Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/03/2020, 08:27 AM

Luận bàn đôi điều về Phật pháp và Khoa học

Nhưng nếu ta cố công tìm hiểu về Phật pháp và những lĩnh vực khoa học chuyên sâu thì có thể nói, sẽ cho ta những hiểu biết quý giá, những cảm nhận thú vị về những điều con người hằng mong muốn khám phá giải mã. Đó cũng là đôi điều người viết tâm đắc và sẽ được đề cập trong bài viết này.

Phật giáo là tôn giáo của biện chứng và khoa học

Vũ trụ nhân sinh là một phạm trù vô cùng rộng lớn và phức tạp, chứa đựng nhiều bí ẩn lớn mà nhân loại cơ hồ chưa tiệm cận được. Trước thiên nhiên vũ trụ, con người cảm thấy thật nhỏ bé như hạt cát giữa biển khơi. Nhưng nhân loại chưa bao giờ cô đơn trong vũ trụ nhân sinh của mình. Ngày nay, khoa học phát triển mạnh mẽ, lượng tri thức khổng lồ, công cụ máy móc ngày càng tinh vi hiện đại, tạo điều kiện cho con người ngày càng nhận thức sáng tỏ hơn hay đã vén màn những bí ẩn, góc khuất của vũ trụ. Trong khi đó, đời sống tinh thần và tâm linh của con người cũng vô cùng phong phú và phức tạp.

Nhiều hệ tư tưởng và tôn giáo được hình thành và phát triển với những quan niệm, quan điểm và nhận thức khác biệt về vũ trụ nhân sinh... Nhưng triết lý thù thắng và tiệm cận chân lý cuộc sống vẫn luôn là khát vọng và mục đích sống của nhân loại. Có lẽ thế mà, mặc dầu có nhiều hệ tư tưởng và tôn giáo hình thành và tồn tại, nhân loại vẫn đang ngày càng am hiểu hơn về bản chất của sự sống và cái chết, về vũ trụ quan cũng như đời sống tâm linh - dù còn những góc khuất mà khoa học chưa thể một sớm một chiều lý giải. Nhưng nếu ta cố công tìm hiểu về Phật pháp và những lĩnh vực khoa học chuyên sâu thì có thể nói, sẽ cho ta những hiểu biết quý giá, những cảm nhận thú vị về những điều con người hằng mong muốn khám phá giải mã. Đó cũng là đôi điều người viết tâm đắc và sẽ được đề cập trong bài viết này.

Nhiều hệ tư tưởng và tôn giáo được hình thành và phát triển với những quan niệm, quan điểm và nhận thức khác biệt về vũ trụ nhân sinh... Nhưng triết lý thù thắng và tiệm cận chân lý cuộc sống vẫn luôn là khát vọng và mục đích sống của nhân loại.

Nhiều hệ tư tưởng và tôn giáo được hình thành và phát triển với những quan niệm, quan điểm và nhận thức khác biệt về vũ trụ nhân sinh... Nhưng triết lý thù thắng và tiệm cận chân lý cuộc sống vẫn luôn là khát vọng và mục đích sống của nhân loại.

1. Sự tương hợp giữa Phật pháp và khoa học 

Có thể nói, giữa Phật pháp và Khoa học có những điểm tương đồng, những "chỗ gặp nhau" mà các tôn giáo khác không có được. Nói cách khác, giữa Phật pháp và khoa học có cầu nối huyền diệu, đó là chân lý. Và điều làm nên phẩm giá của Phật pháp là chân lý trường tồn trong đời sống nhân loại. Bởi lẽ "Phật giáo không những không giống như lý luận của các tôn giáo khác không chịu nổi với sự khảo nghiệm của khoa học mà phải phá sản, ngược lại, những phát hiện của khoa học đã trở thành chú giải có sức mạnh của Phật pháp, chứng thực sự vĩ đại và tính chính xác của Phật pháp" (Trích dẫn: Phật pháp tại thời đại nguyên tử - La Vô Hư cư sỹ - tác giả, Phật pháp và khoa học). Tìm hiểu về Phật pháp và khoa học sẽ giúp ta càng sáng tỏ hơn chân tướng của vũ trụ và chân lý của cuộc sống. 

Trước hết phải thừa nhận rằng đạo Phật cũng như Phật pháp là một phạm trù tư tưởng, một lĩnh vực tinh thần vô cùng lớn lao và sâu sắc; trong khi đó, hiểu biết nhận thức của cá nhân tôi thì còn rất ít ỏi, không đáng kể so với hàng chục bộ Kinh điển hay kho tri thức khổng lồ của Phật pháp. Nhưng tôi có cái may mắn và lợi thế của người "đến sau" khi tìm hiểu về Phật pháp và đạo Phật nói chung. Ấy là tôi được tiếp cận cuốn sách "Phật pháp và khoa học". Cuốn sách dày gần 400 trang do dịch giả Nguyễn Trọng Tường dịch - 2013, tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học hay những tác giả chuyên tâm nghiên cứu về đạo Phật. Cuốn sách đã cho tôi hiểu hơn về thế giới quan, nhân sinh quan vũ trụ với nhiều cảm xúc và những kiến thức thật bổ ích và ý vị. Và trong những cảm thức ấy, phải chăng điều làm tôi tri ân và tâm đắc nhất là trí tuệ siêu phàm với những kiến giải sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về thế giới tự nhiên và luật nhân quả của vũ trụ nhân sinh.

Bởi lẽ, từ hơn 2.500 năm trước, khi khoa học chưa phát triển hay còn sơ khai, Đức Phật đã có năng lực phi thường khi tri ngộ được vũ trụ này là vô cùng tận; cũng là khi "Phật giáo lấy tam Thiên đại Thiên thế giới làm một Phật quốc độ, bao quát cả 1000 Thái Dương hệ, tương đương một tinh vân (ngân hà) ở trong Thiên văn học" (Trích: Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà Khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ). Có lẽ Ngài đã nhìn thấu trời xanh (bằng thiên nhãn) hay các thiên hà trong vũ trụ mênh mông từng vận động, tồn tại theo quy luật của sự biến dị của hiện tượng vật lý: thành, trụ, hoại, không. Cũng như sự cống hiến của Phật pháp đối với khoa học tự nhiên nói chung, toán học nói riêng là thật to lớn. Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật đáng được vinh danh là có cống hiến trọng đại cho toán học thế giới, khi ta được biết "Điều này là có căn cứ, là có viết trên Kinh Hoa Nghiêm, quyển thứ 80, quyển 65 trang 11 đến trang 12..." (Trích: Phật pháp và khoa học - Trí Hành cư sỹ). Điều làm ta kinh ngạc về trí lực siêu phàm của Đức Phật, khi biết rằng "Phật đã giảng số mũ cho chúng ta, giảng vô hạn số mũ. Phật còn giảng đại số cho chúng ta (...). Điều này, đối với ngày nay chỉ là chuyện nhỏ, học sinh trung học, thậm chí học sinh tiểu học cũng biết. Nhưng lùi về 2.500 năm trước, thì đây là chuyện hết sức phi thường. Đây là sự cống hiến lớn lao cho sự phát triển tiến bộ của toán học thế giới" (Trích: Phật pháp và khoa học - Trí Hành cư sĩ).

Đối thoại về Phật giáo và Khoa học

Tìm hiểu về vũ trụ quan của Phật giáo, chúng ta được hiểu

Tìm hiểu về vũ trụ quan của Phật giáo, chúng ta được hiểu "Thực sự có khả năng mô tả tổ chức vĩ đại và quá trình phát triển của vũ trụ một cách rõ ràng, tương đồng với khoa học hiện đại chỉ có Phật giáo mà thôi"

Thiền định Phật giáo và khoa sinh học

Tìm hiểu về vũ trụ quan của Phật giáo, chúng ta được hiểu "Thực sự có khả năng mô tả tổ chức vĩ đại và quá trình phát triển của vũ trụ một cách rõ ràng, tương đồng với khoa học hiện đại chỉ có Phật giáo mà thôi" (Trích: Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà Khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ). Và điều đó đã từng được ngành Thiên văn học ngày càng chứng minh và làm sáng tỏ hơn. Điều dĩ nhiên, trái đất - địa cầu của chúng ta không phải là trung tâm của vũ trụ như giáo hội Công giáo từng quan niệm. Không những thế, họ còn kết tội và thiêu sống nhà khoa học Bruno, cách nay hơn 500 năm trước, khi đề xuất thuyết Thái dương trung tâm. Và cho rằng Mặt Trời mới là trung tâm, và mặt trăng, trái đất cùng các ngôi sao trên trời đều quay xung quanh Mặt Trời...  Như vậy có thể nói, chỉ riêng về thuyết vũ trụ quan thì Đức Phật đã đi trước khoa học hàng nghìn năm rồi. Điều đó được đề cập cụ thể trong bài "Vũ trụ quan trong Kinh Hoa Nghiêm và khoa học" (Khuyết danh), khi nói rằng "Ngày nay đã bước vào thế kỷ 21 rồi, các nhà khoa học, giới thiên văn học sử dụng nhiều loại kính viễn vọng Thiên văn tiên tiến như vậy mới nhìn thấy không gian vũ trụ, mà Phật Như Lai chúng ta cách đây hơn 2.500 năm trước đã nhìn thấy rồi, mà lại nhìn thấu xa rộng hơn nhiều, đồng thời nói được cụ thể, rõ ràng như vậy. Chẳng nhẽ đây là phong kiến mê tín hay sao? Điều này dùng hai chữ "tôn giáo" có thể nói rõ được hay sao?" (Trích: Vũ trụ quan trong Kinh Hoa Nghiêm và Khoa học - khuyết danh).

Một điều đáng nói về sự tương đồng trong mối quan hệ giữa Phật pháp và Khoa học là khi Phật pháp giác ngộ cái bản ngã, năng lực phá trừ cái ngã chấp của cái "Ta", còn khoa học là sự khám phá sức mạnh của nguyên tử. Nói cách khác, "... khoa học nguyên tử với Phật pháp nhìn từ bên ngoài, tựa hồ là hai chuyện khác nhau, song thực tại họ hoàn toàn đang giải quyết một vấn đề - năng lượng và giải phóng năng lượng. Bắn phá các trạng thái năng lượng cực kỳ đậm đặc này, ở trong khoa học gọi là "nguyên tử", ở trong Phật pháp gọi là "Ta".

Còn nữa, phương hướng của họ là như nhau - là hướng nội..." (Lược trích: Nguyên tử và vô ngã - La Vô cư sỹ). Nguyên tử và thời đại nguyên tử cũng như vô ngã, bản ngã hay ngã chấp trong Phật pháp là những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, không thể vài ba dòng, thậm chí vài ba quyển sách lại có thể khái quát được, thể hiện được. Nhưng sự tương hợp giữa Phật pháp và khoa học, khi tìm hiểu về nguồn gốc của vật chất vạn vật trong vũ trụ, có thể giúp ta hiểu được nhiều điều lớn lao qua sự phát hiện của khoa học. Và điều đó đã được đề cập đến "Hiện nay đã phát hiện giữa Prton và hạt hạ nguyên tử có hơn 200 loại hạt khối lượng tĩnh tại và tự vận động khác nhau tồn tại, và giữa Lepton và Prton cũng có nhiều loại hạt Meson tồn tại, những hạt khác nhau này ở trong Phật giáo nhìn nhận, chính là "Sắc biến tế tướng", hàm chứa phân lượng tính chất hư không đồng nhất hợp thành, trong Kinh Lăng Nghiêm, Bản Sư chưa liệt kê các loại hạt hạ nguyên tử (...), cơ hồ hai bên có tính nhất trí, đều thuyết minh đặc tính của vật chất với hư không. Khoa học gia hiện nay vẫn chưa biết nguồn gốc của Quarks và Proton... sinh ra từ đâu, song Bản Sư (Đức Phật - người viết) sớm đã nói với chúng ta, chúng đến từ hư không, hết thảy sắc tướng đều sinh ra từ hư không và Phật càng tiến thêm một bước chỉ ra, hư không sinh ra từ tự tính. Tự tính là không cách nào dùng khoa học để nhận biết..." (Lược trích : Một nhà vật lý học nhận thức về Phật giáo - Tử Hư cư sỹ).

Điều đáng nói, giữa khoa học và Phật giáo có sự khác biệt so với các tôn giáo khác chính là vốn có sự chứng minh, khảo nghiệm cái bản chất và kết quả của chân tướng vũ trụ, chân lý nhân sinh mà không phải chỉ có Kinh sách hay thuyết giảng.

Điều đáng nói, giữa khoa học và Phật giáo có sự khác biệt so với các tôn giáo khác chính là vốn có sự chứng minh, khảo nghiệm cái bản chất và kết quả của chân tướng vũ trụ, chân lý nhân sinh mà không phải chỉ có Kinh sách hay thuyết giảng.

Khoa học thực chứng Việt Nam đi trước khoa học cơ bản thế giới 6 năm

Như vậy, có thể nói một cách khái luận về nguồn gốc của vật chất vạn vật trong vũ trụ vốn được tạo hóa, sinh ra từ hư không và "hết thảy sắc tướng đều sinh ra từ hư không". Và do đó có cấu tạo vật chất là "do phân tử tạo thành, phân tử do nguyên tử tạo thành, nguyên tử do Prton, Neutron, Eleetron hợp thành,..." (Lược trích: Một nhà vật lý học nhận thức về Phật giáo - Tử Hư cư sĩ).

Điều đáng nói, giữa khoa học và Phật giáo có sự khác biệt so với các tôn giáo khác chính là vốn có sự chứng minh, khảo nghiệm cái bản chất và kết quả của chân tướng vũ trụ, chân lý nhân sinh mà không phải chỉ có Kinh sách hay thuyết giảng. Với một số tôn giáo (ngoại trừ Phật giáo) từng cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do Thượng đế (hay Đức Chúa trời) sáng tạo ra, thậm chí còn cho rằng "...Thượng đế trong vòng 6 ngày sáng tạo ra Nhật Nguyệt Tinh Tú Địa Cầu, điều này chỉ có thể nói rõ cái chính sách ngu dân của tôn giáo" (Trích : Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ). Với những cống hiến vĩ đại của khoa học, nhất là khoa học của thời đại nguyên tử, chân tướng vũ trụ hay những bí ẩn của vũ trụ xưa nay đã dần được làm sáng tỏ, cho con người cái "Vũ trụ quan", "Thế giới quan" tích cực. Và điều có ý nghĩa ấy như ý kiến của một nhà khoa học khi cho rằng "Việc phân tích được nguyên tử và các phát hiện mới của khoa học, đối với một số tôn giáo mà nói, chẳng khác gì bị một quả bom nguyên tử ném xuống vậy, lay động tận gốc cái nền móng lý luận Thượng Đế tạo vạn vật của những tôn giáo đó. Một ngoại lệ duy nhất, đó chính là Phật giáo..." (Trích: Phật pháp tại thời đại nguyên tử - La Vô Hư cư sỹ).

Tựu trung, Phật giáo là một tôn giáo có tính khoa học chính thống và có hệ tư tưởng bác học. Nếu ai còn nghi ngờ điều ấy thì hãy đọc lại nhận xét sau của một nhà khoa học "Phật pháp là trí tín, không phải là mê tín. Phật pháp là sản vật lý tri khách quan nhất bài trừ ngã chấp (chủ quan), là phá trừ ngu muội, áo giác và mê tín cho nhân loại! Có một số người nói Phật giáo là mê tín, đó chỉ là nhìn từ bên ngoài mà có sự ngộ nhận, Phật pháp trải qua một thời gian dài lưu truyền, không tránh khỏi pha tạp vào những nghi thức tín ngưỡng Quỹ Thần và một tôn giáo nào đó của bản địa..." (Trích: Phật pháp tại thời đại nguyên tử - La Vô Hư cư sỹ).

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm