Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/12/2023, 17:00 PM

Ma oan nghiệt nhiều đời là gì?

Ta thường nghe nói “oan oan tương trái”, tức những nợ nần với nhau nhiều đời. Chữ nghiệt là nghiệt ngã, làm cho mình đau khổ.

Ma oan nghiệt nhiều đời chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Nghiệp chướng thì ai cũng có.

Nhưng nghiệp là gì?

Là năng lực do thân khẩu ý của mình tác động, khi đối duyên xúc cảnh nó bị bó buộc lại thành năng lực gọi là nghiệp.

Từ đó, nó hướng dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử.

Nói nghiệp chướng nhiều đời của ta tức là loại ma oan nghiệt này.

Chúng sanh bị lẩn quẩn trong luân hồi là do loại ma oan nghiệt này dẫn.

Lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa, sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân, si, ái mà kết thành những oan gia.

Loại ma oan nghiệt này tất cả chỉ do hành động tạo tác của chúng ta. Cũng từ tâm không sáng suốt, cho nên khi tiếp duyên xúc cảnh khởi những niệm lăng xăng điên đảo, rồi tạo nghiệp tiếp nối, nhân quả trả vay.

Từ thân, miệng, ý không làm chủ được, nên bị nó tác động gây thành nghiệp, dẫn đi mãi trong luân hồi.

Nguyên nhân chính là do mình cố chấp.

Trong cuộc sống hàng ngày khi đối duyên tiếp cảnh, gặp những chuyện bực bội, nóng nảy khởi lên, ngay lúc đó ta cần phải tỉnh táo, buông bỏ đừng lao theo thì sẽ làm chủ được loại ma này.

Nếu lúc ấy mình giữ được tâm bình lặng như như, thì những tác động từ bên ngoài sẽ không làm gì được.

Nếu tâm đã yên thì cảnh bên ngoài không làm gì được.

Đó là mình đã làm chủ. Nếu mình làm chủ được tức là đang tu thiền.

Bởi vì thiền căn cứ từ tâm, nên nói thiền là nói tâm.

Tâm vốn thanh tịnh, lặng lẽ như như.

Khi chúng ta sống được với tâm, thì dù thiên ma, vạn quỷ cũng chẳng làm gì được mình.

Một niệm khởi lên mà buông được thì tỉnh táo, sáng suốt.

Quảng đời nghiệp chướng

297859306_1805713849779420_5512442690692232300_n

Một trăm, một ngàn hình ảnh bên ngoài khởi lên thì bên trong mình có cả trăm ngàn lực để buông, mà những lực đó cũng không có hình thức gì cả.

Đó là năng lực từ sức tỉnh do sống được với tâm.

Tóm lại ma này cũng từ tâm mình chưa sáng, là loại oan nghiệt của chính mình chứ không từ bên ngoài.

Từ chỗ chính mình không thật sự nhận ra, chưa sáng thì nói ma là một cách nói, vì nó làm trở ngại việc tu của mình nên nói nó là ma.

Từ đây mà biết rằng, nếu mình bất trung thì đó chính là loại ma oan nghiệt của mình.

Do chưa làm chủ được mà gây nên.

Nó không phải là cái gì của mình, không phải là cái gì của ai.

Khi hiểu rồi thì không còn đổ thừa nữa, lúc ấy có cơ hội nhắm thẳng vào gốc của nó mà bổ.

Ví dụ như mình lờ mờ, chưa nhận ra được vọng tưởng cho nên mình tạo khẩu nghiệp.

Bây giờ tỉnh táo sáng suốt, không chạy theo vọng tưởng cho nên mình muốn nói gì là đã làm chủ được khẩu nghiệp, do đó ma về khẩu nghiệp không có.

Đây là cách tu trực chỉ, rất giản dị.

Ví dụ lâu nay chúng ta nóng nảy nhưng xem kỹ thì đâu có gì là nóng đối với mình.

Chúng ta nghiệm đối với loại ma này, quay về pháp tu thiền tông theo sự chỉ dạy của Hòa thượng, một niệm dấy khởi mình phải buông cho được.

Tức là tập trung làm sao để mình không bị dẫn dắt ngược xuôi bên ngoài và cũng không có những tăm tối, lầm lẫn bên trong.

Không có những cái đó thì tuệ giác hiện tiền.

Tuệ giác hiện tiền thì định lực sung mãn. Đây là pháp tu định tuệ hiện tiền.

Chúng ta nói và làm trong sự tỉnh giác thì những gì chung quanh không tác động đến chúng ta được. Cho nên nói và làm không bị vướng, những suy nghĩ, tính toán, sắp đặt cũng không bị trở ngại.

Hằng ngày chúng ta sống được với tâm trong lặng ấy thì cảnh duyên bên ngoài cũng bình lặng nên thơ.

Ví như khi nhìn thấy cái hộp, cây bút… mọi vật đều yên theo bản vị của nó, mình nói sao nó cũng không cải. Bởi vì mỗi cái đã ở trong phần vị, chức năng, khuôn thước mà người đời sắp đặt cho nó rồi. Tự mỗi thứ không có cái nào chống trái với cái nào và cũng không có cái nào cãi lại mình cả.

Bây giờ chúng ta muốn truy nguyên, cái hộp này có từ vọng tưởng hay từ sự tỉnh táo của mình.

Nếu không tỉnh thì sẽ phân tích cái hộp của Nhật làm tốt hơn của Mỹ hay của Việt Nam v.v…

Cái hộp này mình thảy ngoài kia hay bỏ trong tủ vàng nó cũng không nói gì.

Sở dĩ có vấn đề là do tâm mình, không phải tâm thật mà những nghĩ ngợi tính toán phân biệt của tâm vọng.

Nếu chúng ta sử dụng được thật tâm thì rỗng rang sáng suốt, không hề nghĩ ngợi tính toán. Biết nó là duyên hợp, mọi vật từ sự chế tạo của con người mà có hình thức và tác dụng như thế.

Mỗi pháp mỗi pháp hãy để nguyên bản vị của nó, đừng phân tích chia chẻ, thấy chỉ biết thấy, chớ động đến, cả hai không dính nhau thì được an lạc.

Ma oan nghiệt cũng có từ sự ăn mặc, ngủ nghỉ, quan hệ bà con quyến thuộc, sống chết, danh vị, tiền tài…

Nếu không làm chủ được thì nợ nần chồng chất.

Làm chủ được thì tức thời ngay đó an lạc.

Còn cứ dong ruổi ngược xuôi, vướng mắc rồi oan nghiệt.

Như trong kinh Phật nói tám thứ khổ trong đời: sanh, lão, bệnh, tử, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh cũng từ oan nghiệt này mà ra.

Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có đức tướng Như Lai, tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành thì dù người thân hay sơ, nếu nhìn về mặt bản thể thì đều là Phật sẽ thành.

Nhìn thông suốt, sống được như vậy thì sẽ không có vấn đề gì.

Trong giới Bồ-tát có dạy người đã giết cha giết mẹ mình mà mình vẫn không báo thù.

Bởi vì lấy ân báo oán thì oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán thì cừu hận chất đầy.

Báo thù là không đúng với tinh thần Bồ-tát đạo.

Đến đây e có nhiều người hiểu lầm, nếu như vậy là bất hiếu.

Nhưng suy cho cùng, lấy oán báo oán được lợi ích gì, bao nhiêu oan trái sẽ kéo theo mãi không dừng.

Vì vậy, nói đến chỗ chí đạo thì phải buông bỏ như vậy.

Tâm mà không oan nghiệt thì tất cả mọi người đều là Phật.

Đã là Phật thì không có oan nghiệt gì với nhau cả. Sung sướng biết bao nhiêu.

Người tu Phật hiểu được điều đó rồi thì rất sợ nhân quả.

Sợ từng nhân nhỏ, từng ý niệm.

Người biết sợ, biết chuẩn bị như thế thì cuộc đời sẽ có nhiều tốt đẹp.

Nếu nhân quả được dàn dựng rõ ràng thì dù không có ông thánh nào hiện diện tuyên dương chánh giáo nhưng thực sự đó là thời chánh pháp, thời đại sáng suốt, tốt đẹp.

Cuộc đời này cứ quay qua quay lại, rồi thêm thắc những dây mơ rễ má để thành nợ nần, oan nghiệt với nhau.

Nếu gở ra được thì an ổn, chứ không nói là chứng đạo, sáng đạo hay gì gì cả.

Một ngày sống một ngày tu, sự hiện diện của mình đều là an ổn.

Trong điều một nói về ma oan nghiệt, chúng ta thấy quanh quẩn trong phạm vi lầm tạo những nghiệp như chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa, sát, đạo, dâm, vọng.

Tức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nhân bất sát sanh, nghĩa bất thâu đạo, lễ bất tà dâm, trí bất ẩm tửu, tín bất vọng ngữ.

Người ta thường nói mẫu mực cho đời sống là nhân nghĩa. Người tu thiền dù tu lâu, hay mới tu mà tránh được loại ma oan nghiệt này là người nhân nghĩa bậc nhất.

Giả dụ ngoài thế gian có những người không hề học Phật, không hề tu hành, không hề đi chùa, nhưng nhân nghĩa sáng ngời thì đó là bậc Bồ-tát, một con người mẫu.

Tóm lại để trị loại ma này thì phải tu tâm, mà tu tâm là tu thiền, tu thiền là sống lại với đạo.

Nói thiền cũng là nói tâm, nói tâm cũng là nói đạo.

Nói đạo tức là đạo lý mà chúng ta đang học, đang tu hành.

Đối với loại ma này, thiền sinh chúng ta cần phải biết mặt mày nó rõ ràng. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta không kết nghiệp với bất cứ loại nào.

Đã không kết nghiệp với chúng thì ta là người đầy đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Trừ được loại ma này thì chúng ta là người đầy đủ nhân nghĩa.

Xã hội rất cần những con người này.

Đạo Phật xây dựng con người từ hạ tầng. Học được tâm quay về, nhận và sống được với tâm.

Tâm là đạo, đạo tức là thiền, thiền là giải thoát.

Mình không cần nói mình là thiền sinh, không nói mình tu thiền nhưng đời sống của mình không vướng mắc gì cả, một cuộc sống tỏa khắp tức là thiền rồi.

Làm công tác mà không bị vướng mắc tức là thiền, thụ trai mà không vướng mắc tức là thiền.

Người được như vậy là sống trọn vẹn được với thiền, người đó là Thiền sư.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm