Thứ năm, 26/09/2019, 14:03 PM

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Trong Phật giáo, Bát chánh đạo là 8 phương cách tu hành tối thượng để con người đoạn trừ phiền não, khổ đau, bước lên con đường giải thoát, an vui và tự tại. Chánh Ngữ là bước thứ ba trong 8 bước đường Phật dạy để đưa chúng sinh trở thành Thánh.

 >>Lời Phật dạy

Phật dạy để luyện rèn Chánh Ngữ ta phải tránh 4 lời nói sau:

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản 1

Giao tiếp giữa người với người đôi khi đòi hỏi một chút kĩ năng, một chút tinh tế, một chút kinh nghiệm mà không phải ai từ lúc mới sinh ra đều có cùng chung tư duy và kiến thức

Bài liên quan

Thứ nhất là tránh những lời nói thô bỉ (những từ ngữ tàn nhẫn, ác, bẩn thỉu, kích thích). Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý. Ví dụ: Ôi sao dạo này chị béo thế, chị phải tìm cách giảm cân đi chứ. Cổ nhân nói “trung ngôn nghịch nhĩ” là những lúc như thế này đây.

Thứ nhì là tránh những lời nói gây chia rẽ, gây bất hòa (những từ ngữ chia đảng phái, phe bầy). Chị em phụ nữ chúng mình ít nhiều cũng đã bị rơi vào cảnh: “Chị A nói với chị B, và chị nghe từ chị C nói với chị D em là người nông cạn, luộm thuộm, hợm hĩnh”. Cuối cùng là nghi ngờ, mất lòng nhau, nghi kỵ nhau dẫn đến đổ vỡ tình bạn.

Thứ ba là tránh những lời nói dối (những từ ngữ mưu gian, lừa gạt, mánh khóe). Đây là những lời nói giả dối có thể dễ lọt tai người nghe, hoặc là những lời ba hoa, khoác lác nhằm đề cao người nói. Chẳng có lời nói dối nào là sẽ không quay trở lại gây tai hại cho người nói, sau khi đã làm tổn thương người nghe.

Thứ tư là tránh những lời nói tầm thường (những từ ngữ không có giá trị, vô ích, vu vơ). Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật – những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản 2

Giao tiếp tốt chắc chắn giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống và được nhiều người yêu quý và tin tưởng hơn.

Ngoài những điều Phật dạy nói trên, thì việc học ăn học nói, học gói học mở là những điều mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Còn nữa, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ai cũng thích lắng nghe những lời dịu dàng, mang sự thấu hiểu và động viên.

Bài liên quan

Giao tiếp giữa người với người đôi khi đòi hỏi một chút kĩ năng, một chút tinh tế, một chút kinh nghiệm mà không phải ai từ lúc mới sinh ra đều có cùng chung tư duy và kiến thức. Giao tiếp tốt chắc chắn giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống và được nhiều người yêu quý và tin tưởng hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tâm người như tấm vải

Lời Phật dạy 09:15 03/04/2025

Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ta giống như tấm vải và chính ta cũng là người thợ nhuộm, nhuộm cuộc đời mình với nhiều sắc màu chánh tà trong cuộc sống hiện tại.

Phật dạy: “Tu mà vui như chơi mới tiến”

Lời Phật dạy 10:00 02/04/2025

Tu tập cũng giống như thực hiện bất cứ một công việc nào khác đều đòi hỏi sự chuyên cần. Chính sự bền bỉ, tinh chuyên là nền tảng, bí quyết của thành công. Trong đó, ý chí là nhân tố quan trọng để duy trì và tăng trưởng sự tinh cần tinh tấn.

Tu hành nên thức và nên ngủ

Lời Phật dạy 09:00 01/04/2025

Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn.

Bị trúng lao mà không hay biết

Lời Phật dạy 16:30 31/03/2025

Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo