Lòng Bồ tát như lòng mẹ thương con
Nếu quý vị đã từng làm mẹ, thì có thể thể hội được lòng dạ của Bồ-tát, cũng giống như sự ân cần, tha thiết, và tế nhị của các bà mẹ khi chìu lòng con cái. Ai làm mẹ cũng chẳng quản thân mình yếu ớt; khi phải lo cho con cái vẫn hết lòng, quyết dấn thân vì lợi ích của con mình.
Quý vị thiện tín! Quý vị thử nghĩ xem làm Bồ-tát khó hay không khó?
Bồ-tát sống trong cảnh giới thần thông, xả thân mình, lấy da thịt xương tủy của mình để làm của nội tài bố thí, cùng lấy thành trì, vợ con, các đồ bẩy báu để làm ngoại tài bố thí, thì như vậy chẳng phải là việc dễ làm. Không nói rằng người đời coi chuyện chia xẻ tiền của cũng khó khăn chẳng khác cắt da thịt của mình, đằng này Bồ-tát lại còn tự nguyện xả thân mình cam tâm làm nô bộc cho người khác, cái đó mới thật là khó.
Nếu bất cứ ở đâu chúng ta cũng không chiếm phần lợi về cho mình, mọi hành vi cử chỉ đều phát ra từ lòng từ bi, không phải từ các tâm tham, sân, si mà hoàn toàn vì lợi ích của người khác, thì đó là việc làm của các Bồ-tát sống. Cái này chẳng phải là dễ dàng hay sao? Nhưng, việc dễ như vậy mà có một số không muốn làm, việc khó càng không muốn làm.
Quý vị nghĩ xem, Bồ-tát có đáng thương hay không? Các Ngài phát trăm ngàn vạn lời nguyện lớn, xả hết các căn lành đầu, mắt, não tủy, để hoàn toàn hồi hướng cho các chúng sanh, từng ngày từng khắc đều mong mỏi chúng ta nhận được lợi ích hồi hướng đó để thành Phật thành thánh. Vậy mà chúng ta vẫn còn thản nhiên vui hưởng trong nhà lửa tam giới, trong biển khổ thế gian, vậy thì quý vị thấy Bồ-tát có đáng thương hay không?
Tuy nhiên, Bồ-tát vẫn quyết tâm, không thoái chí, vẫn làm việc cứu độ chúng sanh, giáo hóa chúng sanh, đem sanh mạng và tài sản bố thí cho chúng sanh, mang công đức căn lành để hồi hướng đến chúng sanh, với hy vọng chúng sanh được thành Phật, thành Thánh, thành Tổ.
Nếu quý vị đã từng làm mẹ, thì có thể thể hội được lòng dạ của Bồ-tát, cũng giống như sự ân cần, tha thiết, và tế nhị của các bà mẹ khi chìu lòng con cái. Ai làm mẹ cũng chẳng quản thân mình yếu ớt; khi phải lo cho con cái vẫn hết lòng hết sức, quyết dấn thân vì lợi ích của con mình.
Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ đã bắt đầu tính toán, xây mộng về đứa con tương lai với mọi điều tốt đẹp, nào là nó sẽ được đủ vẻ thông minh tài trí hơn người, nào là nó sẽ làm cho vẻ vang giòng họ, tổ tiên, vượt lên trên cả trăm vạn người khác.
Ðến khi đứa bé ra chào đời, nghe thấy tiếng khóc oe oe đầu tiên của nó, rồi thấy được mặt mũi nó bé nhỏ, đỏ hỏn, thì ngay trong cái sát-na đau đớn phải chống trả trước sự hiểm nghèo thập tử nhất sinh, chỉ một tiếng khóc đó đã có thể xóa hết biết bao nhiêu hình ảnh gian khổ của người mẹ trong khoảng thời gian mười tháng mang thai.
Sau đó, ngày tháng đắp đổi, ba năm bú mớm, bồng bế chăm chút, sợ con khó nuôi, mới cầu thần bái Phật, đốt hương thỉnh nguyện, cầu cho nó không nạn không đau, mong nó sớm thành người. Tới lúc con trưởng thành, đứa con nào không phụ lòng cha mẹ thì một nhà hoan hỷ.
Tuy nhiên cũng có đứa ngỗ nghịch bất hiếu, phạm thượng, hành hung tôn trưởng, gian tà, phạm pháp, để lụy cho cha mẹ. Ấy vậy mà, làm mẹ thì lúc nào cũng thương con, không thất vọng vì con, vẫn cứ coi con mình là hay, không thua con nhà khác.
Lòng người mẹ như vậy đó! Lòng thương của Bồ-tát đối với chúng sanh cũng giống như vậy. Phật nói ơn cha mẹ khó đền đáp, vậy ơn của Bồ-tát đối với chúng ta làm sao có thể báo đáp trong muôn một?
Mỗi người trong chúng ta cũng phải từng giờ từng khắc ghi nhớ hai tầng ân đức này. Bất cứ kẻ tại gia hay xuất gia phải biết học tập từ bi làm đầu, và đối xử với người bằng tâm khoan hậu. Nếu các điều căn bản này mà không làm được, thì sợ rằng trên đạo lộ Bồ-đề, không ai thấy vết chân của quý vị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Kiến thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Xem thêm