Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/02/2020, 16:10 PM

Nguyên nhân, phương pháp loại trừ 'Tự tử' theo quan điểm Phật giáo

Tự tử và giết người cũng là tội như nhau. Tự sát cũng là giết người, mà giết chính mình. Quả báo đều phải xuống địa ngục. Bạn nghĩ đời khổ quá, chán đời quá, chết đi cho hết khổ. Nhưng mà tự sát thì không hết khổ, chết rồi, cái khổ lại còn khổ hơn.

 > Quan niệm của Phật giáo về hành động tự tử, tự sát

Ngày nay tự tử đang là vấn đề nóng của xã hội, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới. Thế giới ngày càng phát triển, hiện đại, tiện nghi thì con người lại phải đối diện với nhiều áp lực đến từ mọi thứ xung quanh. Trước những khó khăn đó, nhiều người không thể vượt qua được nên đã chọn con đường tự tử để chấm dứt tất cả. Dưới góc nhìn của đạo Phật, tự tử có phải là hết? Lấy cái chết để giải quyết vấn đề có phải là phương pháp đúng đắn?

Ngày nay tự tử đang là vấn đề nóng của xã hội, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới.

Ngày nay tự tử đang là vấn đề nóng của xã hội, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới.

Tình trạng vấn đề tự tử trên thế giới

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 40 giây, trên thế giới lại có một người tìm cái chết bằng cách tự tử. Đặc biệt, tại các nước công nghiệp phát triển như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada tỷ lệ tự tử và số người có ý định tự tử ngày càng gia tăng. Những trường hợp tự tử xảy ra ở nhiều nơi và thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Nhật Bản – một nước có thu nhập bình quân đầu người cao, cuộc sống của người dân không phải là khó khăn nhưng đây lại là quốc gia có số người tự tử lớn trên thế giới. Ở Nhật Bản có cả một khu rừng tự tử.

Năm 2019, Hàn Quốc đã chứng kiến sự ra đi của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở tuổi đời còn rất trẻ. Còn ở Việt Nam, tháng 04/2018, nam học sinh lớp 10 ở TP. Hồ Chí Minh tự tử bằng cách nhảy từ tầng cao. Tháng 07/2018, ở Nghệ An có hai trẻ vị thành niên đăng tin lên mạng vĩnh biệt người thân rồi vào rừng ăn lá ngón tự tử. Nhìn chung, tình trạng tự sát quyên sinh đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự sát như: căng thẳng trong các mối quan hệ, trầm cảm, mệt mỏi, áp lực cuộc sống hoặc để trốn tránh tội lỗi đã gây ra…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự sát như: căng thẳng trong các mối quan hệ, trầm cảm, mệt mỏi, áp lực cuộc sống hoặc để trốn tránh tội lỗi đã gây ra…

Nguyên nhân sâu xa khiến nhiều người tìm đến tự tử

Một câu hỏi đặt ra, điều gì đã thôi thúc một người đi đến quyết định tiêu cực là tự tử? Tại sao những bạn trẻ mới chỉ 15, 16 tuổi hay những người rất thành đạt, có học thức, địa vị trong xã hội, những con người đang ở đỉnh cao của tiền tài, danh vọng lại tự tử?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự sát như: căng thẳng trong các mối quan hệ, trầm cảm, mệt mỏi, áp lực cuộc sống hoặc để trốn tránh tội lỗi đã gây ra… Tất cả những nguyên nhân trên đều tựu chung lại là do đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng,… từ trong tâm thức. Trong tâm họ quá đau khổ không thể tìm ra lối thoát. Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Tại sao người ta phải tự tử, quyên sinh như vậy? Bởi người ta không hiểu được cái tâm này, không làm chủ được nó. Tại sao trước khó khăn chúng ta gục ngã, không đứng dậy được, không vượt lên được? Là vì mình không làm chủ được cái tâm này. Không biết nó thế nào, nó bảo sao mình phải làm vậy, mình là nô lệ cho cái tâm này của mình. Nó buồn là mình phải buồn, nó cho vui là mình được vui, nó bảo chán đời là mình phải chán đời. Đó là cái tâm của mình”.

Tự tử không giải quyết được nhân quả của mình, không giải quyết được tội lỗi của mình.

Tự tử không giải quyết được nhân quả của mình, không giải quyết được tội lỗi của mình.

Nguyên nhân của việc tự tử là bởi chúng ta không hiểu được bản thân mình. Chính vì không hiểu về tâm dẫn đến không kiềm chế được cảm xúc, tâm tư, tình cảm chính mình mà sinh ra những áp lực, mệt mỏi, không thể tìm ra lối thoát dẫn đến tự tử.

Quả báo của tự tử theo góc nhìn đạo Phật

Trong nhiều bài kinh Đức Phật dạy, chúng sinh nào tạo tội sát sinh thì có nhân quả đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh (kinh Nghiệp Báo Của Nghiệp Giết – Tương Ưng II, chương 8, phẩm 1, phần Đống xương; kinh Người Sinh Làm Nữ Dạ Xoa trích kinh Pháp Cú…). Trong năm điều đạo đức của người Phật tử tại gia, Đức Phật dạy không sát sinh, không giết hại sinh mạng của chúng sinh. Với quan điểm của đạo Phật tự sát cũng là một việc sát sinh, đó là giết hại chính thân mạng của mình.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Tự tử không giải quyết được nhân quả của mình, không giải quyết được tội lỗi của mình. Các con phải rõ lý này. Các con tạo tội xong các con sợ tội, các con buồn khổ vì tội, các con đi tự tử bảo là hết tội, chết là hết tội. Không có chuyện chết là hết tội. Nếu các con đã tạo tội, tạo ra nghiệp ác rồi thì chết các nghiệp ấy vẫn đi theo các con và sang kiếp sau nó vẫn trổ ra, các con vẫn trả nghiệp, trả ác, trả tội như thường và người ta nói còn nặng hơn”.

Chúng ta xuất hiện ở đời này là một điều kỳ diệu và rất đáng trân quý. Nếu tất cả chúng ta, ai cũng nghĩ rằng mình chỉ còn được sống một ngày hôm nay thôi, ngày mai mình không được sống nữa rồi, thì mình thấy thế nào?

Chúng ta xuất hiện ở đời này là một điều kỳ diệu và rất đáng trân quý. Nếu tất cả chúng ta, ai cũng nghĩ rằng mình chỉ còn được sống một ngày hôm nay thôi, ngày mai mình không được sống nữa rồi, thì mình thấy thế nào?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh: “Tự sát và giết người cũng là tội như nhau. Tự sát cũng là giết người, mà giết chính mình. Quả báo đều phải xuống địa ngục. Bạn nghĩ đời khổ quá, chán đời quá, chết đi cho hết khổ. Nhưng mà tự sát thì không hết khổ, chết rồi, cái khổ lại còn khổ hơn”. Y cứ theo những lời dạy của Đức Phật chúng ta biết rằng người tự tử sẽ chịu quả báo rất đau khổ. Vì vậy, tất cả những ai đang có tư tưởng muốn tự tử hãy thay đổi quan điểm chết là hết, chết cho nhẹ người để không phải chịu quả báo khổ cho mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Giải pháp để ngăn chặn việc tự tử theo phương pháp của đạo Phật

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho rằng: “Chúng ta xuất hiện ở đời này là một điều kỳ diệu và rất đáng trân quý. Nếu tất cả chúng ta, ai cũng nghĩ rằng mình chỉ còn được sống một ngày hôm nay thôi, ngày mai mình không được sống nữa rồi, thì mình thấy thế nào? Mình phải trân quý sự sống từng phút, từng giây! Sống làm sao cho có ý nghĩa nhất, sống làm sao đẹp nhất, làm được việc gì tốt đẹp nhất cho đời”. Mạng sống của chúng ta thật đáng quý, một khi đã mất đi mạng sống không biết bao giờ có lại được. Nếu mỗi chúng ta ai cũng biết được điều này thì sẽ sống tốt, sống có ý chí, sống phấn đấu mà không rơi vào bi quan tiêu cực dẫn đến việc tử tự.

Có hai phương pháp để không rơi vào tình trạng muốn tự sát. Từ hai phương pháp này, mỗi chúng ta đều nên áp dụng để không phải rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan ấy.

Cuộc sống nếu có bế tắc cũng đừng bao giờ nghĩ đến tự sát, mà các con hãy nhẫn chịu để vượt qua.

Cuộc sống nếu có bế tắc cũng đừng bao giờ nghĩ đến tự sát, mà các con hãy nhẫn chịu để vượt qua.

Nếu tự tử vì không chịu được áp lực cuộc sống thì hãy nhẫn chịu để vượt lên khó khăn

Bên cạnh việc thay đổi những thói quen xấu, tạo lập một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao thì mỗi người nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng. Người có tâm lý vững vàng sẽ là người đối diện được với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Theo quan điểm của đạo Phật, Đại đức Thích Trúc Thái Minh dành lời khuyên: “Cuộc sống nếu có bế tắc cũng đừng bao giờ nghĩ đến tự sát, mà các con hãy nhẫn chịu để vượt qua.

Mà không phải một năm, có khi ba năm, năm năm, mười năm nhẫn chịu; nhưng mình vẫn sống, vẫn rèn luyện những phẩm chất tốt vẫn được. Cho nên đối với đạo Phật tuyệt đối không được tự sát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ nghĩ đến tự sát và không được tự sát. Tự sát là một tội rất lớn và đều bị đọa lạc cả”. Chúng ta biết rằng, nhẫn là một trong những bí quyết để cắt bỏ suy nghĩ tự sát. Nếu thực hành chữ “nhẫn” đúng theo tinh thần của nhà Phật sẽ giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh trước mọi việc.

Đối với đạo Phật tuyệt đối không được tự sát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ nghĩ đến tự sát và không được tự sát.

Đối với đạo Phật tuyệt đối không được tự sát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ nghĩ đến tự sát và không được tự sát.

Tự tử bắt nguồn từ tâm – hiểu về tâm để giải quyết cái khổ từ tâm

Mọi việc trên đời đều bắt nguồn từ tâm. Chúng ta hiểu rằng, nếu tâm ta mát mẻ, an vui thì cuộc sống cũng mát mẻ an vui. Tâm của ta nóng nực, bực bội thì cuộc sống cũng tương đồng như thế. Nên việc quan trọng nhất của chúng ta cần làm để có một nguồn tâm mạnh mẽ chính là tìm hiểu, rèn luyện tâm mình. Sau khi rèn luyện chúng ta sẽ làm chủ được nó, từ đó diệt trừ được những tâm bất thiện chán đời, tuyệt vọng ở trong suy nghĩ của mình.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Bao năm qua con người ta chạy ra bên ngoài, khám phá thế giới vật chất bên ngoài, khám phá xã hội bên ngoài quên mất chính mình, quên đi chủ nhân của cái khám phá này. Đến bây giờ bắt đầu thức tỉnh quay về khám phá lại chính mình. Xem mình là gì, ta là cái gì? Ta là chủ nhân của thế giới này. Ta là trung tâm của thế giới này. Các bạn nhớ có các bạn mới có thế giới này của các bạn, không có các bạn là không có thế giới này của các bạn đâu, cả thế giới này mất đi cùng các bạn luôn. Vậy ta phải tìm hiểu chính mình, mà tìm hiểu chính mình là quay về tìm hiểu tâm mình. Tâm mới là chủ nhân cuộc sống của chúng ta”.

Bên cạnh đó, để giải tỏa căng thẳng, giảm stress, Đại đức cũng khuyên chúng ta nên học một khóa về thiền. Bởi vì thiền sẽ làm cho tâm trở về bình lặng, bình tĩnh trước mọi vấn đề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cãi thắng người mình thương nghĩa là chưa thương người mình thắng

Góc nhìn Phật tử 09:30 15/04/2024

Trong những cuộc cãi cọ, không phải lúc nào ta cũng muốn chiến thắng. Nhưng đôi khi, trong cuộc tranh luận, có những lúc không thể tránh khỏi việc phải giành chiến thắng, dù đó là người mình yêu thương.

Đi qua chênh vênh

Góc nhìn Phật tử 16:19 14/04/2024

Xem lại những tấm hình đã cùng tôi đi qua 1/4 thế kỷ, lúc còn là một cô nữ sinh phổ thông dáng gầy còm, điệu đà và ít cười, ít nói.

May mắn hiểu được nghiệp

Góc nhìn Phật tử 11:30 14/04/2024

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Gặp được Phật pháp là một phước duyên của đời người. Vì nhờ gặp được Phật pháp mà ta có cơ hội học được những điều hay lẽ phải giúp ta sống tốt hơn.

Cách chế ngự hôn trầm và ngủ gục

Góc nhìn Phật tử 12:34 13/04/2024

Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường.

Xem thêm