Lòng vị tha, bao dung và sự tha thứ
Cuộc sống rất ngắn, hãy học cách tha thứ cho người khác, đó cũng chính là sự ‘tha thứ’ cho chính mình.
Tha thứ là gì? Tha thứ là một lời nói hay là sự buông bỏ thù hận từ trong tâm? Hãy đọc câu chuyện dưới đây và cùng suy ngẫm.
Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta thường bị ép buộc phải tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Nếu một đứa bé cướp đồ chơi của bạn mình, cha mẹ sẽ bắt chúng phải xin lỗi và tha thứ cho nhau. Lời xin lỗi đó được coi là tuyên ngôn của sự tha thứ. Tuy nhiên, sự hằn học và mâu thuẫn thì vẫn có thể còn đang chất chứa trong lòng.
Khi trưởng thành, chẳng còn ai nhắc nhở bạn phải làm điều này điều khác. Việc nghe được lời xin lỗi từ ai đó lại càng trở nên hiếm hoi. Cuộc sống dần thiếu đi sự chân thành và vị tha, lòng người càng khép lại, sự oán trách cũng nhiều lên.
Vai trò của tấm lòng vị tha, tha thứ trong cuộc sống
Tha thứ không đồng nghĩa với việc giữ những khúc mắc, đau khổ, và sự không hài lòng ở trong tâm. Làm như vậy, bạn chỉ đang kìm nén những nỗi đau lại. Bạn sẽ cứ nghĩ mãi về những chuyện không vui, những vết thương lòng mà không để ý tới viễn cảnh lạc quan hơn. Vì vậy, tha thứ trước tiên chính là buông bỏ những tiêu cực của bản thân mình. Bạn phải bao dung với con người mình thì mới biết cách bao dung với người khác.
Chúng ta thường cho rằng tha thứ là làm việc tốt với người được tha thứ, giống như ‘cho phép’ họ giũ bỏ những gánh nặng tinh thần. Thực chất, tha thứ là món quà cho chính bản thân bạn. Tha thứ là để quá khứ ở lại và nhìn vào hiện tại và tương lai. Sự giận dữ và oán hận chỉ làm chúng ta càng khổ tâm hơn, mất thời gian suy nghĩ và kìm hãm sự thăng hoa trong tư tưởng.
Giáo dục lòng vị tha cho giới trẻ hiện nay dưới góc nhìn Phật giáo
Người mạnh mẽ là người biết cách tha thứ. Bao dung với người khác đồng nghĩa với việc biết chấp nhận những thiếu xót của bản thân và vị tha với lỗi lầm của đối phương. Thay vì mãi oán trách số phận và than thở về cuộc đời hay người khác, hãy dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích, ở bên những người mà bạn yêu quý và đi khám phá những vùng đất mới. Như vậy chẳng phải sẽ khiến cuộc sống nhẹ nhàng và tươi đẹp hơn sao? Cuộc sống rất ngắn, hãy học cách tha thứ cho người khác, đó cũng chính là sự ‘tha thứ’ cho chính mình.
https://dulich.petrotimes.vn/
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Xem thêm