Thứ bảy, 17/09/2022, 08:50 AM

Lời Phật dạy vô cùng chí lý, vì sao nhiều người không thể tiếp thu?

Này A-nan, những chúng sanh này trong vòng luân hồi vô tận không nghe tên Tam Bảo, nên bây giờ không thể nghe giáo pháp. Những chúng sanh này trong vòng sanh tử vô cùng ấy chỉ quen nghe tiếng nói của súc sinh. Hơn nữa, họ tiêu phí thời giờ trong việc ăn uống, vui chơi, múa hát, nên không thể nghe giáo pháp.

Khi đức Phật ở tại tinh xá Kỳ Hoàn, có năm tín đồ nghe Ngài giảng pháp, họ đảnh lễ Phật và lui ngồi một bên. Đức Phật không phân biệt sang hèn hay khác biệt giai cấp mà bình đẳng thuyết pháp.

Nhưng năm người ngồi trước Phật, một người thì ngủ gục, một người thì lấy ngón tay bươi trên đất, một người đong đưa cành cây, một người thì ngó lên trời. Bốn người họ lơ đễnh, không tiếp thu được lời Phật dạy. Chỉ có một người chăm chú nghe. Tôn giả A-nan đứng quạt hầu Phật, quan sát cử chỉ của năm người ấy, và sau đó bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, Ngài giảng dạy như tiếng sấm rền, mà những người ngồi nghe thì lại như thế… như thế…

- Này A-nan, ông có biết họ không?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Người ngủ gục ấy, đã từng làm rắn trong năm trăm kiếp, thường cuộn mình lại ngủ say nên kiếp này cũng ưa ngủ, không có lời nào của Ta lọt vào tai.

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Bạch Thế Tôn, việc ấy xảy ra trong nhiều kiếp liên tục hay đứt quãng?

- Một lần, người này làm người, một lần khoác áo chư thiên, và lần khác làm rắn. Không thể dùng trí biết được số kiếp luân hồi của hắn. Nhưng trong năm trăm kiếp liên tục, hắn làm rắn và ngủ không bao giờ chán.

Người dùng tay bươi đất, là đã năm trăm kiếp làm côn trùng chui trong đất, nên bây giờ cứ bới đất, chẳng nghe lời Ta.

Người hay lay cành cây, là đã năm trăm kiếp làm khỉ, và vì thói quen chuyền cành, nên hiện tại cứ lo nắm cành cây, không nghe lời Ta nói.

Người nhìn lên trời, là đã năm trăm kiếp làm chiêm tinh gia, nên ngày nay cũng nhìn lên trời, không nghe Ta nói gì.

Người ngồi nghe chăm chú, là đã năm trăm kiếp làm Bà-la-môn đọc tụng Vệ-đà, nên hôm nay cũng chăm chú như đang đọc Mật thư.

- Bạch Thế Tôn, Ngài giảng dạy thấm sâu như chẻ da xương, vì sao những người này không chăm chú nghe?

- A-nan, ông tưởng giáo lý Ta dễ nghe được sao?

- Bạch Thế Tôn, Ngài cho rằng khó nghe được?

- Ðúng vậy.

- Tại sao, bạch Thế Tôn?

- Này A-nan, những chúng sanh này trong vòng luân hồi vô tận không nghe tên Tam Bảo, nên bây giờ không thể nghe giáo pháp. Những chúng sanh này trong vòng sanh tử vô cùng ấy chỉ quen nghe tiếng nói của súc sinh. Hơn nữa, họ tiêu phí thời giờ trong việc ăn uống, vui chơi, múa hát, nên không thể nghe giáo pháp.

- Bạch Thế Tôn, vì lý do gì họ không thể nghe pháp?

- Này A-nan, vì tham ái, vì sân hận, vì si mê. Vì vậy, không lửa nào bằng lửa tham ái, đốt cháy hữu tình không một chút tro. Vào thời (tận thế) kiếp hỏa, lửa thiêu rụi toàn thế giới không chừa một tí nào, nhưng lửa này chỉ cháy trong vòng bảy mặt trời, và chỉ cháy trong thời tiết nào thôi. Còn lửa tham ái không lúc nào không bốc cháy. Cho nên Ta nói không lửa nào bằng lửa tham ái, không kìm kẹp nào bằng sân hận, không lưới nào bằng si mê, không sông nào bằng ái dục.

Ngài nói Pháp Cú:

Lửa nào bằng lửa tham!

Chấp nào bằng sân hận!

Lưới nào bằng lưới si!

Sông nào bằng sông ái!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm