Thứ tư, 03/03/2021, 16:37 PM

Lý giải của Phật giáo về người tự tử

Nguyên nhân của tự tử là do lòng tham ái, chấp ngã, sống thiếu chánh niệm, hoặc sâu xa hơn là do các nghiệp nhân bất thiện đã tạo ra trong quá khứ. Được làm thân người là một diễm phúc vô cùng lớn, một khi bị mất đi thì không biết đời nào mới được sinh làm người trở lại.

Thực trạng tự tử ngày càng tăng cao

Có một chuyện kể trong Phật giáo như sau, có một vị tăng nhân cứu được mạng sống của một người thanh niên tự sát. Người thanh niên sau khi tỉnh dậy, nói với vị tăng nhân: “Cảm ơn đại sư, nhưng xin ngài đừng phí sức cứu tôi bởi vì tôi đã quyết định không sống nữa rồi. Hôm nay cho dù không chết thì ngày mai tôi cũng vẫn chết”.

Vị tăng nhân thở dài nói: “Ta thực sự không ngăn cản được ngươi tìm đến cái chết, nhưng ta muốn hỏi ngươi là, các khoản nợ của mình, ngươi đã trả hết chưa?”. Người thanh niên cảm thấy rất kỳ quái: “Tôi mặc dù gia cảnh bần hàn, nhưng cũng vẫn còn được ăn no mặc ấm chứ chưa từng vay mượn của ai cái gì”.

Vị tăng nhân chậm rãi nói: “Thân thể của ngươi là mượn từ cha mẹ ngươi cho nên ngươi thiếu cha mẹ ngươi một khoản nợ. Cái mà ngươi ăn, mặc là mượn từ trời đất núi sông cho nên ngươi thiếu trời đất núi sông một khoản nợ. Tri thức và trí tuệ của ngươi là đến từ thầy cô giáo cho nên ngươi thiếu họ một khoản nợ. Kỳ thực, đời người ai cũng thiếu nợ nhiều lắm, ngươi đã hoàn trả hết chưa?”.

Lạm dụng các chất kích thích là nguyên nhân xếp hàng thứ hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tự tử. Nếu một người biết tuân thủ giới không sử dụng các chất kích thích mà Đức Phật đã chế định thì sẽ giảm đi rất nhiều các nguy cơ dẫn đến tự tử.

Lạm dụng các chất kích thích là nguyên nhân xếp hàng thứ hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tự tử. Nếu một người biết tuân thủ giới không sử dụng các chất kích thích mà Đức Phật đã chế định thì sẽ giảm đi rất nhiều các nguy cơ dẫn đến tự tử.

Linh hồn những người tự tử sau khi chết thường khó siêu thoát

Người thanh niên hoảng sợ nói: “Nếu nói như ngài thì quả thực tôi còn thiếu nợ nhiều người lắm. Nhưng làm thế nào tôi mới trả hết được?”. Vị tăng nhân cười rồi nói: “Điều này nào có khó khăn gì, chỉ cần hai chữ là đủ”.

Người thanh niên vội vàng nói: “Xin đại sư chỉ điểm giúp ạ!”. Vị tăng nhân nhẹ nhàng nói: “Chỉ cần hiểu hai chữ “quý trọng” mà thôi”. Người thanh niên trầm tư một lát rồi bái lạy vị tăng nhân và vui vẻ bước đi.

Nhưng trong cuộc sống không phải tất cả mọi người đều được “cứu sống” giống như người thanh niên trong chuyện.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có hơn 1.500.000 người tự tử, và tự tử đứng hàng thứ 10 trong số những nguyên nhân dẫn đến tử vong trên thế giới. Đặc biệt, đối với độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn dưới 35 tuổi, tự tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Hiện tượng tự tử đã xảy ra từ thời xa xưa, và trong thời đại ngày nay, tỷ lệ tử vong lại ngày càng tăng cao.

Mới đây nhất các bác sĩ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tự tử bằng Paraquat (thuốc diệt cỏ) những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Trong năm 2016 Trung tâm đã tiếp nhận 450 ca ngộ độc Paraquat, trong đó có tới 70% số ca tử vong(khoảng 300 trường hợp).

Đa số các bệnh nhân bị ngộ độc do tự tử, tỷ lệ tử vong rất cao (70-90%), chỉ một phần rất ít do tai nạn lao động (phun thuốc) hay ảnh hưởng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Đa số các trường hợp bị ngộ độc trong độ tuổi lao động, nhiều trường hợp ngộ độc do ghen tuông, bị hiểu lầm, có trường hợp chồng ép vợ uống…

Đức Phật dạy rằng: 'Thân người khó được'. Được làm thân người là một diễm phúc vô cùng lớn, một khi bị mất đi thì không biết đời nào mới được sinh làm người trở lại.

Đức Phật dạy rằng: "Thân người khó được". Được làm thân người là một diễm phúc vô cùng lớn, một khi bị mất đi thì không biết đời nào mới được sinh làm người trở lại.

Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh

Đức Phật dạy rằng: "Thân người khó được"

Ở góc độ tâm lý, theo nhà tâm lý học người Mỹ, Edwin Shneidman, tự tử là hành động tự làm tổn thương, cố ý chấm dứt sinh mạng của bản thân. Tự tử không phải là một chứng bệnh, không phải là do sự bất bình thường về mặt sinh học, không phải là một hành vi phạm pháp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử như: các chứng bệnh về tâm lý, những rối loạn tinh thần; lạm dụng các chất kích thích; bị mắc phải các chứng bệnh nan y, bị khuyết tật hoặc bị mất khả năng vận động do tai nạn đột ngột gây ra; những tác nhân thuộc về môi trường xã hội như bị người yêu chối bỏ, bị thầy cô giáo phạt, bị bạn bè trêu chọc, bị quấy rối, bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng hiếp, bị cha mẹ trách mắng, bị mất cha hay mẹ, cha mẹ ly hôn, bị mất việc, bị sạt nghiệp, bị vỡ nợ, bị phản bội… Như vậy, người tự tử có rất nhiều lý do mà đối với họ là chính đáng để chấm dứt cuộc đời mình.

Nhưng ở góc độ Phật giáo, dường như hành vi này không được nhìn nhận một cách đơn giản như vậy, mà phải soi chiếu dưới góc độ động cơ, yếu tố tâm lý bên trong, chứ không đơn giản dựa vào những biểu hiện bên ngoài.

Theo tác giả Quảng Trí trong bài viết “Vấn đề tự tử nhìn từ góc độ tâm lý học & Phật học” đăng tải trên báo Giác ngộ thì trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng: "Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nói năng và hành động với tâm thanh tịnh thì sự an lạc sẽ theo ta như bóng không rời hình. Nói năng và hành động với tâm ô nhiễm thì sự khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo chân con vật kéo".

Nguyên nhân của tự tử là do nhiều lòng tham ái, do chấp ngã, sống thiếu chánh niệm, hoặc sâu xa hơn là do các nghiệp nhân bất thiện đã tạo ra trong quá khứ.

Nguyên nhân của tự tử là do nhiều lòng tham ái, do chấp ngã, sống thiếu chánh niệm, hoặc sâu xa hơn là do các nghiệp nhân bất thiện đã tạo ra trong quá khứ.

Nguyên nhân, phương pháp loại trừ 'Tự tử' theo quan điểm Phật giáo

Do vậy, đánh giá tính chất của hành động tự tử cũng dựa theo nguyên tắc này. Theo tác giả Quảng Trí, bên cạnh những người chịu hy sinh thân mạng của mình để đem lại an vui, hạnh phúc vì số đông, cho tập thể như hình ảnh các vị tu sĩ Phật giáo Việt Nam đã tự thiêu trong năm 1963 nhằm đòi lại sự công bằng, tự do và bình đẳng cho tín đồ Phật giáo nói riêng và nhân dân Việt Nam được mọi người ca tụng, thì hầu hết những người tự tử đều mang tâm trạng khổ đau cùng cực, đều hoang mang, lo sợ.

Họ tự tử không phải vì muốn chết mà là muốn trốn chạy khổ đau trong hiện tại. Tự tử đối với họ xem như là một lối thoát, một giải pháp cho tình cảnh bế tắc của bản thân. Hành động này hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của đạo Phật.

Về nguyên nhân đưa đến tự tử, tất cả các trường hợp tự tử với tâm trạng bi quan, tiêu cực đều là do họ bị lâm vào tình cảnh khổ đau cùng cực, không còn lối thoát nào khác. Khổ đau ấy có thể do mong cầu mà không được toại ý; do không làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã dẫn đến hành động nông nổi; do tự ái cá nhân quá cao nên khi bị người khác xem thường, khinh bỉ, khước từ hoặc làm nhục thì bị hụt hẫng, bị sốc cho nên tìm đến cái chết; hay là do lối sống trụy lạc, dẫn đến bị nghiện ngập; cũng có thể là do các chứng bệnh nan y giày vò thể xác lẫn tinh thần; hoặc bị các chứng bệnh tâm lý như là: bị stress nặng, bị trầm cảm nghiêm trọng, bị sang chấn tâm lý…

Như vậy, đứng về góc độ Phật giáo, có thể kết luận nguyên nhân của tự tử là do nhiều lòng tham ái, do chấp ngã, sống thiếu chánh niệm, hoặc sâu xa hơn là do các nghiệp nhân bất thiện đã tạo ra trong quá khứ. Đức Phật dạy rằng: "Thân người khó được". Được làm thân người là một diễm phúc vô cùng lớn, một khi bị mất đi thì không biết đời nào mới được sinh làm người trở lại. Dẫu biết rằng tấm thân năm uẩn này là giả tạm, nhưng cần phải nương vào thân này, dùng thân này làm phương tiện để tu thân hành thiện, để tịnh hóa thân tâm và tu tạo các công đức. Nếu hủy diệt thân này thì biết lấy gì để làm phương tiện tu tập.

Chính vì vậy mà Đức Phật đã chế giới không sát sanh, trong đó quan trọng nhất là không được giết hại sinh mạng con người. Nếu ai phạm vào giới này thì xem như là người bỏ đi, vì họ không còn chút từ tâm, không có lòng trắc ẩn, không còn có cơ may chuyển hóa.

Tự tử có giúp giải thoát nghiệp duyên khổ đau ngang trái

tu-tu-duoi-goc-nhin-phat-giao-095821

Sống "ít ham muốn, biết vừa đủ"

Nói về đóng góp của Phật giáo cho việc giải quyết vấn nạn tự tử, tác giả Quảng Trí nhận định, chúng ta dễ dàng nhận thấy năm giới căn bản của Phật giáo (không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối trá, không dùng các chất kích thích) góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ dẫn đến tự tử. Trong đó, trực tiếp nhất là giới không sát sinh và không dùng các chất kích thích.

Như trên chúng ta đã thấy, lạm dụng các chất kích thích là nguyên nhân xếp hàng thứ hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tự tử. Nếu một người biết tuân thủ giới không sử dụng các chất kích thích mà Đức Phật đã chế định thì sẽ giảm đi rất nhiều các nguy cơ dẫn đến tự tử. Đối với giới không sát sinh cũng thế, nếu mọi người đều tuân thủ giới không sát sanh thì sẽ không xảy ra tự tử, vì ai cũng biết trân quý thân mạng, không nỡ hại người, hại mình.

Còn vấn đề trộm cắp, quan hệ tình dục bất chính, nói những lời dối trá, thêu dệt, xuyên tạc sự thật cũng có thể xem là những tác nhân gián tiếp dẫn đến tự tử. Nếu như tuân thủ giới không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối trá thì có nghĩa là chúng ta đã hạn chế được các tác nhân gián tiếp ấy.

Giải quyết vấn đề khó khăn bằng cách chạy trốn, bằng cách tự tử không phải là một giải pháp hay. Đức Phật khuyên mọi người nên đối diện với hiện thực cuộc sống, đối diện với những khó khăn, những khổ đau của mình để tìm ra giải pháp giải quyết một cách triệt để chứ không nên trốn chạy. Tự tử không giảiquyết được vấn đề.

Nếu sự khổ đau ấy là do nghiệp nhân chúng ta đã tạo trong quá khứ, bây giờ phải trả quả thì trốn chạy không phải là cách tốt, vì chỉ có thể trốn chạy một lần chứ không thể trốn chạy mãi được, chi bằng chúng ta đối diện với quả khổ ấy để rồi tìm cách chuyển hóa, như thế mới có cơ may chuyển được nghiệp khổ. Đấy là chưa kể khi tự tử, do cận tử nghiệp không tốt nên khiến cho người tự tử rất dễ bị đọa lạc vào những chốn khổ đau, u tối.

Một chủ vườn uống thuốc sâu tự tử sau vụ hàng trăm gốc đào tại 11 vườn bị phá hoại

'Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nói năng và hành động với tâm thanh tịnh thì sự an lạc sẽ theo ta như bóng không rời hình. Nói năng và hành động với tâm ô nhiễm thì sự khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo chân con vật kéo'.

"Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nói năng và hành động với tâm thanh tịnh thì sự an lạc sẽ theo ta như bóng không rời hình. Nói năng và hành động với tâm ô nhiễm thì sự khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo chân con vật kéo".

Lối sống "ít ham muốn, biết vừa đủ" cũng là một phương pháp tích cực để ngăn ngừa các tác nhân dẫn đến nguy cơ tự tử. Một khi con người biết áp dụng lối sống ít ham muốn, biết vừa đủ thì sẽ ít mong cầu, không chạy theo những thú vui trần tục, không bị những khoái cảm của các giác quan sai khiến, nhờ vậy mà cuộc sống được thăng bằng hơn, ít đau khổ hơn. Càng nhiều ham muốn thì càng đau khổ nhiều, ít ham muốn thì sẽ ít khổ đau.

Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp một người mắc chứng bệnh nan y rất đau đớn và không thể sống vì việc điều trị không mang lại kết quả, họ đưa ra yêu cầu được giúp đỡ chết (bằng cách dừng máy thở, tiêm thuốc…) thế thì đây có phải là tử tự không và có phải là một tội lỗi khi chấm dứt mạng sống của mình hay không. Nói về vấn đề này, quan điểm của Phật giáo Tây Tạng cũng có sự tranh luận.

Có ý kiến cho rằng người ta nên tiếp tục chữa trị để giữ mạng sống cho người đó vì tuy họ muốn chết trước thời hạn do không chịu đựng nổi sự đau đớn ngay trong đời này, nhưng họ đâu biết rằng nỗi khổ đau ấy họ vẫn phải đối mặt trong đời sau, vì thế, tốt hơn hết nên giúp họ điều trị.

Theo quan điểm khác thì việc sử dụng máy móc để kéo dài mạng sống của một người không còn cơ may lành bệnh là điều vô lý và hãi hùng. Khi sử dụng máy móc mà không có hy vọng hồi phục cho người bệnh, thì chấm dứt việc điều trị bằng máy không phải là tội ác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Xem thêm