cầu tham đắm.
Người hàng ngày chạy theo dục lạc thế gian, khi gần chết thân xác hư hoại, mà tình ái cứ buộc ràng với gia đình, người thân không muốn xa lìa, nên tiếc nuối trong đau khổ. Lại không biết mình sẽ đi về đâu, nên hoang mang lo sợ trong khủng hoảng.
Còn người biết tu hạnh buông xả không chất chứa, ba nghiệp lúc nào cũng thanh tịnh, nhưng tinh thần bình tĩnh sáng suốt, nên khi trút hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng an ổn, vì đã biết chỗ đến. Đành rằng con người ai cũng chết, nhưng người chạy theo ngũ dục tạo nghiệp ác khi chết thì chịu quả báo khổ đau, còn người tu không tạo nghiệp ác mà tu nghiệp lành, khi chết sanh vào cõi lành hưởng phước an vui, hoặc được tự tại, giải thoát.
Người thế gian vì mê muội, không thấy được sự thật nhân quả nghiệp báo, nên mới tham muốn làm niềm vui, say mê đắm nhiễm, cho nó là số một. Người ý thức biết tham muốn nhiều là tai hại, là đau khổ, nên sống đời đơn giản đạm bạc để vững chải, thảnh thơi.
Chúng ta tham muốn về ngũ dục, có nghĩa là tham muốn về tiền bạc của cải vật chất, nhà cao cửa rộng, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, đắm mê sắc đẹp, ham danh vọng quyền cao chức trọng, thích ăn ngon mặc đẹp và ưa thích ngủ nhiều.
Người thích ăn ngon, thân phải chạy ngược chạy xuôi, toan tính lo làm cho có nhiều tiền, mới mua được bữa ăn ngon theo sở thích. Như vậy thì tâm lao nhọc, thân vất vả mới được bữa ăn vừa miệng. Người đắm mê sắc đẹp, cả đời cứ đuổi theo hình bóng bên ngoài, thì sức khỏe hao mòn, tiền bạc hao hụt, có khi dẫn đến thân tàn ma dại. Người tham danh, kẻ tham tài cũng vậy, phải chạy ngược xuôi tranh giành để được danh, được lợi… mà làm tổn hại kẻ khác.
Người nào còn tham muốn là còn khổ, tham muốn nhiều thì khổ nhiều, ham muốn ít thì khổ ít. Chúng ta tham muốn cái gì cũng đều khổ cả. Chỉ người biết đủ thì sống đời an nhàn, thảnh thơi.
Người tu trong bốn món ăn, mặc, ở, bệnh được tín thí cho bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, không tham cầu đòi hỏi cho nhiều, để tiêu dùng cho thỏa thích hay chất chứa. Như vậy muốn hết khổ, chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ nơi tâm, để thấy rõ nguyên nhân đau khổ là do tham muốn nhiều mà dừng không gây tạo nghiệp ác. Như vậy, tâm biết đủ là người giàu nhất thiên hạ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Xem thêm